Đề kiểm tra học kì II – năm học: 2011-2012 môn công nghệ lớp 6

doc6 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II – năm học: 2011-2012 môn công nghệ lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ngô Gia Tự ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2011-2012
 Tổ :Tự Nhiên MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 6
 Ngày Kiểm tra: 18-04-2012
I. PHẠM VI KIẾN THỨC : Từ tuần 20 đến tuần 33 (bài 40 – bài 48 / SGK) – Công nghệ 6
II. MỤC ĐÍCH:
- Đối với HS: tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân.
- Đối với GV: đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong Chương III (Từ bài 15 – bài 23/ SGK – Công nghệ 6) à Qua đó xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập - hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương và đánh giá được đúng đối tượng học sinh.
III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (40% TNKQ, 60% TL)
IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA :
 1 Tính trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình :
Nội Dung Kiến thức
Tổng số tiết
L Thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1 Chương III :.Nấu ăn trong gia đình
24
15
10.5
13.5
43,75
56,25
Tổng
24
15
10.5
13.5
43,75
56,25
2. Tính số câu hỏi và điểm số :
Nội dung Chủ đề
Trọng số
Số lượng câu
Điểm
Tổng số
Tr Nghiệm
Tự luận
1 Chương III :.Nấu ăn trong gia đình
43,75
4,85
5(2, 5 đ)
2, 5
1 Chương III :.Nấu ăn trong gia đình
56,25
6,26
3 (1,5 đ)
3 (6 đ)
7,5
Tổng
100
11 câu
8 câu ; 4 đ
3 câu, 6 đ
10
3. Thiết lập bảng ma trận :
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương III :
.Nấu ăn trong gia đình 
- Biết được vai trò các chất dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Biết được ý nghĩa của việc phân chia thức ăn thành các nhóm và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm
- Biết được ý nghĩa và cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn
- Biết được khái niệm bữa ăn hợp lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn và phân chia số bữa ăn trong ngày
- Hiểu được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn, các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thức ăn
- Hiểu được khái niệm, qui trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
- Hiểu được cách thực hiện qiu trình tổ chức bữa ăn
- Lựa chọn được thực phẩm ở các nhóm thức ăn cân đối, hợp lý
- Thay thế được các nhóm thức ăn trong cùng một nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
- Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình
- Chế biến được món ăn đơn giản trong gia đình
- Xây dựng đực thực đơn bữa cơm thường và liên hoan đơn giản
Số câu hỏi
5
3
2
1
11
Số điểm
2,5
1, 5
4
2
10
TS câu hỏi
5
3
3
11
TS điểm
2,5
1,5
6
10
TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II(Năm học:2011-2012)
 Môn: CÔNG NGHỆ 6, Thời gian: 45 phút
 Ngày kiểm tra: 18-04-2012 ĐỀ A
II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Thời gian làm bài: 15 phút (4đ) 
 Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Em hãy chọn một loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế Cá
	A Đậu que. 	 C. Đậu đũa
	B. Đậu phụ (đậu hủ). 	 D. Đậu rồng
Câu 2: Không ăn bữa sáng là :
 	A. Có hại cho sức khoẻ. 	 C Tiết kiệm thời gian
 	B. Thói quen tốt 	 D. Góp phần giảm cân 
Câu 3: Món gỏi ngó sen - thịt gà đựoc dùng làm món 
 	A. Sau khai vị 	 C. Khai vị
 	B. Món chính	 	 D. Món thêm 
Câu 4: Để làm món tráng miệng, người ta thường chọn các loại thực phẩm nào?
	A. Các loại gia vị	 	 C. Các loại rau sống
	B. Các loại canh 	 D. Các lọai chè hoặc trái cây 
Câu 5: Thông thường một ngày chúng ta ăn mấy bữa?
	A. Một bữa chính vào lúc 12 giờ trưa 	 C. Ba bữa chính
	B. Một bữa phụ và một bữa chính 	 D. Hai bữa chính và một bữa phụ
Câu 6: Thực đơn cho bữa ăn thường ngày gồm cơm và 
	A. Thịt kho, dưa muối, canh chua 	 C. Nhiều món ăn tùy theo ý thích
 B. Ba món chính là canh, mặn, xào 	 D. Khai vị, đồ uống, tráng miệng
Câu 7 Bữa ăn hợp lý là bữa ăn :
	 A. Có nhiều tiền 
	B. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động 
	C. Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
	D Có nhiều loại thức ăn . 
