Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Sinh học lớp 7 - Đề 14

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Sinh học lớp 7 - Đề 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Môn : SINH HỌC - Lớp : 7
A. MA TRẬN ĐỀ 
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TỔNG
Số câu Đ
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Ngành động vật nguyên sinh
Câu-Bài
B1
1
Điểm
1
1
Ngành Ruột Khoang
Câu-Bài
C1
1
Điểm
0,5
0,5
Ngành Giun
Câu-Bài
C5
C2
B2
B2
3
Điểm
0,5
0,5
1
2
4
Ngành Thân Mềm
Câu-Bài
C6, C3
2
Điểm
1
1
Ngành Chân Khớp
Câu-Bài
C4, C8
B3
C7
B3
2
Điểm
1
1
0,5
1
3,5
TỔNG
Điểm
3
3,5
3,5
10
B. NỘI DUNG ĐỀ 
Phần 1 : TRẮC NGHIỆM ( 4.0 điểm )
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0.5 điểm )1
Câu 1 :
Loài động vật nào ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người?
A
Thủy Tức
B
Sứa
C
San Hô
D
Hải Quỳ
Câu 2 :
Muốn tránh cho Trâu, Lợn khỏi bị nhiễm Sán Lá Gan hoặc Sán Bã Trầu phải cắt vòng đời ở khâu nào?
A
Diệt Ốc đồng.
B
Cho trứng sán không gặp nước bằng cách ủ phân trong hầm chứa được phủ kín
C
Rửa sạch rau cỏ để diệt trứng, diệt kén trước khi cho Trâu, Lợn ăn.
D
Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 3 :
Ốc Sên đào lỗ đẻ trứng có ý nghĩa sinh học gì?
A
Bảo vệ trứng khỏi bị kẻ thù phát hiện
B
Ốc Sên con mới nở ra sẽ có thức ăn ngay.
C
Hai câu A, B sai.
D
Hai câu A, B đúng.
Câu 4 :
Ở phần bụng Nhện bộ phận nào có chức năng tiết ra tơ Nhện?
A
Đôi chân xúc giác.
B
Đôi kìm có tuyến độc.
C
Núm tuyến tơ.
D
Bốn đôi chân bò dài.
Câu 5 :
Khi mổ Giun sẽ thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có một khoang trống chứa dịch, đó là:
A
Dịch ruột
B
Thể xoang.
C
Dịch thể xoang.
D
Máu của Giun.
Câu 6 :
Trai giữ vai trò làm sạch nước vì:
A
Cơ thể lọc các cặn vẩn trong nước.
B
Lấy các cặn vẩn trong nước.
C
Tiết chất nhờn kết các cặn bã trong nước lắng xuống đáy bùn.
D
Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 7 :
Vì sao khi nuôi tôm càng xanh ở ao hồ, người dân thường “tỉa tôm”(Giữ lại Tôm đực, loại bỏ Tôm cái)
A
Trong cùng 1 lứa, Tôm đực lớn hơn Tôm cái.
B
Giảm mật độ tôm ở mức độ vừa phải.
C
Tránh ô nhiễm môi trường.
D
Câu A, B đúng.
Câu 8 :
Châu Chấu có 10 dôi lỗ thở nằm ở:
A
Mũi.
B
Bụng.
C
Hai bên cơ thể.
D
Hai câu A, B đúng
Phần 2 : TỰ LUẬN 	 ( 6 điểm )
Câu 1 :
1 điểm
Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào?
Câu 2 :
3 điểm
Hãy giải thích vòng đời của giun Đũa và nêu các biện pháp phòng chống giun Đũa kí sinh ở người?
Câu 3 :
2 điểm
Hãy giải thích ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm. Hiện tượng lột xác ở tôm có tác dụng gì?
C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1 : ( 4 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Ph.án đúng
B
D
D
C
B
D
D
D
Phần 2 : ( 6 điểm )
Bài/câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 :
Thức ăn trong nước được lông bơi đẩy qua miệng hầu, rồi được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Không bào tiết ra enzim tiêu hóa thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát nằm cuối cơ thể.
1
Câu 2 :
Vòng đời của giun đũa và biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh.
3
a)Vòng đời của giun Đũa:
Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim phổi, rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.
1
b) Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
2
- Giữ vệ sinh ăn uống: không dùng tay bẩn cầm thức ăn. Rửa tay sạch trước khi ăn. Thức ăn phải được đậy cẩn thận, khi dùng rau tươi phải được rửa thật sạch trước đó
0,5
- Hạn chế sự phát tán trứng giun trong môi trường, bằng cách xử lý nguồn phân, phải ủ kĩ phân trước khi tưới
0,5
- Khi phát hiện trong cơ thể có giun, cần dùng thuốc trị giun theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. 
0,5
- Tẩy giun theo định kì
0,5
Câu 3:
Ý nghĩa của lớp vỏ kitin và hiện tượng lột xác của tôm:
2
Ý nghĩa của lớp vỏ kitin:
- Nhờ có chất canxi đã tạo cho lớp vỏ kitin của tôm sông cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển và có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài)
- Sắc tố có trong thành phần của vỏ kitin ở tôm giúp tôm có thể thay đổi máu sắc bên ngoài cơ thể để phù hợp với màu của môi trường sống, và nhờ vậy tôm có thể tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
Ý nghĩa của hiện tượng lột xác của tôm:
- Lớp vỏ kitin gây trở ngại cho sự lớn lên của tôm. Do đó sau mỗi giai đoạn sinh trưởng, tôm có hiện tượng lột xác để lớn lên. Sau một thời gian lột xác để lớn lên, một lớp vỏ mới được hình thành bao bọc lại cơ thể.

File đính kèm:

  • docNoel 2008De thi Sinh HK1 va dap an lop 7De 14.doc
Đề thi liên quan