Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007-2008 môn : kỹ thuật công nghiệp - khối 12 - 45 số 1

doc3 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2007-2008 môn : kỹ thuật công nghiệp - khối 12 - 45 số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trường THPT Nguyễn trãi
----------------------------
Đề kiểm tra học kỳ ii năm học 2007-2008
 MÔN : KTNN - khối 12 - 45’ số 1
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD ...........................................STT.........
Mã đề thi : 823
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Nếu sau bữa ăn bắt vật nuôi làm việc ngay sẽ:
 A. ảnh hưởng đến khả năng thích nghi
 B. ảnh hưởng năng suất làm việc
 C. ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và năng suất làm việc
 D. ảnh hưởng quá trình trao đổi chất
2. Loại nước nào sau đây dùng cho vật nuôi sạch nhất?
 A. Nước giếng khoan, nước đã đun sôi	 B. Nước sông, nước giếng khơi
 C. Nước ao, nước hồ	 D. Nước giếng khơi, nước đã đun sôi
3. Mầm bệnh của bệnh dịch tả trâu, bò và bệnh gà toi gà Niucatxơn có điểm gì giống nhau?
 A. Phá huỷ đường tiêu hoá và da	 B. Phá huỷ đường tiêu hoá và tuí mật
 C. Phá huỷ đường tiêu hoá và hô hấp 	 D. Phá huỷ đường hô hấp và da
4. Khi xát chải da cho vật nuôi có tác dụng:
 A. Chú ý không để da bị trầy xước	 B. Dùng nước sạch để tắm
 C. Vật nuôi ngứa ngáy, kém ăn, chậm lớn	 D. Kích thích thần kinh, tăng cường trao đổi chất
5. Để nước dùng trong chăn nuôi đảm bảo sạch cần thực hiện theo các bước như thế nào?
 A. Tiêu độc nước -> Làm mất mùi vị -> Làm lắng cặn
 B. Tiêu độc nước -> Làm lắng cặn -> Làm mất mùi vị
 C. Làm lắng cặn -> Làm mất mùi vị -> Tiêu độc nước
 D. Làm mất mùi vị -> Tiêu độc -> Làm lắng cặn
6. Bệnh tích của bệnh toi gà Nicatxơn là gì?
 A. Dạ dày tuyến xuất huyết	 B. Cơ các mụn ở ngoài da
 C. Lợi có nốt loét	 D. Ruột cùng, ruột già có nốt loét
7. Khi vật nuôi làm việc, hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra như thế nào?
 A. Tiêu hoá giảm, trao đổi chất giảm	 B. Tiêu hoá tăng, trao đổi chất tăng
 C. Tiêu hoá giảm, trao đổi chất tăng	 D. Tiêu hoá tăng, trao đổi chất giảm
8. Khi vận chuyển vật nuôi cần chú ý điều gì?
 A. Không để vật nuôi sút cân, nhiễm bệnh	 B. Vật nuôi thường hay nhiễm bệnh trên đường đi
 C. Không để vật nuôi gầy yếu, sút cân	 D. Vật nuôi thường hay gầy yếu, sút cân
9. Để chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh, em có biện pháp gì?
