Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý khối 6 năm học 2012 - 2013

doc6 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý khối 6 năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 6
NĂM HỌC 2012 - 2013
I/ TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ I VẬT LY 6
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
1. Đo độ dài. Đo thể tích
4
4
1,2 
2,8
7,5
17,5
2. Khối lượng và lực
8
7
2,1
5,9
13,1
36,9
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
4
3
0,9
3,1
5,6
19,4
Tổng 
16
14
4,2
11,8
27,2
73,8
II/ TÍNH SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHỦ ĐỀ KIỂM TRA Ở CÁC CẤP ĐỘ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TN
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích
7,5
0,67 ≈ 1
1(0,5)
Tg:3’
0,5
Tg:3’
2. Khối lượng và lực
13,1
1,17 ≈ 1
1(0,5)
Tg:3’
0,5
Tg:3’
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
5,6
0,5 ≈ 1
1(0,5)
Tg:3’
0,5
Tg:3’
1. Đo độ dài. Đo thể tích
17,5
1,6 ≈ 1
1(0,5)
Tg:3’
0,5
Tg:3’
2. Khối lượng và lực
36,9
3,32 ≈ 3
1(0,5)
Tg:3’
2(4)
Tg:18’
4,5
Tg:21’
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
19,4
1,74 ≈ 2
1(0,5)
Tg:3’
1(3)
Tg:9’
3,5
Tg:12’
Tổng
100
9
3
Tg:18’
7
Tg:27’
10
Tg:45’
III/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – VẬT LÝ 6
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích
4 tiết
1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
2. Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
3. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
4. Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Số câu hỏi
1 (3')
C.1
1 (3')
C.4
2
Số điểm
0,5
0,5
1 (10%)
2. Khối lượng và lực
8 tiết
1. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
2. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
3. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
4. Nêu được ví dụ về một số lực.
5. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
6. Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. 
7. So sánh được độ mạnh, yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 
8. Nêu được đơn vị đo lực.
9. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của nó được gọi là trọng lượng.
10. Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
11. Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) và viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng và đo trọng lượng riêng.
12. Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.
13. Đo được khối lượng bằng cân.
14. Vận dụng được công thức P = 10m. 
15. Đo được lực bằng lực kế.
16. Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
17. Vận dụng được các công thức D = và d = để giải các bài tập đơn giản.
Số câu hỏi
1 (3')
C8
1 (3’)
C17
2 (18')
C17.17
4
Số điểm
0,5
0,5
4
5 (50%)
3. Máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
4 tiết
1. Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.
2. Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.
3. Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.
4. Dựa vào tác dụng của mặt phẳng nghiêng để sử dụng được mặt phẳng nghiêng vào công việc cần thiết hoặc lấy được ví dụ về ứng dụng của của việc sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế đã gặp.
5. Sử dụng hợp lí các dụng cụ thông thường có ứng dụng của đòn bẩy để làm việc khi cần chúng. 
6. Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về lực như búa nhổ đinh, kìm, kéo cắt kim loại, xe cút kít, cần cẩu múc nước giếng,... 
7. Một số ứng dụng của đòn bẩy được lợi về đường đi như kéo cắt giấy,...
8. Sử dụng được ròng rọc cố định hay ròng rọc động để làm những công việc hàng ngày khi cần chúng và phân tích được tác dụng của ròng rọc trong các trường hợp đó để chỉ rõ lợi ích của nó hoặc chỉ ra được ví dụ về ứng dụng việc sử dụng ròng rọc trong thực tế đã gặp.
Số câu hỏi
1 (3')
C1
1 (3')
C3
1 (9')
C4
3
Số điểm
0,5
0,5
3
4 (40%)
TS câu hỏi
3(9’)
2(12’)
4(24’)
9(45’)
TS điểm
3,0
1,75
5,25
10,0 (100%)
IV/ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: VẬT LÝ 6 (Thời gian 45 phút)
Phạm vi kiến thức từ tiết 1 đến tiết 16 (Chương I: CƠ HỌC)
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Câu 1: Để đo chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lí 6 ta nên dùng thước nào dưới đây?
ĐCNN là 0,5cm và GHĐ là 50cm
 ĐCNN là 0,1cm và GHĐ là 30cm
ĐCNN là 1cm và GHĐ là 1m
ĐCNN là 2cm và GHĐ là 20cm
Câu 2: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thể tích chất lỏng:
(m3)	c) (m)
(m2)	d) (kg)
Câu 3: Trong các số liệu sau đây, số liệu nào cho biết khối lượng của hàng hóa:
Trên thành một chiếc ca ghi 1,5 lít.
Trên vỏ hộp thuốc có ghi 50 viên.
Trên vỏ túi đựng đường ghi 5 kg.
Câu 4: Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay vút ra xa là lực gì?
Lực hút.	b) Lực ép.
c) Lực kéo.	 d) Lực đẩy.
Câu 5: Khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3 thì trọng lượng riêng của nước là
	A. 1000 N/m3	B. 10000N/m3	C. 100N/m3	10N/m3
Câu 6: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?
	A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.	C. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.
	B. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.	D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.
Câu 7: Nói khối lượng riêng của dầu ăn là khoảng 800kg/m3 em hiểu điều này như thế nào?
Câu 8 
Tính khối lượng và trọng lượng của một vật bằng nhôm có thể tích là V = 180dm3? Biết khối lượng riêng của nhôm là D1 = 2700kg/m3.
Nếu thay vật trên bằng sắt có khối lượng riêng là D2 = 7800kg/m3 thì = ?
Câu 9: 
Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản đã học. Lấy 3 ví dụ về ứng dụng của máy cơ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày? 
Khi đưa một vật có khối lượng 20kg lên theo phương thẳng đứng thì phải dùng lực có độ lớn nhỏ nhất là bao nhiêu?
Nếu dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng thì độ lớn của lực kéo vật thay đổi như thế nào?
Bước 5: ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Trắc nghiệm ( 3 điểm ) : Mỗi câu trả lời đúng là 0,5 điểm
Câu 1 : B
Câu 2: A
Câu 3 : C
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6: C
Tự luận ( 7điểm) 
Câu 7 : (2điểm)
Nói khối lượng riêng của dầu ăn là 800kg/m3 có nghĩa là cứ 1m3 dầu ăn thì có khối lượng khoảng 800kg.
Câu 8: 2điểm 	Giải 
Tóm tắt ( 0,5điểm) 
V = 180dm3 = 0,18m3	a. Khối lượng của vật bằng nhôm là 
D1 = 2700kg/m3
	D2 = 7800kg/m3 	 	m1 = D1. V = 2700. 0,18 = 486kg
 Trọng lượng của vật là
Tính m1, P1 = ?
- So sánh = ?	P1 = 10m1 = 4860N
	b. Trọng lượng của vật bằng sắt là
	P2 = 10.D2. V = 10. 0,18. 7800 = 14040N
	Suy ra ta có = = 2,89
	Câu 9 : (3điểm) 
Các loại máy cơ đơn giản đó là : Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc
Ví dụ : Kéo cắt tóc, bậc thềm dắt xe,bấm móng tay, 
Khi đưa vật lên cao theo phương thẳng đứng thì phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật nên độ lớn của lực là = 200N
Nếu dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng thì độ lớn của lực kéo sẽ nhỏ hơn 200N
Chú ý : nếu học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • dockt 1 tietkh1li6.doc
Đề thi liên quan