Đề kiểm tra học kì II năm học (2010- 2011) Lớp 11 Ngữ Văn(chương trình chuẩn)

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học (2010- 2011) Lớp 11 Ngữ Văn(chương trình chuẩn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC (2010- 2011) LỚP 11
NGỮ VĂN(CT CHUẨN)

Thời gian: 90 phút

MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn ngữ văn 11 của học sinh.
Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình ngữ văn 11 học kì II theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Làm văn, Tiếng việt, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc ngiệm khách quan và tự luận.
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
Nhớ được nhũng kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học.
Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức tiếng việt, làm văn: Nghĩa của câu ,Đặc điểm loại hình của tiếng Việt ,Phong cách ngôn ngữ chính luận .
Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một số vấn đề nghị luận văn học.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần trắc nghiệm trong 15 phút; phần tự luận trong 75 phút.
THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê các chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 11, học kì II;
Chọn các nội dung cần đánh giá;
Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
Xác định khung ma trận:

 Mức độ 


Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng


Cộng


TN

TN
Vận dụng thấp
Vận dụng cao




TN
TL

1.Tiếng việt:
- Nghĩa của câu , Đặc điểm loại hình của tiếng Việt , Phong cách ngôn ngữ chính luận.
-Nhận biết :Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ chính luận.
-Hiểu nghĩa của câu…
-Vận dụng kiến thức để xác định được nghĩa sự việc và nghĩa nghĩa tình thái trong câu;Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2(c 1,c4)
1(c5)
2(c10, c6)

5

 0.5
 0.25
 0.5

12.5%= 1.25
2.Văn học:
Văn bản văn học.
- Nhận biết về thể loại một số tác phẩm;tác giả…..
- Hiểu về nghệ thuật dùng từ; giải thích hình tượng nghệ thuật.
- Từ nội dung của tác phẩm rút ra cảm hứng xuyên suốt bài thơ,âm hưởng chủ đạo bài thơ.


Số câu

Số điểm 
Tỉ lệ %
3(c2, c3,c8)
2(c7, c11)
2(c9,c12)

 7

 0.75
 0.5 
 0.5

17.5%=1.75
2.Làm văn:
-Nghị luận văn học.



Vận dụng những kiến thức về tác giả ,tác phẩm ,về đặc trưng thể loại ,kết hợp các thao tác nghị luận và phương thức biểu đạt để trình bày những cảm nhân ,suy nghĩ của bản thân về một đoạn thơ.

Số câu

Số điểm 
Tỉ lệ %



 1
1




 7.0
70%=7,0
Tổng số câu:
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5
 1.25
 12,5%
3
 0,75
 7,5% 
4 
 1.0
 10%
1 
 7.0
 70%
13
 10
 100%


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC ( 2010- 2011)
TRƯỜNG THPT SỐI PHÙ MỸ MÔN :NGỮ VĂN-KHỐI 11
Họ tên:…………………………… Lớp 11A Thời gian :90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ. án












A PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm) Học sinh ghi đáp án đã chọn vào ô tương ứng trên:
Câu 1: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
 A . Hòa kết B . Đơn lập C . Chắp dính D. Hỗn nhập 
Câu 2: Từ nào được xem là ”nhãn tự”của bài thơ Chiều tối (Mộ)-Hồ Chí Minh?
A . Sơn thôn B .Điểu C .Bao túc D . Hồng.
Câu 3: Trong bài ”Hầu Trời”(Tản Đà),so sánh nào không có trong lời tán dương của trời dành cho tác giả ?
A. Mát như sương. B. Lạnh như tuyết. C. Êm như gió thoáng D. Đầm như mưa sa.
Câu 4: Thể loại nào sau đây không thuộc Phong cách ngôn ngữ chính luận ?
A. Tuyên ngôn B. Hịch. C. Lời kêu gọi D. . Kịch
Câu 5 Chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng 2 thành phần nghĩa: sự việc và tình thái :“Một kẻ biết kính mến khí phách, kẻ biết tiếc, biết kính trọng người tài …………… không phải là kẻ xấu hay vô tình “
A. Hẳn B. Hình như C. Có lẽ D. Có thể	
Câu 6:Nội dung phân tích nào đối với câu đối sau đây không nói lên đặc điểm loại hình của tiếng Việt?
 Ruồi đậu mâm xôi,mâm xôi đậu.
 Kiến bò đĩa thịt,đĩa thịt bò.
 A Có hiện tượng sử dụng từ đồng âm. B Các từ không biến đổi hình thái.
 C. Các ý nghĩa ngữ pháp của các từ được biểu thị bằng cách sắp xếp trật tự từ.
 D .Các tiếng có cấu tạo theo mô hình cố định,tối thiểu gồm có âm chính và thanh điệu.

