Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2008 – 2009 môn: Sinh học 7 - Trường THCS Nghĩa Tân

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2008 – 2009 môn: Sinh học 7 - Trường THCS Nghĩa Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nghĩa Tân Đề kiểm tra học kì II - năm học 2008 – 2009
 Môn: Sinh học 7
 Thời gian: 45 phút
	 ( Học sinh làm bài vào đề )
I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) : 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Tim của chim bồ câu có cấu tạo như thế nào?
A. Tim 4 ngăn gồm 2 nửa riêng biệt	C. Tim 2 ngăn
B. Tim 3 ngăn với vách ngăn hụt	D. Tim 3 ngăn
Câu 2. Máu đi nuôi cơ thể ở chim là:
A. Máu đỏ thẫm 	C. Máu pha
B. Máu đỏ tươi	D. Máu pha ít 
Câu 3. Vì sao nói thỏ là động vật hằng nhiệt?
A. Vì nhiệt độ cơ thể của thỏ luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
B. Vì nhiệt độ cơ thể của thỏ không bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
C. Vì nhiệt độ cơ thể của thỏ luôn ở mức cao.
D. Vì nhiệt độ cơ thể của thỏ luôn ở mức thấp.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ tuần hoàn thỏ?
A. Tim 3 ngăn 	C. Có 2 vòng tuần hoàn 
B. Tim 4 ngăn	D. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Câu 5. Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm những động vật di chuyển bằng cách nhảy hai chân sau?
A. Châu chấu, gà, hươu. 	C. Châu chấu, kanguru.
B. Châu chấu, giun đất, thằn lằn.	D. Vịt trời, gà, châu chấu.
Câu 6. Nhóm nào có hệ thần kinh hình ống (bộ não, tuỷ sống)?
A. Giun đốt, chân khớp	C. Động vật nguyên sinh 
B. Động vật có xương sống	D. Ruột khoang
II- Tự luận (7 điểm): (Phần tự luận làm sang trang sau)
Câu 1. Nêu sự phân hoá và chuyên hoá của hệ tuần hoàn trong quá trình tiến hoá của các ngành động vật? (3,5 đ)
Câu 2. Hãy minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú? (2,5 đ)
Câu 3. Tại sao nói sự đẻ con và nuôi con bằng sữa là hình thức sinh sản tiến hoá nhất? (1đ)
Đáp án đề kiểm tra học kì II
Môn: Sinh 7
I- Trắc nghiệm (3đ)
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: B
Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B
II- Tự luận (7đ)
Câu 1: (3,5đ) Học sinh phải nêu đủ các ngành động vật đã học và đặc điểm tuần hoàn của các ngành đó.
- Ngành Động vật nguyên sinh và ngành Ruột khoang ----> chưa có hệ tuần hoàn (0,5đ)
- Ngành Giun đốt, ngành chân khớp ----> đã có tim đơn giản, tim chưa có ngăn (0,5đ)
- Ngành Động vật có xương sống:
 + Cá: tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn (0,5đ)
 + Lưỡng cư: tim có 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể (0,5đ)
 + Bò sát: tim có 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu nuôi cơ thể pha ít, có 2 vòng tuần 
 hoàn (0,5đ)
 + Chim, thú -----> tim 4 ngăn chia làm 2 nửa riêng biệt, máu nuôi cơ thể màu đỏ tươi, có 2 vòng tuần hoàn (0,5đ)
* Nhận xét: (0,5đ)
 Trong quá trình tiến hoá của động vật, hệ tuần hoàn được hình thành và hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hoá, nghĩa là ở hệ tuần hoàn có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phức tạp thích nghi được với những điều kiện sống đặc trưng của mỗi nhóm Động vật.
Câu 2: (2,5 điểm)
* Vai trò của thú:
- Cung cấp thực phẩm: Trâu, bò, lợn, thỏ, cừu dê. (0,5đ)
- Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa, voi. (0,5đ)
- Cung cấp dược liệu quý: nhung (sừng non) của hươu nai, xương (hổ, gấu, hươu nai), mật gấu, vảy tê tê. (0,5đ)
- Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông (hổ, báo), ngà voi, sừng (tê giác, trâu bò), xạ hương (hươu xạ, cầy hương). (0,5đ)
- Làm vật thí nghiệm (chuột lang, khỉ, thỏ, chuột nhắt.); tiêu diệt gặm nhấm có hại (chồn, cầy, mèo rừng) (0,5đ)
Câu 3: (1đ) Sự đẻ con và nuôi con bằng sữa:
- Phôi được phát triển trong cơ thể mẹ rất an toàn và được nuôi dưỡng đầy đủ từ cơ thể mẹ. (0,5đ)
- Con non được nuôi bằng sữa do tuyến vú tiết ra. Sữa là thức ăn tốt nhất đảm bảo đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển của thỏ non. (0,5đ)

File đính kèm:

  • docDe Sinh 7 THCS Nghia Tan 20082009.doc
Đề thi liên quan