Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý 6 - Trường THCS Tân Hợp

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lý 6 - Trường THCS Tân Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN HỢP	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Họ và tên	 Môn: Vật lý 6 
Lớp Thời gian: 45’
Phần I. Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
1. Hai cốc thuỷ tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau ?
	a. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả vào đá
	b. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng
	c. Ngâm cả 2 cốc vào nước nóng
	d. Ngâm cả 2 cốc vào nước lạnh
2. Làm lạnh một lượng chất lỏng từ 100oC về 20oC. Cả khối lượng riêng của chất lỏng:
	a. Đều giảm	 b. Đều tăng
	c. Đều không ổn	d. Ban đầu giảm sau đó lại tăng
3. Khi nhiệt độ của một lượng khí trong quả cầu cao su tăng lên thì:
	a. Khối lượng khí giảm	
	b. Thể tích của khí tăng
c. Trọng lượng riêng của khí giảm, thể tích không thay đổi
d. Cả a và c đều xảy ra
4. Khi so sánh sự nở vì nhiệt của ôxi, hiđrô và cácbônic, có 4 ý kiến sau đây:
	a. Ôxi giãn nở vì nhiệt lớn nhất
	b. Hiđrô giản nỡ vì nhiệt lớn nhất
	c. Cácbônic giãn nở vì nhiệt lớn nhất
	d. Cả 3 khí giãn nỡ như nhau
5. Ở trạng thái nào nước có khối lượng riêng nhỏ nhất ?
	a. Rắn	b. Lỏng	c. Khí
	d. Khối lượng riêng của nước luôn không thay đổi
6. Khi lắp đường ray xe lửa, người ta phải đặt các thanh ray cách nhau một khoảng ngắn để:
	a. Dễ lấy thanh ray ra khi cần sửa chữa hoặc thay thế
	b. Dễ uốn cong đường ray
	c. Cả a và b
	d. Tránh hiện tượng 2 thanh ray đẩy nhau do giãn nở khi to tăng
7. Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng giãn nở vì nhiệt của ?
	a. Chất lỏng	b. Chất khí
	c. Chất rắn	d. Tất cả các chất
8. 59oF tương ứng với bao nhiêu độ Xenxiút (C) ?
	a. 27oC	b. 32oC	 c. 15oC	 d. 171oC
Phần II. Tìm từ đúng điền vào những chỗ trống sau:
9. a) Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ thuỷ tinh	
 b) Đông đặc và	 là 2 quá trình ngược nhau, một chất bắt đầu nóng chảy ở to nào thì cũng bắt đầu 	ở to ấy
10. Vì sự ngưng tụ là quá trình ngược với	 nên khi giảm to thì quá trình ngưng tụ sẽ	
11. Đứng trước biển hoặc sông hồ ta cảm thấy mát vì	
Phần III. Tự luận:
12. Vì sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm ?
13. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra, nêu cách khắc phục ?
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Phần I. (4đ)
	Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu 0,5 đ’
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
b
b
d
c
d
d
c
Phần II. (3đ)
	Từ câu 9 đến câu 11 mỗi câu 1đ’
	Câu 9: a) 
	 b) nóng chảy – đông đặc
	Câu 10: bay hơi – xảy ra nhanh hơn
	Câu 11: Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
Phần III. (3đ’)
	Mỗi câu 1,5 đ’
	Câu 12: Khi đun nước nhiệt độ tăng, có thể tích lỏng tăng nấu đổ đầy ấm, nước sẽ tràn ra ngoài.
	Câu 13. Khi rót nước không khí lạnh bên ngoài tràn vào phích, nếu đậy nhanh thì lượng không khí này bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra, sẽ làm bật nắp phích.
	Để tránh hiện tượng này, ta nên đợi một chút cho lớp không khí này nở ra, thoát ra ngoài 1 phần rồi mới đậy nắp phích.

File đính kèm:

  • docLY 6 HK 2 05 06.doc