Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 9 năm học 2007 - 2008

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 9 năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2007 - 2008 
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

I. Phần trắc nghiệm khách quan: ( 12 câu; 3 điểm. Thời gian làm bài 20 phút)
 	Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn các vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất:  Câu 1: “ Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện gì? A. Truyện thơ Nôm lục bát C. Truyện lịch sử
 B. Truyện cổ tích D. Truyện ngắn
 Câu 2: Những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại thường là do : 	A. Người nói vốn vụng về thiếu văn hoá giao tiếp 	B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại đặc biệt 	C. Người nói muốn gây sự chú ý, hướng người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó 	D. Cả A,B,C đều đúng,
 Câu 3: Chọn quan niệm đúng: A. Chỉ có tiếng Việt vay mượn ngôn ngữ nước khác B. Các ngôn ngữ trên thế giới đều vay mượn lẫn nhau C. Tiếng Việt ngày nay không cần vay mượn D. Tiếng Hán, tiếng Pháp không cần vay mượn tiếng Việt
 Câu 4: Trong câu “Có người bỡ ngỡ hỏi lại: “ Chúng nó nào?” thì ông lão bật cười giơ tay trỏ về phía tiếng súng” đã sử dụng cách dẫn nào?
	A. Cách dẫn trực tiếp 	C. Cả A,B đều đúng	B. Cách dẫn gián tiếp 	D. Cả A,B đều sai
	Câu 5: Câu "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" là câu:
	A. Câu đơn. 	C. Câu đặc biệt.	B. Câu ghép 	D. Câu rút gọn.
 Câu 6: Trong bài thơ Đồng Chí nhà thơ Chính Hữu đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ:A. Súng bên súng đầu sát bên đầu 	C. Đầu súng trăng treoB. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 	D. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
 Câu 7: Trong các câu sau, câu nào có nghĩa của từ “xuân” được dùng với tiếng gốc.A. Xuân này kháng chiến đã năm xuânB. Mùa xuân là Tết trồng câyC. Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm. Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hộiD. Cả A,B, C đều đúng
 	Câu 8: Bài thơ nào viết cùng đề tài với bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu:
	A. Đoàn thuyền đánh cá, 	C. Bài thơ về Tiểu đội xe không kính.B. Mùa xuân nho nhỏ. 	D. Ánh trăng.
	Câu 9: Bài thơ " Đồng chí" ngợi ca điều gì? 
	A. Ca ngợi tính đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.		B. Ca ngợi sự đồng kết gắn bó giữa hai anh bộ đội.
	D. Thể hiện cuộc sống nghèo túng, vất vả của những người nông dân mặc áo ính.
	C. Ca ngợi vẻ đẹp của hình ảnh "Đầu súng trăng treo"
	Câu 10: Trong truyện Làng, Kim Lân đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông bộc lộ phẩm chất của mình ?
	A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc cho nghe.
	B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.
	C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bóng gió với vợ chồng ông Hai.
	D. Ông hai lúc nào cũng nhớ da diết cái lành chợ Dầu của mình.
 Câu 11: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ?
 	'' Ông Trời nổi lửa đằng đông Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay!
	A. Ẩn dụ.	C. Nhân hóa. B. So sánh.	D. Hoán dụ.
 Câu 12: Những câu văn sau đây cho thấy nét đẹp nào ở nhân vật anh thanh niên: "Không, bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! … hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy!" 	
	A. Tự ti	C. Chăm chỉ.B. Cởi mở	D. Khiêm tốn.
II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
	Đề: Dựa vào nội dung tác phẩm Làng của Kim Lân, em hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

ĐÁP ÁN VÀ GỢI Ý CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
HỌC KỲ I 


I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Tổng điểm 3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm)
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
B
A
B
C
B
C
A
B
C
D
  II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
 A. Nội dung: ( 6 đ) - Bài viết phải thể hiện được sự chuyển đổi ngôi kể (ngôi thứ nhất) nhưng vẫn phải nêu được các nhân vật chính, sự việc chính của đoạn truyện.
 - Biết rút gọn và phát triển một số chi tiết truyệnhợp lý. Biết kết hợp giữa tự sự, miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại, độc thoại B. Hình thức: Bài viết có bố cục hợp lý, cân đối. Diễn đạt mạch lạc, phù hợp với kiểu bài tự sự ( 1đ) 1. Mở bài: (1 đ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn truyện - Nhân vật ông Hai xưng tôi để kể lại truyện 2. Thân bài: Kể lại những sự việc chính (4 đ) - Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc : từ những người tản cư nói lại.Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi từ khi nghe tin này - Nỗi khổ tâm ám ảnh, luôn giày vò trong lòng tôi suốt mấy ngày sau đó.
 - cuộc đấu tranh nội tâm, ray rứt trong lòng làm tôi mât ăn mất ngủ, bấn loạn tinh thân, nơm nớp lo sợ, suy nghĩ lung tung. Sự đau đớn tuyệt vọng khi quyết định không trở về làng
 - Niềm vui sướng tuyệt đỉnh khi tin đồn được cải chính; tôi hân hoan đi báo tin này với mọi người, tự hào khi nghe tin nhà mình bị giặc đốt , kể lại với mọi người trận khủng bố ngày hôm đó. 3. Kết bài: ( 1 đ) - Nêu những cảm xúc chung của tôi về những sự kiện đã xảy ra

