Đề kiểm tra học kỳ I môn thi sinh học lớp 6

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn thi sinh học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòNG Gd & đt THIệU HOá đề kiểm tra học kỳ i
 TRƯờng thcs thiệu lý môn sinh học lớp 6
 ------------***-------------
 Thời gian : 45 phút
Câu 1: (3 điểm) Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ở cây xanh.Từ đó cho biết quang hợp là gì?
Câu 2: (3 điểm) Nêu ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá.
Câu 3: (2 điểm) Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?Lấy ví dụ
Câu 4: (2 điểm) Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
 đáp án
Câu 1:
 - Sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp ở cây xanh:
 ánh sáng
 Nước + Khí cacbônic -------------------- Tinh bột + Khí ôxi (1,5 đ)
 Chất diệp lục
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục ,sử dụng nước,khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.(1,5 đ)
Câu 2:
 ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá:
 -Sự thoát hơi nước tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hoà tan vận chuyển được từ rễ lên lá.(1,5 đ)
 -Sự thoát hơi nước qua lá còn có tác dụng làm cho lá được dịu mát để cây khỏi bị nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.(1,5 đ)
Câu 3:
 - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng(rễ,thân,lá).(1đ)
- Ví dụ: Cây rau má bò trên đất ẩm,củ gừng để ở nơi ẩm…(1đ)
Câu 4: 
 Trong phòng ngủ để nhiều cây hoặc hoa,ban đêm cây không quang hợp,chỉ có hiện tượng hô hấp được thực hiện,cây sẽ lấy khí ôxi của không khí trong phòng và thải ra rất nhiều khí cacbônic.Nếu đóng kín cửa,không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí ôxi và rất nhiều khí cacbônic nên người ngủ dễ bị ngạt,có thể chết.
Phòng gd & đt thiệu hoá đề kiểm tra học kỳ i
Trường thcs thiệu lý môn sinh học lớp 7
 -------------***--------------
 Thời gian : 45 phút
Câu 1:(2,5 điểm)Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước. 
Câu 2:(2,5 điểm) Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.
Câu 3:(2,0 điểm) Tại sao khi châu chấu sống bụng chúng luôn phập phồng?
Câu 4:(3,0 điểm) Nêu cấu tạo ngoài của nhện và các chức năng phù hợp với cấu tạo đó.
 đáp án
Câu 1:Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước là:
 - Thân cá chép thon dài,đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân
 - Mắt cá không có mi,màng mắt tiếp xúc với môi trường nước	
 - Vảy cá có da bao bọc,trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy
 - Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp
 - Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng,khớp động với thân 
 (mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu 2: */ Đặc điểm chung(1,5đ)
 - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
 - Phần phụ phân đốt,các đốt khớp động với nhau
 - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác
 */Vai trò(1đ)
 - Ich lợi + Cung cấp thực phẩm cho người
 + Là thức ăn cho động vật khác
 + Làm thuốc chữa bệnh
 + Thụ phấn cho hoa
 + Làm sạch môi trường
 - Tác hại + Làm hại cây trồng,gỗ,tàu thuyền
 + Làm hại cho nông nghiệp
	 + Là vật trung gian truyền bệnh
Câu 3: Hệ hô hấp của châu chấu có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng,phân nhánh chằng chịt đem ôxi đến các tế bào.Khi sống,châu chấu hô hấp,hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng nên bụng chúng luôn phập phồng
Câu 4:Cấu tạo ngoài của nhện và các chức năng phù hợp với cấu tạo đó:
Các phần cơ thể
Tên bộ phận quan sát
 Chức năng
Đầu – ngực
- Đôi kìm có tuyến độc.
- Đôi chân xúc giác phủ đầy lông
- 4 đôi chân bò
- Bắt mồi và tự vệ
- Cảm giác về khứu giác, xúc giác
- Di chuyển chăng lưới
Bụng
- Đôi khe thở
- 1 lỗ sinh dục
- Các núm tuyến tơ
- Hô hấp
- Sinh sản
- Sinh ra tơ nhện

File đính kèm:

  • docde thi hoc ky Isinh 67.doc