 A. Chuồng nuôi phải bền vững	 B. Chuồng nuôi phải tận dụng được phân bón
 C. Đảm bảo sạch sẽ, khô ráo	 D. Thường xuyên dọn vệ sinh
10. Chuồng nuôi cần đảm bảo những yêu cầu gì?
 A. Đặt chuồng nơi thoáng, mát
 B. Đảm bảo sạch sẽ, khô ráo
 C. Thường xuyên dọn vệ sinh
 D. Thiết kế chuồng phù hợp với đặc điểm sinh lý vật nuôi
11. Có mấy loại miễn dịch?
 A. 3 loại 	 B. 2 loại 	 C. 5 loại	 D. 4 loại 
12. Khả năng lây lan của bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi như thế nào?
 A. Lây lan nhanh	 B. Lây lan chậm	 C. Không lây lan	 D. Có lây lan
13. Cung cấp nước cho vật nuôi cần chú ý?
 A. Khác nhau tuỳ vật nuôi, từng loại thức ăn
 B. Khác nhau tuỳ vật nuôi, thời tiết
 C. Khác nhau từng loại thức ăn, thời tiết
 D. Khác nhau tuỳ vật nuôi, từng loại thức ăn, thời tiết
14. Bệnh dịch tả trâu, bò thực trạng hiện nay như thế nào?
 A. Chưa được dập tắt	 B. Đã được dập tắt
 C. Đang phát triển ở một số tỉnh	 D. Đang phát triển mạnh
15. Em hãy xác định con đường xâm nhập của bệnh truyền nhiễm vào cơ thể vật nuôi?
 A. Đường tiêu hoá 	 B. Đường tim mạch 	 C. Đường tuần hoàn 	 D. Đường tiết niệu 
16. Độ ẩm không khí ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể vật nuôi?
 A. Làm hình thành vitamin D
 B. ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước của cơ thể
 C. ảnh hưởng đến sự tỏa nhiệt của cơ thể
 D. ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước và tỏa nhiệt của cơ thể
17. Các giai đoạn phát triển của bệnh truyền nhiễm là:
 A. Khởi phát -> toàn phát -> ủ bệnh -> cuối bệnh
 B. Toàn phát -> ủ bệnh -> khởi phát -> cuối bệnh
 C. ủ bệnh -> tiền phát -> toàn phát -> cuối bệnh
 D. ủ bệnh -> cuối bệnh -> toàn phát -> khởi phát
18. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể vật nuôi?
 A. Nhiệt độ quá thấp: Vật nuôi bị cảm lạnh
 B. Tăng cường hoạt động sống và quá trình sinh lý của cơ thể
 C. Nhiệt độ quá cao: Vật nuôi bị cảm nóng
 D. ảnh hưởng đến sự điều tiết thân nhiệt
19. Giai đoạn nào của bệnh truyền nhiễm chưa có biểu hiện gì ra bên ngoài?
 A. Giai đoạn khởi phát 	 B. Giai đoạn toàn phát 	 C. Giai đoạn ủ bệnh 	 D. Giai đoạn cuối bệnh 
20. Hình thức nào sau đây là loại miễn dịch nhân tạo?
 A. Tiêm thuốc chữa bệnh 
 B. Mẹ truyền kháng thể sang con 
 C. Tiêm vắc xin 
 D. Tự hình thành qua quá trình phát triển của cơ thể 
21. Hiện tượng cước chân ở vật nuôi có biểu hiện:
 A. Bệnh xảy ra vào mùa đông, chân sưng, tím bầm	 B. Bệnh xảy ra vào mùa hè, chân sưng, tím bầm
 C. Bệnh xảy ra vào vụ hè thu, chân sưng, tím bầm	 D. Bệnh xảy ra vào mùa thu, chân sưng, tím bầm
22. Thức ăn dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo yêu cầu?
 A. Khẩu phần ăn phải đủ lượng, đủ chất
 B. Không thối mốc, không lẫn những vật có hại
 C. Thức ăn cần được chế biến phù hợp với đặc điểm sinh lý vật nuôi
 D. Thức ăn cần được lựa chọn kỹ càng
23. Nước dùng trong chăn nuôi cần đảm bảo những yêu cầu:
 A. Đủ, sạch, không độc, không mang mầm bệnh	 B. Làm cho nước trong
 C. Mất mùi vị và tiêu độc	 D. Làm lắng cặn
24. Nguyên nhân gây nên bệnh chướng bụng đầy hơi ở trâu, bò? 
 A. Trâu, bò ốm không nhai lại 	 B. Thời tiết quá nóng 
 C. Chuồng nuôi chật, mật độ đông 	 D. Thời tiết quá lạnh 
25. Em đề ra biện pháp gì để vệ sinh chân móng cho vật nuôi?
 A. Chuồng sạch sẽ, khô ráo, đủ ánh sáng	 B. Chuồng sạch sẽ, chân móng bẩn phải rửa ngay
 C. Vật nuôi làm việc xong phải nắn bóp chân	 D. Chuồng rộng rãi có sân vận động cho vật nuôi
26. Nếu để da vật nuôi bị bẩn sẽ có hậu quả gì?
 A. Tắc các tuyến dưới da
 B. Tắc các tuyến ở dưới da, khả năng chống bệnh giảm
 C. Vật nuôi chậm lớn, kém ăn
 D. Vật nuôi khó chịu, kém ăn
27. Bệnh còi xương ở vật nuôi
 A. Bệnh do điều kiện thời tiết	 B. Bệnh do vi sinh vật gây nên
 C. Là bệnh truyền nhiễm	 D. Là bệnh không truyền nhiễm
28. Để thức ăn dùng cho vật nuôi đảm bảo vệ sinh, em đề ra biện pháp gì?