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2007 - 2008 
THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

I. Phần trắc nghiệm khách quan: ( 12 câu; 3 điểm. Thời gian làm bài 20 phút)
 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn các vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất: 
	" - Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định - Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm [… ] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu… Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về ''nhà '' bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là '' ốp '' […] Xong việc, trở về, không thể nào ngủ lại được.''
	(Ngữ văn 9 - Tập 1).
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ?
A. Làng.	B. Bến quê.
C. Chiếc lược ngà.	D. Lặng lẽ Sa Pa.
	Câu 2: Tác giả đoạn trích trên:
A. Nguyễn Thành Long.	B. Nguyễn Quang Sáng
C. Kim Lân.	D. Nguyên Hồng
 Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ?
	 A. Miêu tả.	 B. Tự sự
C. Biểu cảm.	D. Nghị luận.
Câu 4: Phần trích trên được kể theo lời ai ?
A. Tác giả.	B. Ông họa sĩ.
C. Anh thanh niên.	D. Bác lái xe,
	Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích: 
A. Anh thanh niên giới thiệu về công việc của mình.	
B. Ca ngợi tính hào phóng hiếu khách của anh thanh niên.
C. Ca ngợi anh thanh niên, mẫu người lý tưởng của con người mới.	
D. Giới thiệu việc làm quen của anh thanh niên với mọi người.
 Câu 6: Câu văn Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về ''nhà '' bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng, dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu điều gì?
	A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 	
	B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. C. Đánh dấu tên tác phẩm.
 D. Đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.
Câu 7: Đoạn trích trên được xem là:
A. Lời dẫn trực tiếp.	B. Lời dẫn gián tiếp.
C. Cả lời dẫn trực tiếp lẫn gián tiếp.	D. Tất cả đều sai.
	Câu 8: Trong câu thơ "Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng" tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. Hoán dụ.	B. So sánh.
C. Ẩn dụ.	D. Nhân hóa.
 Câu 9: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau không tuân thủ theo phương châm hội thoại nào.
	" Lan hỏi Hoa:
	- Bạn có biết trường Đại học Đồng Tháp ở đâu không ?
	- Ở Đồng Tháp chứ ở đâu"
A. Phương châm về lượng.	B. Phương châm về chất.
C. Phương châm cách thức.	D. Phương châm quan hệ.
Câu 10: Từ nào sau đây là từ tượng thanh:
A. Quanh quẩn.	B. Hừng hực.
C. Ào ào.	D. Lung tung.
	Câu 11: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ?
 	'' Ông Trời nổi lửa đằng đông Bà Sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay!
	A. Ẩn dụ.	C. Nhân hóa. 	B. So sánh.	D. Hoán dụ.
 	 Câu 12: Những câu văn sau đây cho thấy nét đẹp nào ở nhân vật anh thanh niên: "Không, bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! … hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy!" 	
	A. Tự ti	C. Chăm chỉ.	B. Cởi mở	D. Khiêm tốn.
 II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
	Dựa vào nội dung tác phẩm Làng của Kim Lân, em hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
















ĐÁP ÁN VÀ GỢI Ý CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
HỌC KỲ I 


I - PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Tổng điểm 3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm)
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
B
A
A
A
A
C
A
C
C
C
	
	II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
 A. Nội dung: ( 6 đ) - Bài viết phải thể hiện được sự chuyển đổi ngôi kể (ngôi thứ nhất) nhưng vẫn phải nêu được các nhân vật chính, sự việc chính của đoạn truyện.
 - Biết rút gọn và phát triển một số chi tiết truyệnhợp lý. Biết kết hợp giữa tự sự, miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại, độc thoại B. Hình thức: Bài viết có bố cục hợp lý, cân đối. Diễn đạt mạch lạc, phù hợp với kiểu bài tự sự ( 1đ) 1. Mở bài: (1 đ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn truyện - Nhân vật ông Hai xưng tôi để kể lại truyện 2. Thân bài: Kể lại những sự việc chính (4 đ) - Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc : từ những người tản cư nói lại.Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi từ khi nghe tin này - Nỗi khổ tâm ám ảnh, luôn giày vò trong lòng tôi suốt mấy ngày sau đó.
 - cuộc đấu tranh nội tâm, ray rứt trong lòng làm tôi mât ăn mất ngủ, bấn loạn tinh thân, nơm nớp lo sợ, suy nghĩ lung tung. Sự đau đớn tuyệt vọng khi quyết định không trở về làng
 - Niềm vui sướng tuyệt đỉnh khi tin đồn được cải chính; tôi hân hoan đi báo tin này với mọi người, tự hào khi nghe tin nhà mình bị giặc đốt , kể lại với mọi người trận khủng bố ngày hôm đó. 3. Kết bài: ( 1 đ) - Nêu những cảm xúc chung của tôi về những sự kiện đã xảy ra

