Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Trần Thị Anh Đào

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Trần Thị Anh Đào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Thị Anh Đào ĐỀ THI HỌC KÌ II
	Đề 1	 Môn: TIẾNG VIỆT ( Phần đọc hiểu)
 Thời gian: 40 phút.
Đọc thầm bài: PHÍ TRỰC XỬ ÁN
Phí Trực là quan án đời nhà Trần. Ôâng nổi tiếng thông minh và làm việc rất cẩn thận nên ai cũng kính nể. Mỗi lần xử án, Phí Trực thường xem đi xét lại rất kĩ, quyết không chịu xử sai.
Bấy giờ, trộm cướp nổi lên nhiều, có tên Văn Khánh là đầu xỏ của bọn cướp. Một lần, người ta bắt được một tên cướp, giải lên nộp quan và bảo nó chính là Văn Khánh. Đến lúc tra hỏi, tên ấy nhận ngay, ai cũng cho là thực, duy chỉ có mỗi Phí Trực thì vẫn nghi ngờ.
Aùn ấy để lâu không xử, Thượng hoàng Trần Anh Tông hỏi chuyện đó, Phí Trực trả lời:
- Mạng người rất quan trọng, lòng thần còn có chỗ ngờ, không dám liều lĩnh xử quyết. 
Không bao lâu sau, Thượng hoàng lại hỏi, Phí Trực lại trả lời như lần trước, Thượng hoàng giận mà bảo rằng:
- Nó đã tự nhận như thế còn ngờ gì nữa.
Phí Trực tâu:
- Nó không bị tra tấn khổ sở mà điềm nhiên thú nhận, thần lấy làm ngờ.
 Một tháng sau, Văn Khánh quả nhiên bị bắt. Thượng hoàng khen Phí Trực là vị quan xét án nghiêm minh, cẩn thận.
	Nguyễn Khắc Thuần.
Dựa vào nội dung bài “Phí Trực xử án” đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Quan án Phí Trực nổi tiếng về những phẩm chất gì ?
Thông minh và làm việc rất cẩn thận.
Nhanh nhẹn, can đảm, gan dạ.
Cẩn thận, hào phóng, nhân hậu, nghiêm minh.
Thượng hoàng hai lần nhắc Phí Trực kết án tên cướp Văn Khánh, Phí Trực trả lời ra sao ?
Mạng người rất quan trọng, thần không dám xử quyết.
Thần không dám xử vì chưa tìm được chứng cứ.
Mạng người rất quan trọng, lòng thần còn có chỗ ngờ không dám liều lĩnh xử quyết.
Câu chuyện kết thúc thế nào?
Văn Khánh bị bắt.
Thượng hoàng khen Phí Trực xét án nghiêm minh, cẩn thận.
Một tháng sau Văn Khánh quả nhiên bị bắt, Thượng hoàng khen Phí Trực là vị quan xét án nghiêm minh, cẩn thận.
Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Gạch một gạch dưới trạng ngữ trong câu vừa tìm được.
..
Nối câu ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp với lời yêu cầu, đề nghị.
A	B
	- Bơm dùm bánh xe!	Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự
	- Bác ơi, bơm dùm cháu bánh xe ạ! 
	- Lấy dùm cây thước kẻ!
	- Cậu làm ơn lấy hộ tớ cây thước kẻ!	Lời yêu cầu, đề nghị không lịch sự
ĐÁP ÁN .
1.Quan án Phí Trực nổi tiếng về những phẩm chất gì ?	( 1 điểm)
 x Thông minh và làm việc rất cẩn thận.
Thượng hoàng hai lần nhắc Phí Trực kết án tên cướp Văn Khánh, Phí Trực trả lời ra sao ?
x Mạng người rất quan trọng, lòng thần còn có chỗ ngờ không dám liều lĩnh xử quyết.	( 1 điểm)
Câu chuyện kết thúc thế nào?
 x Một tháng sau Văn Khánh quả nhiên bị bắt, Thượng hoàng khen Phí Trực là vị quan xét án nghiêm minh, cẩn thận.	( 1 điểm)
Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Gạch một gạch dưới trạng ngữ trong câu vừa tìm được.	( 1 điểm)
- Đặt đúng câu được 0.5 điểm, gạch dưới trạng ngữ được 0.5 điểm.
Nối câu ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp với lời yêu cầu, đề nghị.	( 1 điểm)
A	B
	- Bơm dùm bánh xe!	Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự
	- Bác ơi, bơm dùm cháu bánh xe ạ! 
