Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Lý Tự Trọng

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Lý Tự Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT HUYỆN TÂY GIANG
TRƯỜNG PTDTBT THCS LÝ TỰ TRỌNG
--------------0o0--------------
ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học: 2012-2013
MÔN: LỊCH SỬ 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên:.
Lớp: 7/
Điểm:
I/ TRẮC NGHIỆM . 
A/ Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất. (3 đ):
 Câu 1: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, người đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa chuyển quân vào Nghệ An là: 
 A. Nguyễn Trãi	B. Lê Lợi	C. Nguyễn Chích	D. Trần Nguyên Hãn
 Câu 2: Với thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh phải rút về cố thủ ở đâu?
 A. Nghệ An	B. Thanh Hóa	C. Quảng Ninh	D. Thành Đông Quan
 Câu 3: Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt:
 A. Gần 5 vạn tên địch	B. Gần 10 vạn tên địch
 C. Gần 15 vạn tên địch	D. Gần 1 vạn tên địch
 Câu 4: Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm: 
 A. 1416	B. 1418	C. 1427	D. 1428
 Câu 5: “... Một thước núi, một tất sông của ta lẽ nào vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện...” là lời dặn các quan là của vua:
 A. Lê Thái Tổ	B. Lê Thánh Tông	C. Lê Nhân Tông 	D. Lê Hiển Tông
 Câu 6: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật mang tên:
 A. Hình thư 	B. Hình luật
 C. Quốc triều hình luật	D. Hoàng triều luật lệ
 Câu 7: Dưới thời Lê, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là: 
 A. Phép quân điền 	B. Phép tịch điền
 C. Phép phân điền	D. Phép lộc điền
 Câu 8: Thời Lê Sơ tôn giáo giữ vị trí độc tôn là:
 A. Nho giáo	B. Phật giáo	C. Đạo giáo	D. Thiên chúa giáo
 Câu 9: Thời Lê Sơ tác phẩm sử học gồm 15 quyển:
 A. Đại Việt sử kí	B. Đại Việt sử kí toàn thư
 C. Lam Sơn thực lục	D. Hoàng triều quan chế
 Câu 10: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần từ khoảng:
 A. Đầu thế kỉ XVIII	B. Giữa thế kỉ XVIII
 C. Nửa đầu thế kỉ XVIII	D. Nủa cuối thế kỉ XVIII
 Câu 11: Trong triều Phú Xuân, người nắm hết quyền bính, tự xưng “Quốc phó”, khét tiếng tham nhũng:
 A. Trương Phúc Thuần	B. Trương Phúc Tần
 C. Trương Phúc Loan	D. Trương Văn Hạnh
 Câu 12: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm: 
 A. 1778	B. 1788	C. 1789	D. 1792
B/ Hãy sử dụng những từ (hoặc cụm từ) dưới đây điền vào ô trống cho phù hợp với nội viết về thành tựu văn hóa trong các thế kỉ XVI- XVIII: Nho giáo, truyền thống, Đạo giáo, thi cử
 “ Ở thế kỉ XVI- XVIII ..........(1)............ vẫn được chính quyền đề cao trong học tập ..........(2)......... và tuyển chọn quan lại, Phật giáo và .........(3)........... bị hạn chế nay được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hóa ........(4)...............
II. TỰ LUẬN (6đ):
Câu 1: Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thi cử thời Lê Sơ? (2.5đ)
Câu 2: Hãy trình bày những chính sách của Quang Trung trong việc phục hồi và xây dựng đất nước trong các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa giáo dục, quốc phòng và ngoại giao? (3.5đ).
 Bài làm:
PHÒNG GD-ĐT HUYỆN TÂY GIANG
TRƯỜNG PTDTBT THCS LÝ TỰ TRỌNG
--------------0o0--------------
 ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ 7
 ĐÁP ÁN:
 I/ TRẮC NGHIỆM
A. Khoanh tròn ý mà em cho đúng nhất(3đ):
 Đúng một câu được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
A
D
B
C
A
A
B
B
C
B
B. Điền vào chỗ trống 
1/ Nho giáo 	2/ Thi cử	3/ Đạo giáo 	4/ Truyền thống
II/ TỰ LUẬN
1/ Nhận xét gì về tình hình giáo dục ,thi cử thời Lê sơ: (2.5đ)
Nhà nước quan tâm đến giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài.
Nhà nước lấy giáo dục, khoa cử làm phương thức chủ yếu tuyển dụng quan lại.
Nhà nước có nhiều hình thức khuyến khích, động viên mọi người học tập, thi cử như: ai học đều được thi, lập bia, khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá, những người đỗ cao đều được tuyển dụng vào làm quan.
à Nhờ có những chính sách trên mà tình hình giáo dục ,thi cử thời Lê sơ phát triển mạnh hơn so với các thời kì trước đó.
Câu 2(3.5đ): Trình bày được các ý sau: 
Kinh tế: Ban hành chiếu khuyến nông 
 Bãi bỏ hoặc giảm nhiều loại thuế
 Yêu cầu nhà Thanh “ mở cửa ải thông chợ búa”
 Nông nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán được phục hồi dần.
Văn hóa giáo dục: + Ban hành chiếu lập học.
 + Dùng chữ Nôm.
 + Lập viện Sùng Chính.
Quốc phòng: + Xây dựng quân đội mạnh. 
 + Thi hành chế độ quân dịch ...
- Ngoại giao: Mềm dẻo với nhà Thanh........
 THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ LỊCH SỬ 7: (HK II)
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Cuộc kháng chiến Lam Sơn (1418-1427)
- Người đưa ra kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An.
- Quá trình cố thủ của quân minh ở thành Đông Nam.
- Kết quả của trận Ci Lăng- Xương Giang
Nhận xét tình hình giaó dục thi cử thời Lê sơ.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
3
0.75 
7.5%
1
2.5
25%
4
3.25 
32.5%
Chế độ phong kiến Tập Quyền thời Lê Sơ.
- Thời gian Lê lợi lên ngôi vua.
- Quá trình bảo vệ đất nước của vua Lê Thánh Tông.
- Bộ luật thời Lê Sơ.
- Chính sách nông nghiệp thời Lê..
- Tôn giáo giữ vị trí độc tôn.
- Tác phẩm sử học nổi tiếng thời Lê.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
6
1.5đ
15%
6
1.5đ
15%
- Tình hình kinh tến – Văn hóa ở các thế kỷ XVI-XVIII.
- Hiểu được tình hình văn hóa nước ta ở thế kỷ XVI-XVIII.
.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
1
1
10%
1
1
10%
- Phong trào Tây Sơn.
- Thời gian chính quyền họ Nguyễn suy yếu.
- Người nắm quyền binh ở Phú Xuân.
- Thời gian Nguyễn Huệ lên ngôi vua.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
3
0.75
7.5%
3
0.75
7.5%
Quang Trung và công cuộc kiến thiết đất nước.
- Những chính sách về kinh tế - Văn hóa - Giáo dục – Quốc phòng – Ngoại giao của Quang Trung.
.
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
1
3.5
35%
TS câu 
TS điểm 
Tỉ lệ %
12
3
30%
1
3.5
35%
1
1
10%
1
2.5
25%
16
10
100%
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ki II mon su 7 nam hoc 2012 2013.doc