Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7

doc2 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vườn trăng-
Trần Hoàng Lan Ngọc
Đề kiểm tra học kỳ II
Môn: Ngữ văn - Lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút
Lời phê của thầy giáo cô giáo
Điểm
 






(Học sinh làm bài trực tiếp vào đề kiểm tra này)
I. Trắc nghiệm: (2,5 điểm) (Mỗi câu đúng được 0,25đ)
(Đọc kĩ đoạn văn bản sau và các câu hỏi sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi)
“Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”.
[ … ]“ Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán, … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”
(“Ca Huế trên sông Hương”- Trích ngữ văn 7 – Tập 2)
Câu 1. Ai là tác giả của phần văn bản trên?
 A. Võ Quảng. B. Nguyễn Khuyến. C. Hà ánh Minh. D. Nguyễn Tuân.
Câu 2. Xét về mặt hình thức (kiểu văn bản), “Ca Huế trên sông Hương” thuộc kiểu văn bản nào?
 A. Tự Sự 	B. Miêu tả	 C. Nghị luận	D. Thuyết minh
Câu 3. Xét về mặt nội dung (đặc điểm, tính chất của văn bản) “Ca Huế trên sông Hương” thuộc kiểu văn bản nào?
A. Biểu cảm. B. Hành chính. C. Công cụ. D. Nhật dung.
Câu 4. Trong phần văn bản trên tác giả kể bao nhiêu làn điệu ca Huế?
 A. Bốn 	 B. Năm 	C. Sáu 	D. Bảy
Câu 5. Trong câu văn: “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …” tác giả dùng phép tu từ nào?
A. Liệt kê. B. Chơi chữ 	 C. ẩn dụ 	 D. Điệp ngữ	
Câu 6. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt?
A. Du dương. B. Quả phụ. C. Réo rắt D. Man mác
Câu 7. Câu “Trăng lên” thuộc kiểu câu:
 A. Câu bị động 	 C. Câu đơn
 B. Câu rút gọn 	 D. Câu đặc biệt
Câu 8. Câu “Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng” đã rút gọn thành phần nào của câu?
A. Chủ ngữ. C. Chủ ngữ và Vị ngữ
B. Vị ngữ. D. Trạng ngữ.
Câu 9. Nếu viết: “Xa xa bờ bên kia, Thiên Mụ” câu văn mắc phải lỗi nào?
A. Thiếu trạng ngữ 	B. Thiếu chủ ngữ 	
C. Thiếu vị ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 10. Trong câu: “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng có tiếc thương cai oán ….” dấu chấm lửng dùng để làm gì?
A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
B. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ
D. Biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Tự luận (7,5 điểm):
Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Hết

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 7 Hoc ky II GDchuongMy.doc
Đề thi liên quan