	- Lấy dùm cây thước kẻ!
	- Cậu làm ơn lấy hộ tớ cây thước kẻ!	Lời yêu cầu, đề nghị không lịch sự
GV: Trần Thị Anh Đào ĐỀ THI HỌC KÌ II
	Đề 2	 Môn: TIẾNG VIỆT ( Phần đọc hiểu)
 Thời gian: 40 phút.
 Đọc thầm bài: LÊN ĐƯỜNG
Một buổi chiều, tôi đứng bên đầm nước, trông ra. Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. Quay lại, tôi thấy một Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài nhọn, đánh tới tấp. Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. Tôi đứng ngắm và khen thầm. Trũi gan góc, một chống với đôi mà địch thủ vẫn luôn luôn bị đòn đau. Nhưng hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng.Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.Trũi biết thế nguy, lùi khỏi vòng chiến nhảy bòm xuống dòng nước, bơi sang bên này. Thấy thế, bọn Bọ Muỗm bay ào sang rợp cả mặt nước.Trũi ta không dè bọn Muỗm bay mau thế. Anh ta chỉ kịp giơ hai cái càng có răng cưa tròn xoe lên thì đã thấy không biết bao nhiêu răng , móc đánh , chém tới tấp xuống. Trũi ngã quỵ. Lũ kia xô cưỡi lên. Nhất định có án mạng phen này. 
	Tôi chạy tới. Bọn Bọ Muỗm hốt hoảng bay đi hết.
	Trũi nằm chỏng gọng, bất tỉnh nhân sự. Tôi vực về cửa hang, lấy nước phun vào mặt. Một lát, Trũi tỉnh, rối rít tạ ơn. Tôi khuyên Trũi nên ở lại hang tôi mà chữa bệnh tới khi khỏi hẳn hãy về.Từ hôm ấy, Trũi ở luôn hang tôi và tôn tôi làm anh.
	Được ít lâu, các vết thương cũa Trũi liền dấu.
	Mấy hôm trò chuyện, tôi biết tính Trũi cũng ưa sự đi đây đi đó. Tôi ngỏ ý rủ Trũi cùng đi du lịch. Trũi reo lên, nhận lời ngay. 
Vào một ngày cuối thu, Dế Mèn và Trũi lên đường.
Dựa vào nội dung bài “Lên đường” Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng.
Dế Mèn gặp Trũi trong hoàn cảnh thế nào?	
Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm.
Dế Trũi đang dạo chơi ở bờ hồ.
Dế Trũi đang gục đầu khóc bên tảng đá cuội.
Điều gì xảy ra khi Dế mèn chạy tới?	 
Bọn Bọ Muỗm đứng lại chống cự với Dế mèn.
Bọn Bọ Muỗm xin Dế mèn tha tội.
Bọn Bọ Muỗm hốt hoảng bay đi hết.
Dế mèn và Dế Trũi kết nghĩa anh em, rủ nhau đi du lịch và họ lên đường vào lúc nào?
a) Vào một ngày cuối đông.
	b) Mùa xuân họ cùng nhau lên đường.
	c) Vào một ngày cuối thu.
Câu: “Từ hôm ấy, Trũi ở luôn hang tôi và tôn tôi làm anh”.
- Gạch một gạch dưới trạng ngữ trong câu trên.
Trạng ngữ trên chỉ: :
Muốn hỏi giờ của một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào? 
Mấy giờ rồi?
Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?
Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ạ?
Bác ơi! Bác xem giúp cháu mấy giờ rồi ạ?
ĐÁP ÁN .
Dế Mèn gặp Trũi trong hoàn cảnh thế nào? ( 1 điểm)
a) Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm.
Điều gì xảy ra khi Dế mèn chạy tới?( 1 điểm)
c)Bọn Bọ Muỗm hốt hoảng bay đi hết.
Dế mèn và Dế Trũi kết nghĩa anh em, rủ nhau đi du lịch và họ lên đường vào lúc nào?
	c) Vào một ngày cuối thu.	( 1 điểm)
Câu: “Từ hôm ấy, Trũi ở luôn hang tôi và tôn tôi làm anh”.	( 1 điểm)
- Gạch một gạch dưới trạng ngữ trong câu trên.
Trạng ngữ trên là: Trạng ngữ chỉ thời gian 
Muốn hỏi giờ của một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào? ( 1 điểm)
c) Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi ạ?
