Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: công nghệ 10

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: công nghệ 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: CÔNG NGHỆ 10
_______________
Câu 1: Nêu thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Cho ví dụ? (2,5đ)
Câu 2: Vẽ quy trình nuôi cấy mô tế bào. (1đ)
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa phân hóa học và phân hữu cơ? Cho ít nhất 3 ví dụ về 2 loại phân trên? (2đ)
Câu 4: Trình bày đặc điểm, tính chất, biện pháp cải tạo và tác dụng của từng biện pháp của đất phèn. (3đ)
Câu 5: Kể tên ít nhất 5 loại cây rừng? Là học sinh cần làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng? (1,5đ)
BÀI LÀM
Đáp án:
Câu 1: *Thành tựu: (1đ)
 -Sản lượng lương thực tăng liên tục
 -Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa với một số vùng sản xuất tập trung.
 -Một số sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
 *Hạn chế: (1đ)
 -Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
 -Hệ thống giống, cây trồng, cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu, chưa đáp ứng ngành sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
 Ví dụ: Xuất khẩu lúa (gạo), cá tra, cá basa, tôm, gỗ,.. (0,5đ)
Câu 2: Chọn vật liệu nuôi cấy
 Khử trùng
 Tạo chồi
 Tạo rễ
 Cấy cây vào môi trường thích ứng
 Trồng cây trong vườn ươm
Quy trình nuôi cấy mô tế bào (1đ)
Câu 3: *So sánh (1,5đ)
Phân hóa học
Phân hữu cơ
-Chứa ít nguyên tố hóa học, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
-Chứa nhiều nguyên tố hóa học, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp.
-Dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh.
-Khi bón vào cây, cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới hấp thụ, hiệu quả chậm.
-Bón liên tục, nhiều năm đất bị hóa chua.
-Bón liên tục, nhiều năm không làm hại đất.
-Thành phần dinh dưỡng ổn định.
-Thành phần dinh dưỡng không ổn định.
Ví dụ: *Phân hóa học: phân đạm, phân lân, phân NPK,... (0,25đ)
 *Phân hữu cơ: phân bò, phân dơi, phân xanh như bèo hoa dâu, (0,25đ)
Câu 4: *Đặc điểm, tính chất: 
 -Thành phần cơ giới nặng.Tầng đất khi khô cứng, nứt nẻ. (0,25đ) 
 -Đất rất chua ( pH < 4 ). Trong đất chứa nhiều chất độc hại cho cây trồng ( H2S, CH4, Al3+, Fe3+,) (0,25đ) 
 -Độ phì nhiêu đất thấp. (0,25đ)
 -Hoạt động vi sinh vật đất yếu. (0,25đ)
 *Biện pháp cải tạo và tác dụng của từng biện pháp:
 -Biện pháp thủy lợi: Xây dựng hệ thống kênh, tưới tiêu, nước để tháo chua, rửa mặn, xổ phèn thấp mạch nước ngầm. (0,4đ)
 -Biện pháp bón vôi khử chua để làm giảm chất độc hại của nhôm tự do. Trong quá trình bón vôi xảy ra các phản ứng sau: (0,4đ) 
Keo đất
Keo đất
 CaO + H2O Ca(OH)2
 H+ 2Ca2+
 Al3+ + 2Ca(OH)2 H2 +Al(OH)3
 -Bón phân hữu cơ, đạm, lân, phân vi lượng để tăng độ phì nhiêu cho đất. (0,4đ)
 -Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, nhờ nước mưa, nước tưới để rửa phèn. (0,4đ)
 -Lên liếp lớp đất phía trên úp xuống phái dưới, gốc rạ, cỏ dại phía dưới được lật lên phía trên đệm hữu cơ, hai bên liếp có rãnh tiêu phèn, khi tưới nước ngọt chất phèn hòa tan trôi xuống rãnh tiêu. (0,4đ)
Câu 5: Các loại cây rừng: Đước, tràm, bạch đằng, tùng, gió bầu, keo lai, tre, sao, (0,5đ)
Là học sinh để bảo vệ tài nguyên rừng cần: Bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng, không chặt phá rừng, cho họ biết lợi ích rừng đem lại, tố giác những hành vi làm ảnh hưởng đến rừng, (1đ)
-----HẾT-----

File đính kèm:

  • docde kt hoc ky mon cong nghe 10.doc