Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh học 9 - Trường THCS Thanh Thủy

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II - Môn: Sinh học 9 - Trường THCS Thanh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GDĐT Thanh thuỷ
Trường THCS Thanh Thuỷ
Đề kiểm Tra học kỳ II
Môn:Sinh học 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4đ)
Câu 1 : 
Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ ---> chuột ---> rắn ---> đại bàng ---> vi sinh vật
Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A.
Rắn 
B.
Chuột
C.
Đại bàng
D.
Cỏ 
Câu 2 : 
Trong tự nhiên quần thể khi chỉ còn một số cá thể sống sót thì khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất?
A.
Phân tán
B.
Sinh sản với tốc độ nhanh
C.
Hồi phục
D.
Diệt vong
Câu 3 : 
Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A.
Tỉ lệ nhóm tuổi
B.
Tỉ lệ giới tính
C.
Mật độ
D.
Độ đa dạng
Câu 4 : 
Tài nguyên không tái sinh gồm
A.
Quặng bôxit, than đá, đất, khí đốt
B.
Quặng sắt, dầu mỏ, khí đốt, sóng
C.
Quặng kẽm, than đá, khí đốt, dầu mỏ
D.
Quặng thiếc, rừng, khí đốt, than đá
Câu 5 : 
Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lý có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A.
Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản
B.
Tăng diện tích trồng trọt
C.
Tăng nguồn nước
D.
Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức
Câu 6 : 
So sánh chiều cao trung bình của những cây bạch đàn mọc trong rừng và những cây bạch đàn mọc riêng lẻ có cùng thời gian sinh trưởng, nhận thấy:
A.
Những cây mọc trong rừng có chiều cao TB nhỏ hơn những cây mọc riêng lẻ
B.
Những cây mọc trong rừng có chiều cao TB lớn hơn những cây mọc riêng lẻ
C.
Chúng có chiều cao TB như nhau
D.
A và C đúng
Câu 7 : 
Những yếu tố của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sinh truởng, phát triển và sinh sản của sinh vật gọi là:
A.
Nhân tố vô sinh
B.
Nhân tố con người
C.
Nhân tố sinh thái
D.
Nhân tố hữu sinh
Câu 8 : 
Biện pháp nào sau đây được xem là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?
A.
Bảo quản và sử dụng hợp lý hoá chất bảo vệ thực vật
B.
Trồng nhiều cây xanh
C.
Xây dựng các nhà máy sử lý rác thải
D.
Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường
Phần II: Tự luận (6đ)
Câu 1: Môi trường là gì? Cho các sinh vật sau: ruồi , muỗi, tôm , cua, ốc , gà, bồ câu, dê, hổ, rong đuôi chó, cây ngô, rệp cây, giun đất, giun kí sinh, sán kí sinh, kiến, chim, cây táo, cây bưởi, cá trắm cỏ, ba ba, em hãy xếp các sinh vật trên vào môi trường sống của nó và cho biết trong quá trình sống các sinh vật chịu sự chi phối của các nhóm nhân tố sinh thái nào?
Câu 2:Hệ sinh thái là gì? Em hãy cho biết thành phần của hệ sinh thái ao nước ngọt?
Câu 3: Ô nhiễm môi trường là gì? Có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường?
---------Hết---------
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: D (0.5đ)
Câu 2: C (0.5đ)
Câu 3: D (0.5đ)
Câu 4: C (0.5đ)
Câu 5: D (0.5đ)
Câu 6: B (0.5đ)
Câu 7: C (0.5đ)
Câu 8: D (0.5đ)
Phần II: Tự luận
Câu 1(2đ) :+ Khái niệm: Môi trường gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh,hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. (0.5đ)
 + Sắp xếp các sinh vật vào môi trường sống của chúng:
 _ Môi trường đất: Gà, bò, cừu,dê, cây ngô, lúa, cam, bưởi, kiến vàng, giun đất. (0.25đ)
 _ Môi trường nước: Tôm, cá trắm, ba ba, ốc, rong đuôi chó. (0.25đ)
 _ Môi trường không khí: ruồi, muỗi, chim. (0.25đ)
 _ Môi trường sinh vật: Rệp, giun kí sinh, sán kí sinh. (0.25đ)
 + Trong quá trình sống các sinh vật trên chịu sự tác động của các nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố con người. (0.5đ) 
Câu 2(2đ):
- Khái niệm: SGK (0.5đ)
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
0.25đ
 + Các chất vô cơ, hữu cơ, chất mùn, khí hậu khu vực
 + Sinh vật sản xuất ( sinh vật cung cấp) chủ yếu là thực vật 
0.25đ
 + Sinh vật tiêu thụ các bậc
 + Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,...
 - VD: hệ sinh thái ao nước ngọt
 + Các chất vô cơ (O2, CO2, H2O,...), hữu cơ ( prôtêin, gluxit, lipit, chất mùn,...) (0.25đ)
 +Sinh vật sản xuất gồm các loại tảo, các loại rong, cỏ, sen, súng,... (0.25đ)
 + Sinh vật tiêu thụ các bậc bao gồm cá, ốc, tôm, cua, rắn,... (0.25đ)
 + Sinh vật phân giải: các loại vi sinh vật phân giải (0.25đ)
Câu 3(2đ)
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đối với đời sống con người và các sinh vật khác (0.75đ) 
- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: 
 + Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt (0.25đ)
 + Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học (0.25đ)
 + Ô nhiễm do các chất phóng xạ (0.25đ)
 + Ô nhiễm do các chất thải rắn (0.25đ)
 + Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh (0.25đ)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HKII nen tham khao.doc
Đề thi liên quan