Câu 7: Trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà”. Chữ “ai “ thứ nhất chỉ chủ thể thi sĩ ,chữ “ai “còn lại được hiểu là :
A .Chỉ người “khách đường xa “kia B .Chỉ tình người trong cõi trần này.
C .Cả A và B D .Chỉ dùng với hàm nghĩa mang tính trách móc.
Câu 8 :Nhà thơ nào được Hoài Thanh đánh giá là “ Người dạo bản đàn mở đầu cho cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa” ?
A .Phan Bội Châu B Tản Đà
C .Xuân Diệu D .Nguyễn Bính.
Câu 9:Cảm hứng xuyên suốt bài thơ”Tràng Giang” là gì?
A. Nỗi đau thân phận của một người dân mất nước. B Nỗi buồn triền miên,nỗi sầu nhân thế
C .Nỗi buồn của kẻ tha hương. D .Cả A,B và C
Câu 10: Trong hai ngữ liệu sau, từ đâu trong ngữ liệu nào không phải là một tình thái từ?
 (1) Một phen thay đổi sơn hà,
 Tấm thân chiếc lá biết là về đâu. (Nguyễn Du,Văn chiêu hồn) 
 (2) Khốn nạn…ông Giáo ơi!....Nó có biết gì đâu! (Nam Cao,Lão Hạc)
 A.Từ”đâu”trong ngữ liệu(1) B Từ”đâu”trong ngữ liệu(2) 
Câu 11:Chữ tôi trong thơ mới ,theo tác giả là:
A.Thiếu lòng can đảm B. Đáng phê phán
C. Đáng thương,tội nghiệp. D. Không đáng bàn. 
Câu 12. Âm hưởng chủ đạo của bài thơ Từ ấy là gì?
A.Niềm vui sướng,say mê.	 B. Rộn ràng ,trang trọng.
C.Trầm lắng ,thiêng liêng.	 D. Tha thiết ,thiêng liêng.
B PHẦN TỰ LUẬN:( 7 điểm)
 Cảm nhận của anh (chị )về đoạn thơ sau trong bài thơ”Vội Vàng”của Xuân Diệu.
 “ Ta muốn ôm
 Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
 Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
 Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
 Và non nước,và cây, và cỏ rạng,
 Cho chếch choáng mùi thơm ,cho đã đầy ánh sáng,
 Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
 -Hỡi xuân hồng , ta muốn cắn vào ngươi! “ 
 (Ngữ văn 11,tập hai,NXBGD,Tr23)
 
 ĐÁP ÁN VĂN 11
PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ. án
B 
D
A
D
A
A
C
B
B
A
C
A

B .PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm )
 1 Yêu cầu về kĩ năng :
 Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học , nhất là cảm thụ đoạn thơ; kết cấu bài viết chặt chẽ , diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả , dùng từ và ngữ pháp .
 2 Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng cần đạt các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích. 
- Cảm nhận cái locgic biện chứng của sự diễn biến ,phát triển của tâm trạng thi nhân:lòng yêu đời tha thiết .
+Từ “muốn “lặp đi lặp lại đến năm lần.;…
+ Hình ảnh tươi mới,đầy sức sống :sự sống mơn mởn,mây đưa và gió lượn ;cánh bướm của tình yêu;cái hôn nhiều ; non nước, cỏ cây;mùi thơm,ánh sáng ,thanh sắc;xuân hồng.
+Ngôn từ :các động từ cũng được thể hiện theo chiều tăng tiến:ôm-riết-say-thâu-cắn …đã cho thấy niềm khao khát giao cảm với đời của thi nhân mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn;
+ Nhịp điệu: dồn dập ,sôi nổi, hối hả,vội vàng, cuồng nhiệt: được tạo nên bởi những câu dài xen kẽ ,với nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp và ngắt nhịp nhanh, mạnh:”ta”:5 lần ,”và”:3 lần,”cho”:3 lần->đoạn thơ tiêu biểu cho cảm hứng quan trọng trong thơ Xuân Diệu-đó là niềm khát khao giao cảm với đời nhưng băn khoăn trước cuộc sống thực tại, nên lòng yêu đời ấy lại bùng lên mãnh liệt ở cuối bài thơ.
->Đoạn thơ tiêu biểu cho sự cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu trong “thơ mới”
(Lưu ý:Hình ảnh mới mẻ, độc đáo nhất:các em tìm theo ý thích riêng của mình và nói rõ vì sao mình thích hình ảnh đó)
- Kết luận:
Đoạn thơ là lời giục giã hãy sống vội vàng,hãy ra sức tận hưởng mùa xuân, tình yêu thật đắm say, cuồng nhiệt, hết mình…
3. Cách cho điểm.
+ Điểm 7: Đáp ứng được yêu cầu trên, bài cảm nhận sâu sắc , viết bài cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt
+ Điểm 6 : Trình bày được một phần lớn về yêu cầu trên, bài viết cảm xúc,còn mắc một số lỗi diễn đạt.
+ Điểm 5,4 : Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 + Điểm 3,2: Cảm nhận ,phân tích sơ sài,còn mắc một số lỗi diễn đạt.diễn đạt còn yếu.
+ Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài.
+ Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.



File đính kèm:

  • docDe Van 11HK2S5.doc