Đề kiểm tra học kì II Các môn Lớp 4 - Nguyễn Xuân Tuân

doc15 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Các môn Lớp 4 - Nguyễn Xuân Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối kỳ II lớp 4
Môn toán
Mục tiêu: 
- Xác định được giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số
- So sánh phân số, cộng ,trừ , nhân, chia phân số
- Ước lượng độ dài
- Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng ( hoặc hiệu) và tỉ của hai số đó.
Bảng kế hoạch ra đề
 MĐ
CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Số học
1
 0,5
1 
 1 
2
 1,5 
Phân số
1 
 1 
1
 2
2 
 3 
Đơn vị đo đại lượng
1
 0,5
1
 0,5 
Các yếu tố hình học
1
 1
1 
 1 
Giải toán
2
 4
2 
 4 
Cộng
1
 0,5
4
 3,5
3
 6
8 
 10 
III. Đề bài: 
A. Phần trắc nhiệm khách quan
Câu 1: Chữ số 2 trong số 328154chỉ:
 A.20 B.200 C.2000 D. 20000
 Câu 2: 
 Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 1m218cm2 = ..... cm2 là:
 A. 118 B. 1018 C. 10 018 D. 118 000
Câu3: 
Giá trị của biểu thức 468: 3 + 61 x 4 là:
A. 868 B. 156 + 244 C. 300 D. 400
Câu 4: Phân số bằng 
A. B. C. D. 
Câu 5: Chu vi của hình vuông có diện tích 16 cm2 là : 
A. 4 cm B.16 cm C. 4 D. 16 cm2 
B.Vận dụng làm bài tập:
Câu 6: Tính
a...............................................................................
b..........................................................................................................................
c............................................................................................................................
d. =................................................................................................................
Câu 7: 
Tổng của hai số bằng 132. Tìm hai số đó, biết rằng số lớn hơn số bé 12 đơn vị.
Câu 8: Mẹ hơn con 30 tuổi . Tính tuổi mẹ và tuổi con. Biết rằng tuổi con bằng tuổi mẹ.
Đáp án và cách ghi điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
D
B
B
Điểm
0,5
0,5
1
1
1
2
2
2
 Câu 7: 
Số bé là: (132 – 12) : 2 = 60
 số lớn là: (132 + 12) : 2 = 72
 Câu 8: 
Hiệu số phần bằng nhau : 5 – 2 = 3 (phần)
Tuổi con: 30 : 3 x 2 = 20 (tuổi)
Tuổi mẹ: 30 : 3 x 5 = 50 (Tuổi)
Môn tiếng việt lớp 4
I.Mục tiêu:
- Đọc thành tiếng đoạn văn khoảng 90 chữ/ phút trong các bài tập đọc đã học 
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Viết bài chính tả có độ dài khoảng 90 chữ/ 15 phút
- Tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích nhất.
II. Bảng kế hoạch ra đề kiểm tra
Phần đọc
 MĐ
CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Đọc thành tiếng
1
 5
1 
 5 
Đọc hiểu 
2
 1
1
 0,5
3
 1,5
Từ vựng
2 
 1,5
2
 1,5 
Ngữ pháp
2
 1,5
2
 1,5
Phong cách , bp tu từ
1
 0,5
1
 0,5
Cộng
9
 10
Phần viết
 MĐ
CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Chính tả
1
 5
1 
 5 
Tập làm văn
1
 5
1 
 5 
Cộng
2
 10 
III. Đề bài: 
Đọc
Đọc thầm bài văn sau
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái , gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kỳ mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
B. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây?
Câu 1: Bài văn miêu tả cảnh đẹp của vùng nào dưới đây?
A. Sa Pa
B. Thị trấn
C. Phiên chợ thị trấn
Câu 2: Bài văn có mấy danh từ riêng?
A. Ba danh từ riêng ( Đó là...............................................................)
B. Bốn danh từ riêng ( Đó là...............................................................)
C. Năm danh từ riêng ( Đó là...............................................................)
Câu3: Dòng nào dưới đây liệt kê đủ các chi tiết cho thấy sự thay đổi mùa ở Sa Pa?
A. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái , gió xuân hây hẩy nồng nàn. 
B. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. 
C. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn.