.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM HỌC 2007 - 2008

 I. Phần trắc nghiệm khách quan: ( 12 câu; 3 điểm. Thời gian làm bài 20 phút)
 Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn các vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất:
	"Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa"
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào ?
A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.	B. Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi 14.
C. Cố hương.	D. Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên ?
A. Nguyễn Du.	B. Nguyễn Dữ.
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm.	D. Đoàn Thị Điểm.
Câu 3: Đoạn trích có nội dung
A. Những lời phân trần của nhân vật về tấm lòng chung thủy của mình	
B. Tả cảnh thiên nhiên ảm đạm nơi gia đình nhân vật sinh sống.
	C. Nỗi thất vọng đến tột cùng của nhân vật, tình vợ chồng bấy lâu nay tan vỡ không thể hàn gắn được.	
	D. Vẻ đẹp của nhân vật tàn phai trong nhung nhớ đợi chờ chồng.
	Câu 4: Dòng kết luận sau đây: "Truyện thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ" là nói về nội dung của văn bản nào ? 
A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.	B. Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi 14.
C. Truyện Kiều.	D. Chuyện người con gái Nam Xương
	Câu 5: Nguyễn Du đã dùng bút phát nghệ thuật nào là chính để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân ?
	A. Bút pháp tả thực.	B. Bút pháp ước lệ.
	C. Bút pháp tự sự.	D. Bút pháp lãng mạng.
Câu 6: Câu thơ làn thu thủy nét xuân sơn", Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp nào của Thúy Kiều ?
A. Vẻ đẹp của đôi mắt	B. Vẻ đẹp nước da, đôi mắt.
C. Vẻ đẹp hình dáng, nét mặt	D. Vẻ đẹp của đôi mắt và đôi lông mày.
Câu 7: Trong những câu thơ sau, từ "hoa" nào được dùng theo nghĩa gốc ?
A. 	Nặng lòng xót liễu vì hoa
	Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa.
B. 	Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
	Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai ?
C.	Cỏ non xanh gợn chân trời
	Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
D. 	Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
	Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng


Câu 8: Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép ?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.	B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.	D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
	Câu 9: Thành ngữ "Nói như đấm vào tai" vi phạm phương châm hội thoại nào?
	A. Phương châm lịch sự..	B. Phương châm về chất.
C. Phương châm cách thức.	D. Phương châm về lượng.
	Câu 10: Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại
A. Anh, em, cô, chú, cậu, mợ, bố, mẹ.
B. Chúng nó, chúng em, chúng tôi, chúng ta.
C. Con, cháu, thiếp, trẫm, ngài, khanh.
D. Ông, bà, tôi, ta, con người, dân chúng.
	Câu 11: Trong các tập hợp từ sau đây, đâu là cụm động từ?
	A. Giặc ngoan cố.	B. Hay ghen
C. Bế con.	D. Chẳng bao giờ
 Câu 12: Từ nào sau đây là từ tượng thanh:
A. Quanh quẩn.	B. Hừng hực.
C. Ào ào.	D. Lung tung.
II. Phần tự luận: ( 7 điểm )
Đề: 1. Tóm tắt truyện Làng của Kim Lân 	(1.5 điểm)
	2. Thuyết minh về cây lúa Việt Nam 	(5,5 điểm)


ĐÁP ÁN VÀ GỢI Ý CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007 - 2008


PHẦN TRẮC NGHIỆM: từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu đúng được 0,5 đ

 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
C
D
B
D
C
B
A
D
C
C
 
 II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
1. Tóm tắt truyện Làng của Kim Lân 	(1.5 điểm)
	Yêu cầu: Đầy đủ, trình bày ngắn gọn. Bảo đảm các chi tiết sau:
	- Ông Hai nông dân ở làng Chợ Dầu.
	- Hay khoe đủ thứ về làng của mình.
	- Đi tản cư nhớ làng.
	- Tin làng theo Tây khiến ông đau đớn - quyết định thù nhưng lòng vẫn đau đáu về làng.
	- Tin được cải chính, ông vui sướng, tiếp tục khoe làng.
	2. Thuyết mình về cây lúa Việt Nam. (5,5 điểm)
 	A. Nội dung: ( 4,5đ) Mở bài, kết bài mỗi phần (1 điểm); thân bài (3,5 điểm)
 	- Mở bài: Giới thiệu cây lúa, vài nét về tầm quan trọng của nó với người Á Đông.
	- Thân bài:
	- Lịch sử phát triển của cây lúa.
	- Cách trồng lúa
	- Đặc điểm của cây lúa ở các thời kỳ sinh trưởng.
	- Vai trò của lúa gạo đối với cuộc sống.
	- Các sản phẩm được chế biến từ lúa, nếp
	- Cây lúa trong thơ ca, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc…
	- Kết luận: Cảm nghĩ của em về cây lúa Việt Nam hôm nay và mai sau.
	 B. Hình thức: Bài viết có bố cục hợp lý, cân đối. Diễn đạt mạch lạc, phù hợp với kiểu bài tự sự (1đ). 

File đính kèm:

  • docCac de thi hoc ky I van 9.doc
Đề thi liên quan