Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 – 2009 khối 11 – ban cơ bản Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2008 – 2009 khối 11 – ban cơ bản Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
 Tổ : Ngữ văn.


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Năm Học 2008 – 2009

KHỐI 11 – BAN CƠ BẢN
 Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

Đề bài : 
Câu 1 (2 điểm) 
Giải thích ý nghĩa của nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” (trích chương XV -Số đỏ của -Vũ Trọng Phụng ) 
Câu 2 (8 điểm)
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn. “ Chữ người tử tù ” của Nguyễn Tuân.

























* HƯỚNG DẪN CHẤM : 
Câu 1 (2 điểm) Học sinh trình bày được các ý chính sau đây. ( mỗi ý một điểm)
- Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” hàm chứa mâu thuẫn trào phúng. Tang gia mà lại hạnh phúc. Gia đình có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng; đúng là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu bất hiếu. Tang gia cũng có bối rối của sự lo lắng, bận rộn nhưng lo lắng, bận rộn để tổ chức cho thật linh đình như một ngày vui, một đám hội chứ không phải là thương tiếc người mất.
- Niềm vui lớn nhất cho đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ cố tổ đã đến lúc thực hiện. Gia tài của cụ được chia cho các con cháu. “Chứ không còn là lý thuyết viễn vông nữa”. Tình huống này bộc lộ nhiều mâu thuẫn trào phúng khác và làm đậm nét hàng loạt chân dung hài hước. Đây là tình huống chính của chương truyện.
Câu 2 (8 điểm) 
1. Yêu cầu chung : 
- Học sinh nắm vững được tác phẩm, phân tích được nhân vật theo yêu cầu đề bài.
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả.
2. Yêu cầu cụ thể :
 - Học sinh có thể trình bày thành nhiều cách, nhưng phải đảm bảo các ý sau đây: 
 - Giơiù thiệu đúng tác giả, tác phẩm và nhân vật. Vẻ đẹp Huấn Cao là vẻ đẹp lãng mạn, được lý tưởng hoá (1 điểm).
- Vẻ đẹp của Huấn Cao trong “chữ người tử tù” thể hiện ở ba phần phẩm chất.
+ Huấn Cao là một con người tài hoa : Viết chữ đẹp (nghệ thuật thư pháp), chữ ông “đẹp và vuông lắm”. Tài viết chữ của ông vang khắp tỉnh Sơn. Viên quản ngục ngày đêm mong mỏi có được chữ của ông treo trong nhà là “Báu vật trên đời”(2 điểm)
+ Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang bất khuất. Một kẻ “đại nghịch” đã dám chống lại triều đình. Khi đặt chân vào nhà lao ông vẫn thể hiện cái hiên ngang, không quỳ luỵ trước cường quyền và tù ngục.(2 điểm).
+ Huấn Cao còn là người có “thiên lương” trong sáng cao đẹp. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục). Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời tâm huyết chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh nhận án tử hình. Đó là sự ứng xử của một nhân cách cao cả. (2 điểm).
- Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân bày tỏ quan niệm của mình về cái đẹp. Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm tiến bộ của Nguyễn Tuân. (1 điểm).
3. Tiêu chuẩn cho điểm :
- Mỗi một ý đã được cụ thể hoá từng điểm thành phần. Tuy nhiên, giám khảo có thể linh hoạt chấm điểm cho phù hợp.
* Cụ thể :
+ Điểm 8 : Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, diễn đạt lưu loát, dẫn chứng có chọn lọc, có thể mắc sai sót nhỏ.
+ Điểm 6 : Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên. Văn diễn đạt được. Có một số sai sót về chính tả.
+ Điểm 4 : Có nêu được ½ ý trên. Có một số sai sót về chính tả.
+ Điểm 2 : Văn viết có một vài ý nhưng lộn xộn, chắp vá, sai sót nhiều. 
+ Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 

File đính kèm:

  • docde kt HKI van 11 chuan.doc