Câu 4: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà kỳ diệu của thiên nhiên’’
A. Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp.
B. Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày của Sa pa rất lạ lùng, hiếm có.
C. Vì sự đổi mùa trong một ngày của Sa pa rất lạ lùng, hiếm có.
Câu5: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
	A.Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
B. Mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường
C.Người ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt.
Câu 6: Câu “Những em bé Hmông, những em bé Tu dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.’’.Thuộc kiểu câu gì?
A. Câu hỏi.
B. Câu kể
C. Câu cầu khiến
Câu 7: Trong câu “Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ’’ bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào dưới đây.?
 Khi nào?
B. ở đâu?
C. Để làm gì?
Câu 8: Trong câu: “ Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu”. Có mấy tính từ?
Một tính từ ( là từ: .....................)
Hai tính từ ( là các từ: .....................)
Ba tính từ ( là các từ: .....................)
* Đáp án và cách ghi điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
A
B
A
B
A
A
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
1
Viết
Chính tả - Nghe viết
Người không biết cười
	Nhà văn Mĩ nổi tiếng Mác Tuên rất có khiếu khôi hài. Ai đã dự những buổi nói chuyện của ông thì không thể nào không bật cười vì những câu nói dí dỏm, những mẩu chuyện hóm hỉnh. Nhưng trong một lần gặp gỡ công chúng, mác Tuên rất ngạc nhiên thấy một ông già suốt buổi không hề nhếch mép, mặc dù ai nấy cười ngả cười nghiêng. Mãi đến lúc ra về, Mác Tuên mới biết ông già đó bị điếc từ mấy năm nay rồi. Ông đến dự buổi nói chuyện chỉ vì muốn biết mặt nhà văn nổi tiếng.
Tập làm văn: Hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích nhất.
* Đáp án và cách ghi điểm
Chính tả (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn
( được 5 điểm)
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng), trừ 0,5 điểm
Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩntrừ một điểm toàn bài
Tập làm văn (5 điểm)
Viết được bài văn tả một cây ăn quả ( hoặc một cây bóng mát) mà em yêu thích nhất đủ các phần, mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học 
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng không mắc lỗi chính tả
Chữ viết rõ ràng trình bày sạch sẽ, được 5 điểm
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2.
Đề kiểm tra cuối kỳ II lớp 4
Môn khoa học
I. Mục tiêu:
Nêu được quá trình trao đổi khí, ô xi, ánh sáng
Những yếu tố cần cho sự sống ( âm thanh, ánh sáng, không khí,...)
II. bảng kế hoạch ra đề kiểm tra
 MĐ
 CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Con người và sức khoẻ
1
 1
2
 2
1
 2 
4 
 5 
Vật chất và 
năng lượng
 2
 2
2
 3
4 
 5 
Tổng
1
 1 
4
 4
3
 5
8
 10 
III. Đề kiểm tra:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Những yếu tố nào sau đây gây ô nhiễm không khí?
A. Khói, bụi, khí độc.
B. Các loại rác thải không được xử lý hợp vệ sinh.
C. Tiếng ồn.
D. Tất cả các yếu tố trên
Câu 2: Vật nào sau đây tự phát sáng?
Trái đất.
 Mặt trăng.
Mặt trời.
Cả ba vật kể trên.
Câu3: Phát biểu nào không đúng về vai trò của ánh sáng mặt trời? 
 Con người có thể tạo ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt trời.
 Nhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt con người và động vật khoẻ mạnh.
ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.
Câu 4: Để sống và phát triển bình thường, động vật cần:
Có đủ nước, ánh sáng và không khí
Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn và không khí
Có đủ nước, ánh sáng, thức ăn .
Có đủ không khí.
Câu 5: Tác hại mà bão có thể gây ra
Làm đổ nhà cửa
Phá hoa màu
Gây ra tai nạn cho con người
Tất cả các ý trên
Câu 6: Điền vào chỗ chấm để hoàn thiện các câu sau:
Trong quá trình trao đổi khí, động vật hấp thụ khí(1)....................và thải ra khí(2).......................Trong quá trình trao đổi thức ăn, động vạt lấy từ môi trường các chất(3).........................và (4)............................ đồng thời thải ra môi trường các chất(5)...........................và(6).................................................
