Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lí lớp 6 - Trường THCS Tây Sơn

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: Vật lí lớp 6 - Trường THCS Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD và ĐT Đại Lộc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 Môn : VẬT LÍ
 Lớp : 6 
Người ra đề: Nguyễn Thị Hiền
Đơn vị : Trường THCS Tây Sơn 
A.MA TRẬN ĐỀ:
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
1.Sự nở vì nhiệt của các chất.
C1 C2
 1
C3
0,5
3
 1,5
2.Nhiệt kế-Nhiệt giai
C4
0,5 
C5
0,5
B2
1
3
2
3.Sự nóng chảy và đông đặc 
C6 C7
1
C8
0,5
C9
0,5
4
2
4.Sự bay hơi và ngưng tụ
C11
0,5
B3
1
C12
0,5
B1
1
C10
0,5
5
3,5
5.Sự sôi
C14
0,5
C13
0,5
2
1
8
5
4
17
10
Tổng
4,5
3
2,5
10
B.NỘI DUNG ĐỀ:
Phần 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:(mỗi câu 0,5 điểm )
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
Khối lượng của chất lỏng tăng
Trọng lượng của chất lỏng tăng
Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ thấp đến cao sau đây cách nào đúng nhất?
Rắn ,khí, lỏng
Rắn, lỏng, khí
Khí, lỏng, rắn
Khí, rắn, lỏng
Câu 3: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh, nút bị chặt.Hỏi phải mở nút bằng cách nào sau đây?
Hơ nóng nút
Hơ nóng cổ lọ
Hơ nóng đáy lọ
Hơ nóng cả nút và đáy lọ
Câu 4: Nước đang tan ở nhiệt độ:
00C
320C
00C hoặc 320C
Một nhiệt độ khác
Câu 5: 500C ứng với:
	A.500F
	B. 1000F
	C. 1220F
	D. 1250F 
Câu 6: Sự đông đặc là sự chuyển thể:
Rắn sang lỏng
Lỏng sang rắn
Lỏng sang hơi
Hơi sang lỏng
Câu 7:Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước
Đốt một ngọn nến
Đúc một cái chuông đồng
Đột một ngọn đèn dầu
Câu 8: Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng?
Vì khối lượng của vật tăng
Vì thể tích của vật tăng
Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích giảm
Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích thay đổi
Câu 9: Để làm đông đặc rượu người ta có thể thực hiện bằng cách:
Làm lạnh rượu đến -1170C
Làm lạnh rượu đến 00C
Làm lạnh rượu đến -500C
Cả 3 câu trên đều sai
Câu 10: Khi làm muối người ta đã dựa vào hiện tượng:
Bay hơi
Ngưng tụ
Đông đặc
Cả 3 hiện tượng trên
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
Sương mù
Mây
Sương đọng trên lá
Hơi nước
Câu 12: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
Nước trong cốc càng nhiều
Nước trong cốc càng ít
Nước trong cốc càng nóng
Nước trong cốc càng lạnh
Câu 13: Trong quá trình sôi của chất lỏng điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ của chất lỏng?
Nhiệt độ luôn luôn tăng
Nhiệt độ luôn luôn giảm
Nhiệt độ luôn luôn không thay đổi
Nhiệt độ tăng hoặc giảm
Câu 14: 800C là nhiệt độ của chất nào sau đây
ête
thủy ngân
rượu
băng phiến
Phần 2: TỰ LUẬN
Bài 1: (1 điểm)
Giải thích tại sao các giọt sương chỉ được tạo ra vào ban đêm?
Bài 2: (1 điểm)
Tính xem 680F ứng với bao nhiêu 0C? 
Bài 3:(1 điểm)
Thế nào là sự bay hơi?Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
C.ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM:
Phần 1: (7 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Ph.án đúng
D
C
B
C
C
B
D
C
A
A
D
C
C
C
Phần 2: (3 điểm)
Bài 1: 
Vào ban đêm trời lạnh ,hơi nước trong không khí gặp lạnh tạo thành các giọt sương.
Bài 2: 
200C
Bài 3:
SGK trang 84

File đính kèm:

  • docLY62-TS1.doc
Đề thi liên quan