Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Đông Thạnh A

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Đông Thạnh A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH ĐÔNG THẠNH A
Lớp : Năm3 . Năm học: 2008 – 2009 
Họ và tên:	
KIỂM TRA CUỐI KỲ 2
Môn : TIẾNG VIỆT (ĐỌC)
Khối lớp 5
Ngày kiểm tra: 12 / 5 / 2009
Điểm KT CK 2
Tên GV coi thi:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Chữ ký:
Tên Gv chấm thi:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Chữ ký:
Đọc
hiểu
Đọc
thành tiếng
Đọc
(chung)
1. ĐỌC THẦM, TRẢ LỜI CÂU HỎI (5 điểm)
Bài đọc thầm: (Học sinh cần đọc kỹ bài đọc thầm)
Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có cây gạo già xoà tán xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kỳ.
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạc đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông... Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.
Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xoè ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn... Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.
	Theo MAI PHƯƠNG
Dựa vào nội dung bài đọc thầm, em hãy đánh dấu chéo (X) vào ô vuông trước ý trả lời đúng trong các câu dưới đây:
Câu 1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?
	a.c Cây gạo già ; thân xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
	b.c Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
	c.c Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh
Câu 2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi? 	
	a.c Cây gạo nở thêm một mùa hoa.
	b.c Cây gạo xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời.
	c.c Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn. 
Câu 3. Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kỳ.”, từ bừng nói lên điều gì?	
	a.c Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.
	b.c Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.
	c.c Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên. 
Câu 4. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê ?
	a.c Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.
	b.c Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới
	c.c Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra. 
Câu 5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo ?
	a.c Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo.
	b.c Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra.
	c.c Báo cho Uỷ ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu.
Câu 6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?
	a.c Thể hiện tinh thần đoàn kết.
	b.c Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
	c.c Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu. 
Câu 7. Câu nào dưới đây là câu ghép?
	a.c Chiều nay, đi học về, thương cùng bạn ùa ra cây gạo.
	b.c Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
	c.c Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. 
Câu 8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.” được nối với nhau bằng cách nào?
	a.c Nối bằng từ “vậy mà”.
	b.c Nối bằng từ “thì”.
	c.c Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
Câu 9. Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sấu hoắm...”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
	a.c Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.
	b.c Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
	c.c Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ.
Câu 10. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.” Có tác dụng gì?
	a.c Ngăn cách các vế câu.
	b.c Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
	c.c Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
2. ĐỌC THÀNH TIẾNG (5 điểm). Học sinh bốc thăm để đọc bài trong thời gian 1 phút và trả lời câu hỏi.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG – Lớp 5
* Đọc thành tiếng: 5 điểm (đọc thành tiếng 4 điểm + TLCH 1 điểm)
Đọc trôi chảy, đúng tiếng, đúng từ, sai không quá 2 tiếng à 1 điểm
Đọc sai 3 – 4 tiếng: 0,5 điểm;
Đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm;
Ngắt hơi đúng ở dấu phẩy, nghỉ hơi đúng ở dấu chấm à 1 điểm
Ngắt nghỉ hơi không đúng 2 – 3 dấu câu: 0,5 điểm;
Ngắt nghỉ hơi không đúng 4 dấu câu trở lên: 0 điểm;
Không có ý thức ngắt nghỉ hơi: 0 điểm.
Giọng đọc có biểu cảm à 1 điểm
Thể hiện biểu cảm chưa rõ: 0,5 điểm;
Không thể được biểu cảm: 0 điểm
Thời gian đọc (không quá 1 phút) à 1 điểm
Trên 1 phút đến 1 phút 30 giây : 0,5 điểm;
Trên 1 phút 30 giây : 0 điểm.
Trả lời câu hỏi đúng à 1 điểm. Điểm 0 – 1 theo đáp án.
ĐÁP ÁN TLCH ĐỌC THÀNH TIẾNG
Bài THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
TLCH (1điểm): Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói: “Quả có chuyên như vậy (0,5đ). Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật” (0,5đ).
Bài TRANH LÀNG HỒ
TLCH (1điểm): Một số tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam là: Tranh vẽ lợn, gà (0,25đ), chuột, ếch (0,25đ), cây dừa (0,25đ), tranh tố nữ (0,25đ).
Bài CON GÁI
TLCH (1điểm): Lời nói của dì Hạnh: “Lại một con vịt trời nữa”.
	 Hình ảnh: cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn (0,5đ).
Bài BẦM ƠI
TLCH (1điểm): Thể hiện ở 4 dòng thơ:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm (0,5đ)
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi (0,5đ).
Nếu HS không trả lời được, GV có thể hỏi:
	+ Trong khổ thơ từ “Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều” đến “Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi” từ nào là từ so sánh? Có mấy từ như vậy?
	+ Trả lời: Từ so sánh là “bằng” (hoặc “chưa bằng” cũng được) (0,5đ)
	Có 2 từ (0,5đ)
Bài THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ (sách TV 5, tập 2, trang 15-16). Em hãy đọc thành tiếng đoạn từ “Trần Thủ Độ có công lớn...” đến hết bài trong thời gian 1 phút.
Câu hỏi . Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
"----------------------------------------------------------------------------------------------
Bài TRANH LÀNG HỒ (sách TV5, tập 2, trang 88). Em hãy đọc thành tiếng từ đầu bài đến “... hóm hỉnh và tươi vui” trong thời gian 1 phút.
Câu hỏi . Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
"----------------------------------------------------------------------------------------------
Bài CON GÁI (sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 112-113) Em hãy đọc thành tiếng từ đầu bài đến “... Tức ghê” trong thời gian 1 phút.
Câu hỏi . Những chi tiết nào (lời nói, hình ảnh) cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn xem thường con gái?
"----------------------------------------------------------------------------------------------
Bài BẦM ƠI (sách TV5, tập 2, trang 130-131) Em hãy đọc thành tiếng từ dòng thơ “Bầm ơi có rét không bầm?” đến dòng thơ “Chưa bàng khó nhọc đời bầm sáu mươi” trong thời gian 1 phút.
Câu hỏi . Anh chiến sĩ đã dùng cách nói so sánh để làm yên lòng mẹ. Cách nói đó thể hiện ở 4 dòng thơ nào?
ĐÁP ÁN ĐỌC THẦM, TLCH – LỚP 5
Có 10 câu (5 điểm); Học sinh trả lời đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm. Đáp án:
Câu 1. a	Câu 2. b	Câu 3. c	Câu 4. c	Câu 5. b
Câu 6. b	Câu 7. b	Câu 8. a	Câu 9. a	Câu 10. c
"----------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỌC THẦM, TLCH – LỚP 5
Có 10 câu (5 điểm); Học sinh trả lời đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm. Đáp án:
Câu 1. a	Câu 2. b	Câu 3. c	Câu 4. c	Câu 5. b
Câu 6. b	Câu 7. b	Câu 8. a	Câu 9. a	Câu 10. c
"----------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỌC THẦM, TLCH – LỚP 5
Có 10 câu (5 điểm); Học sinh trả lời đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm. Đáp án:
Câu 1. a	Câu 2. b	Câu 3. c	Câu 4. c	Câu 5. b
Câu 6. b	Câu 7. b	Câu 8. a	Câu 9. a	Câu 10. c

File đính kèm:

  • docĐề kiểm tra CK2_Tiếng Việt-đọc Lớp 5_08-09.doc