Bác ơi! Bác xem giúp cháu mấy giờ rồi ạ?
* Lưu ý: Học sinh có thể chọn 1 trong 2 câu trên vẫn cho trọn điểm. 
GV: Trần Thị Anh Đào ĐỀ THI HỌC KÌ II
	Đề 3	 Môn: TIẾNG VIỆT ( Phần đọc hiểu)
 Thời gian: 40 phút.
Đọc thầm bài: HAI BÀN TAY CHIẾN SĨ.
Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn bông băng kín cả bàn tay anh, rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui, chỉ còn xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống một cái thuyền, chèo ra giữa dòng, lần lượt quăng từng người xuống nước.
	May mắn hai tay không bị xích, Bẩm ráng hết sức nhoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống một vực sâu thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu.
	Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn bỗng thấy đau nhói hai bàn tay, anh giật mình tỉnh dậy. Một đàn quạ chen nhau rỉa hai bàn tay anh, vừa rỉa, chúng vừa kêu inh ỏi.Mùi hôi thối từ hai bàn tay xông lên. Đàn quạ lại lăn vào rỉa. Bẩm đành nghiến răng, thọc sâu hai tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được đành vỗ cánh bay đi.
	Hai cánh tay Bẩm chôn xuống cát nóng, ngập đến khuỷu. Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa xúm vào đốt cả tay, cả chân, cả người anh. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ: nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu. 
 Theo Nguyễn Huy Tưởng
II .Dựa vào nội dung bài “Hai bàn tay chiến sĩ” Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng.
1.Bọn giặc tra tấn anh Bẩm như thế nào?
a) Mang anh ra ngoài phơi nắng cả ngày.
b) Đóng đinh vào các đầu ngón tay của anh.
c) Quấn bông băng kín cả hai bàn tay rồi tẩm xăng, châm lửa đốt.
2. Khi giặc quăng anh xuống sông, anh Bẩm thoát chết là nhờ vào đâu?
a) Một chiếc thuyền ngư dân đã cứu anh.
b) Nhờ hai tay không bị xích, anh đã cố sức tàn ngoi lên, cuối cùng anh thoát chết.
c) Gặp một bác đánh cá cứu sống.
3. Chọn các tên dưới đây thể hiện đúng nghĩa của câu chuyện.
 	a) Tình yêu cuộc sống.	c) Ý chí của người chiến sĩ.
	b) Trở về với cuộc chiến đấu.	d) Người chiến sĩ giàu nghị lực.	
4. Xác định trạng ngữ trong câu sau đây và nêu tác dụng của trạng ngữ ấy?
“Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống một cái thuyền, chèo ra giữa dòng, lần lượt quăng từng người xuống nước.”
- Trạng ngữ là:
- Tác dụng của trạng ngữ: 
5. Đánh dấu x vào ô trống mà em cho là đúng?Câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?
- Ôâi, bạn Lan đến kìa!
 	 Bộc lộ cảm xúc vui mừng.
	Bộc lộ cảm xúc thán phục.
Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.	
Bộc lộ cảm xúc đau xót.
ĐÁP ÁN .
1.Bọn giặc tra tấn anh Bẩm như thế nào?	( 1 điểm)
c) Quấn bông băng kín cả hai bàn tay rồi tẩm xăng, châm lửa đốt.
2. Khi giặc quăng anh xuống sông, anh Bẩm thoát chết là nhờ vào đâu?	( 1 điểm)
b) Nhờ hai tay không bị xích, anh đã cố sức tàn ngoi lên, cuối cùng anh thoát chết.
3. Chọn các tên dưới đây thể hiện đúng nghĩa của câu chuyện.	( 1 điểm)
	b) Trở về với cuộc chiến đấu.	
4. Xác định trạng ngữ trong câu sau đây và nêu tác dụng của trạng ngữ ấy? ( 1 điểm)
“Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống một cái thuyền, chèo ra giữa dòng, lần lượt quăng từng người xuống nước.”
- Trạng ngữ là: Rồi một đêm
Trạng ngữ chỉ thời gian.
5. Đánh dấu x vào ô trống mà em cho là đúng?	( 1 điểm)
Câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?
- Ôâi, bạn Lan đến kìa!
x
 x Bộc lộ cảm xúc vui mừng.
GV: Mai Thị Thanh Huyền. ĐỀ THI HỌC KÌ II
 Môn: TIẾNG VIỆT ( Phần đọc hiểu)
 Thời gian: 40 phút.