Câu 8: Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần thực hiện theo quy trình
A. Xây dựng thưc đơn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn
B. Xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn	
C. Xây dựng thưc đơn; chế biến món ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn	
D. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn	
----------Hết---------
TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II(Năm học:2011-2012)
 Môn: CÔNG NGHỆ 6, Thời gian: 45 phút
 Ngày kiểm tra: 18-04-2012 ĐỀ B
II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Thời gian làm bài: 15 phút (4đ) 
 Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Em hãy chọn một loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế Cá
	A Đậu que. 	 C. Đậu phụ (đậu hủ).
	B. Đậu đũa 	 D. Đậu rồng
Câu 2: Không ăn bữa sáng là :
 	A. Thói quen tốt 	 C Tiết kiệm thời gian
 	B. Có hại cho sức khoẻ. 	D. Góp phần giảm cân 
Câu 3: Món gỏi ngó sen - thịt gà đựoc dùng làm món 
 	A. Khai vị 	C. Sau khai vị 
 	 B. Món chính	 	 D. Món thêm 
Câu 4: Để làm món tráng miệng, người ta thường chọn các loại thực phẩm nào?
	A. Các loại gia vị	 	 C. Các loại rau sống
	B. Các lọai chè hoặc trái cây	D. Các loại canh 
Câu 5: Thông thường một ngày chúng ta ăn mấy bữa?
	A. Một bữa chính vào lúc 12 giờ trưa 	C. Ba bữa chính
	B. Hai bữa chính và một bữa phụ 	D. Một bữa phụ và một bữa chính 
Câu 6: Thực đơn cho bữa ăn thường ngày gồm cơm và 
	A. Thịt kho, dưa muối, canh chua 	C. Ba món chính là canh, mặn, xào
 B. Nhiều món ăn tùy theo ý thích 	D. Khai vị, đồ uống, tráng miệng
Câu 7 Bữa ăn hợp lý là bữa ăn :
	 A. Có nhiều loại thức ăn 
	B. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động 
	C. Có nhiều tiền 
	D Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. . 
Câu 8: Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần thực hiện theo quy trình
A. Xây dựng thưc đơn; chế biến món ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn	
B. Xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn	
C. Xây dựng thưc đơn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn
D. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn	
----------Hết---------
TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2011-2012
 MÔN : CÔNG NGHỆ KHỐI 6
 Thời gian làm bài: 45 phút
 Họ và Tên: Lớp:....... 
Chữ kí giám thị
Điểm
Nhận xét của Giáo viên
I. PHẦN TỰ LUẬN: Thời gian làm bài 30 phút (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Thức ăn được phân chia thành những nhóm dinh dưỡng nào? Việc phân nhóm đó có tác dụng gì trong việc tổ chức bữa ăn gia đình?
Câu 2 (2 điểm): Thế nào là bữa ăn hợp lý? Để tổ chức 1 bữa ăn hợp lý cần tuân theo những nguyên tắc nào?
Câu 3 (2 điểm): Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn. Hãy hoàn chỉnh thực đơn sau bằng cách định lượng thực phẩm cần chuẩn bị:
Thực đơn cho bữa ăn hàng ngày (dùng cho 4 người)
1. Rau muống luộc; 	2. Thịt kho;	3. Nước chấm; 	4. Cơm
BÀI LÀM
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM : Thời gian làm bài 15 phút (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
I. PHẦN TỰ LUẬN:
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-200912
Môn Công nghệ Lớp 6
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2đ)
+ Thức ăn được phân chia làm 4 nhóm: Nhóm giàu chất đạm; nhóm giàu chất đường bột; nhóm giàu chất béo; nhóm giàu vitamin và chất khoáng
+ Tác dụng của việc phân nhóm thức ăn: Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiếtmà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
1
1
2
(2đ)
+ Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
+ Có 4 nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình: 
Dựa vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình
Tuỳ theo điều kiện tài chính của gia đình.
Đảm bảo sự cân bằng chất dinh dưỡng
Thay đổi món ăn
1
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(2đ)
+ Có 3 nguyên tắc xây dựng thực đơn: 
- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn
- Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.
+ Định lượng thực phẩm cho thực đơn: 
 - Rau muống luộc: 1-2 mớ (1kg)
 - Thịt kho: 3-4 lạng
 - Nước chấm: ½ bát
 - Cơm: 1, 5- 2 bơ gạo (1kg)
0,25
0,25
 0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm) Mỗi câu đúng 0,5đ
ĐỀ A
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
C
D
D
B
C
A
ĐỀ B
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
A
B
B
C
D
C
 Ninh Hưng, ngày 12 tháng 04 năm 2012 
BGH Tổ Trưởng GVBM
 Phan Văn Xuấn

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HOC KI II CN 62012.doc
Đề thi liên quan