Đề kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn: Sinh học 7

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (NĂM HỌC 2013 - 2014)
Môn: SINH HỌC 7- (Thời gian: 45 phút)
Họ và tên GV ra đề: HUỲNH THỊ KIM MAI 
Đơn vị: Trường THCS KIM ĐỒNG 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
ChươngI. Ngành động vật nguyên sinh
Câu
C1
 1
Đ
0,5
0.5 
Chương II. Ngành ruột khoang
Câu
C3
 1
Đ
0,5
0.5 
Chương III. Các ngành giun
Câu
C2
C 2
C 1
 3
Đ
 0.5
1,5
2.5
4.5 
Chương IV. Ngành thân mềm
Câu
C4
 1
Đ
 1
1 
Chương V. Ngành chân khớp
Câu
C4,6
C5
C3
 4
Đ
1
0,5
 2
3.5 
Số câu
5 
4 
 1 
TỔNG
Đ
 3,5 
5,5
1
10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (NĂM HỌC 2013 - 2014)
Môn: SINH HỌC 7- (Thời gian: 45 phút)
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: 
1. Trùng sốt rét kí sinh trong:
	a. tiểu cầu	b. bạch cầu	c. hồng cầu	d. thành ruột 
2. Nhóm động vật nào thuộc ngành giun dẹp sống kí sinh gây hại cho động vật và người là:
Giun móc câu, giun kim, sán dây, sán lá gan. 
Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu. 
Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu. 
Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lá gan.
3. Sứa, hải quỳ, san hô, thủy tức có đặc điểm gì giống nhau:
A. sống bám 	 B. sống bơi lội
C. ruột dạng túi 	D. ruột phân nhánh
4 . Cơ quan cảm giác về khứu giác và xúc giác của nhện là: 
Đôi kìm có tuyến độc B. Núm tuyến tơ
 Đôi khe thở D. Đôi chân xúc giác phủ đầy lông 
5. Cơ quan hô hấp của châu chấu là:
A. Mang B. Đôi khe thở C. Các lỗ thở C.Thành cơ thể
6. Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở :
 A. Gốc râu B. Bụng C. Đuôi D. Khoang miệng
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm ) 
Câu 1: (2,5 điểm)
Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? Nêu tác hại của giun đũa với sức khoẻ con người ? Nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ?
Câu 2: (1.5 điểm)
Nêu các bước mổ giun đất? Tại sao khi mổ các động vật không xương sống thường phải mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước?
Câu 3: (2.đ) 
Trình bày đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Lớp sâu bọ có vai trò như thế nào trong tự nhiên và đời sống con người?
Câu 4: (1 điểm) 
Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? 
Bài làm:
ĐÁP ÁN:
I. TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu đúng đạt 0,5 đ) 
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
D
C
D
C
A
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
 Câu 1 (2.5đ)
 Nêu đặc điểm của giun đũa khác với sán lá gan:
- Cơ thể giun đũa thon dài, hai đầu thon lại 0,25đ
-Tiết diện ngang tròn 0,25đ
- Khoang cơ thể chua chính thức 0,25đ
- Ống tiêu hóa phân hóa, có ruột sau và hậu môn 0,25đ
- Phân tính, tuyến sinh dục dạng ống phát triển 0,25đ
- Chỉ có 1 vật chủ 0,25đ
- Tác hại: 0,5đ
- Biện pháp phòng chống 0,5đ
Câu 3.(1.5 điểm) 
 a. HS nêu được 4 bước mổ giun đất (1 đ)
b.Giải thích được vì sao khi mổ các động vật không xương sống phải mổ mặt lưng vì tránh làm tổn thương chuỗi hạch thần kinh nằm ở mặt bụng. (0.5 đ)
Câu 3: 
+Đặc điểm chung của sâu bọ(0.5 đ)
-Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
 - Hô hấp bằng ống khí.
- Phát triển qua biến thái
 +Vai trò của sâu bọ (1,5đ) 
 *Lợi ích: (1đ)
+ Làm thuốc chữa bệnh
	+ Làm thực phẩm
	+ Thụ phấn cho cây trồng
+ Làm thức ăn cho động vật khác.
	+ Diệt các sâu bọ có hại
	+ Làm sạch môi trường
 * Tác hại: (0,5đ)	
	+ Là động vật trung gian truyền bệnh
	+ Gây hại cho cây trồng
	+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp
 Câu 4: Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch môi trường nước, do vậy người ta ví cơ thể trai giống như những máy lọc sống (1 điểm)

File đính kèm:

  • docSI71_KD1.doc
Đề thi liên quan