I. Đọc thầm bài: CON SƠN DƯƠNG
	Sông Nha Trang sau mùa mưa lụt tháng mười, nước lại trong xanh êm đềm trôi giữa Hòn Thơm và làng quê rợp bóng lũy tre, hàng dừa, vườn cây ăn trái, rộn rã tiếng chim gọi bình minh. Ngày chủ nhật, nghỉ học, Trọng Nghĩa cùng em gái Minh Đức, xin phép ba mẹ bơi ghe men theo bờ sông câu cá luối, cá đỏ mang. Sau khi theo nước lụt đi sinh sản, trên đường về nguồn, cá đói nên ăn mồi dữ lắm. Hai anh em vừa cột ghe dưới lùm tre, chỗ nước sâu và êm, Minh Đức bỗng thảng thốt:
	- Anh Nghĩa, con nghé bị trói! 
	- Con sơn dương em ạ. Lông nó màu xám đen, chân nhỏ, đuôi ngắn, mới nhú sừng. Trời ơi ! Mấy ông bợm nhậu định làm thịt nó. Em thấy không? Họ đang mài dao, chất rơm sau quán kia kìa!
	- Nó chết ư? Tội nghiệp nó quá! 
	- Em mở sẵn dây, níu ghe sát bờ. Anh bò lên cứu nó.
	- Họ đánh chết anh ơi! Những người say xỉn hung lắm !
	- Dù sao, cũng không để cho họ giết nó.
	Đâm ghe vào sâu trong hói Bà Kỳ, hai anh em ì ạch khiêng con sơn dương lên bờ, dùng răng cắn dây mở trói. Con sơn dương lúc lắc đuôi, nhắc thử chân, ngước đôi mắt đen to nhìn Nghĩa, Đức như muốn cảm ơn.
	Huỳnh Việt Hải.
II .Dựa vào nội dung bài “Con sơn dương” Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng.
1.Con sơn dương trong bài văn trên có những đặc điểm gì?	
a) Lông nó màu xám đen, chân nhỏ, đuôi dài, không có sừng.
b) Lông nó màu đen, chân dài, đuôi ngắn.
c) Lông nó màu xám đen, chân nhỏ, đuôi ngắn, mới nhú sừng.
2. Việc cứu con sơn dương của hai anh em Nghĩa, Đức nói lên điều gì?
a) Hai anh em Nghĩa, Đức rất tinh nghịch.
b) Hai anh em Nghĩa, Đức gan dạ và rất thương yêu động vật.
c) Hai anh em Nghĩa, Đức thích phiêu lưu, mạo hiểm.
3. Trạng ngữ trong câu: “ Ngày chủ nhật, Trọng Nghĩa cùng em gái Minh Đức bơi ghe men theo bờ sông câu cá luối, cá đỏ mang” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Vì sao? b. Khi nào? c. Ở đâu?	
4. Câu: “ Tội nghiệp nó quá !” thuộc loại câu nào?
a) Câu cảm. b) Câu kể. c) Câu khiến.
5.Vị ngữ trong câu: “Hai anh em vừa cột ghe dưới lùm tre, chỗ nước sâu và êm” là: 
Hai anh em.
Vừa cột ghe dươí lùm tre, chỗ nước sâu và êm.
Chỗ nước sâu và êm.	
 Đáp án .
1.Con sơn dương trong bài văn trên có những đặc điểm gì?	( 1 điểm) 	
 c) Lông nó màu xám đen, chân nhỏ, đuôi ngắn, mới nhú sừng.
2. Việc cứu con sơn dương của hai anh em Nghĩa, Đức nói lên điều gì? ( 1 điểm)
 b) Hai anh em Nghĩa, Đức gan dạ và rất thương yêu động vật.
3. Trạng ngữ trong câu: “ Ngày chủ nhật, Trọng Nghĩa cùng em gái Minh Đức bơi ghe men theo bờ sông câu cá luối, cá đỏ mang” trả lời cho câu hỏi nào? ( 1 điểm)
b. Khi nào? 
4. Câu: “ Tội nghiệp nó quá !” thuộc loại câu nào? ( 1 điểm)
 a) Câu cảm. 
5.Vị ngữ trong câu: “Hai anh em vừa cột ghe dưới lùm tre, chỗ nước sâu và êm” là: 
( 1 điểm)
b.Vừa cột ghe dươí lùm tre, chỗ nước sâu và êm.

File đính kèm:

  • docDOCTHAM4 KII.doc