 A. Thức ăn không lẫn những vật có hại
 B. Thức ăn không thối hỏng, sương ướt
 C. Thức ăn không mang mầm bệnh
 D. Thức ăn phải được lựa chọn và chế biến phù hợp với sinh lý vật nuôi
29. Nguyên nhân nào gây nên bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi?
 A. Do vi rút	 B. Do vi sinh vật	 C. Do vi khuẩn	 D. Do vi sinh vật
30. Giai đoạn nào của bệnh truyền nhiễm bắt đầu có những biểu hiện ra bên ngoài.
 A. Giai đoạn toàn phát	 B. Giai đoạn cuối bệnh	 C. Giai đoạn ủ bệnh	 D. Giai đoạn tiền phát
31. Khả năng lây lan của bệnh không truyền nhiễm ở vật nuôi là
 A. Lây lan nhanh	 B. Có lây lan	 C. Lây lan chậm	 D. Không lây lan
32. Thế lào là khả năng miễn dịch của cơ thể vật nuôi?
 A. Là khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn 
 B. Là khả năng sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh 
 C. Là khả năng sinh ra hoóc môn chống lại mầm bệnh 
 D. Là khả năng tạo ra sản phẩm 
33. Nguyên nhân gây nên bệnh dịch tả trâu, bò là:
 A. Siêu vi trùng thuộc nhóm Myxovirut 	 B. Vi rút 
 C. Vi khuẩn 	 D. Siêu vi trùng 
34. Khi chế biến thức ăn cho vật nuôi cần chú ý:
 A. Phối hợp nhiều loại thức ăn
 B. Thức ăn phải được nấu chín
 C. Đúng kỹ thuật, phù hợp với đặc điểm sinh lý vật nuôi
 D. Thức ăn đảm bảo vệ sinh
35. Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm ?
 A. Ký sinh trùng	 B. Cước chân	 C. Chướng bụng đầy hơi	 D. Toi gà Niucatxơn
36. Bệnh nào sau đây là bệnh không truyền nhiễm?
 A. Dịch tả trâu, bò	 B. Ký sinh trùng	 C. Dịch tả lợn	 D. Lợn tai xanh
37. Giai đoạn nào của bệnh truyền nhiễm có triệu chứng đặc trưng.
 A. Giai đoạn ủ bệnh	 B. Giai đoạn cuối bệnh	 C. Giai đoạn toàn phát	 D. Giai đoạn tiền phát
38. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi là gì?
 A. Phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi.
 B. Ô nhiễm môi trường
 C. Dịch bệnh lây lan 
 D. ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân: sản phẩm chăn nuôi giảm sút
39. Em hãy xác định biện pháp chữa bệnh dịch tả trâu bò:
 A. Tiêm huyết thanh dịch tả trâu, bò từ 200-300ml trong 5 ngày, kết hợp cho uống chất chát, cho uống thêm lục thần thuỷ 
 B. Tiêm huyết thanh dịch tả trâu, bò từ 100-150ml trong 5 ngày, kết hợp cho uống chất chát, cho uống thêm lục thần thuỷ 
 C. Tiêm huyết thanh dịch tả trâu, bò từ 25-27ml trong 5 ngày, kết hợp cho uống chất chát, cho uống thêm lục thần thuỷ 
 D. Tiêm huyết thanh dịch tả trâu, bò từ 50-100ml trong 5 ngày, kết hợp cho uống chất chát, cho uống thêm lục thần thuỷ
40. Cho vật nuôi vận động có tác dụng gì cho cơ thể?
 A. Trao đổi chất giảm	 B. Chịu đựng được những thay đổi của khí hậu
 C. Tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn giảm	 D. Sức sản xuất giảm
 ------------------------------------------ Hết -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docMot so de kiem tra (5).doc