Câu 7: Nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
A
B
1. Tưới cây , che giàn
a. Chống rét cho cây
2. Cho uống nhiều nước , chuồng trại thoáng mát.
b. Chống rét cho động vật
3. ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ
c. Chống nóng cho cây
4. Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió
d. Chống nóng cho động vật
* Đáp án và cách ghi điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
A
C
A
D
D
Điểm
1
1
1
1
1
3
2
Câu 6: (1) ô xi (2) các – bô- níc (3)hữu cơ (4) nước (5) cặn bã (6) nước tiểu
 Câu 7: (1. c) (2. d) (3. a) ( 4. b)
Môn lịch sử lớp 4
I. Mục tiêu:
- Nắm được các nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu
- Điền được từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng đối với đất nước.
II. Bảng kế hoạch ra đề kiểm tra.
 MĐ
CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Lịch sử Việt Nam
2
 3
2
 4
1
 3 
5 
 10 
Tổng
2
 3 
2
 4
1
 3
5
 10 
III. Đề kiểm tra:
Khoanh tròn vào chữ cái trớc câu trả lời đúng 
Câu 1: Thời nhà Lý kinh đô nước ta đặt tại?
A. Hoa Lư
B. Thăng Long.
C. Hà Nội.
Câu 2: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
A. Để quản lý đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc.
B. Để bảo vệ trật tự xã hội
C. Để bảo vệ quyền lợi của vua
Câu3: Nối tên một nhân vật lịch sử ở cột A với mỗi sự kiện ở cột B sao cho đúng
A
B
1. Hồ Quý Ly
a. Bình Ngô đại cáo phản ánh khí phách anh hùng và lòng tự hào dân tộc
2. Lê Lợi
b. Đại phá quân Thanh
3. Lê Thánh Tông
c.Hồng Đức quốc âm thi tập tác phẩm thơ Nôm nổi tiếng
4. Nguyễn Trãi
d. Khởi nghĩa Lam Sơn
5. Quang Trung
e. Đổi tên nước là Đại Ngu
Câu 4: Chọn và điền các từ ngữ: 
a, chính quyền họ Nguyễn
b, lật đổ chính quyền họ Trịnh
c, thống nhất đất nước
 d, Đàng Trong
e, dựng cờ khởi nghĩa
 vào chỗ chấm(...) của đoạn văn sau sao cho phù hợp.
Mùa xuân năm1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ..........................(1) chống chính quyền họ Nguyễn. Sau khi lật đổ ..................(2), Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long
...............(4), mở đầu cho việc........................ (5)
Câu 5: ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng là?
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Đáp án và cách ghi điểm
Câu1: 0,5 điểm. Khoanh vào B
Câu2: 0,5 điểm. Khoanh vào A
Câu3: 2,5 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Đáp án: 1 – e ; 2– d ; 3 – c ; 4 – a; 5 – b
Câu4: 2,5 điểm. Mỗi từ điền đúng 0,5 điểm theo thứ tự là: 
1 – e ; 2 – a ; 3 – d ; 4 – b; 5 – c
Câu5: 1,5 điểm. 
Đáp án: Đánh tan mưu đồ cứu viện của nhà Minh, góp phần giúp cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn. Lê lợi lên ngôi vua, mở đầu thời kỳ Hậu Lê.
Câu6: 1,5 điểm. 
 Để quản lý đất nước Nhà Hậu Lê đã:
- Vẽ bản đồ đất nước
- Soạn Bộ luật Hồng Đức
Môn địa lý lớp 4
I. Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm chính của các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ khu vực đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nối được tên thành phố với các thông tin phù hợp
-Vai trò của Biển Đông đối với đất nước
II. Bảng kế hoạch ra đề kiểm tra.
 MĐ
CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Địa lý Việt Nam
4
 4
1
 2
1
 4 
5 
 10 
Tổng
4
 4 
1
 2
1
 4
5
 10 
III. Đề kiểm tra:
Khoanh tròn vào chữ cái trớc câu trả lời đúng 
Câu 1: Trung du Bắc bộ là một vùng:
Đồi với các đỉnh tròn , sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
B. Núi với các đỉnh tròn , sườn thoải
C. Núi với các đỉnh nhọn , sườn thoải
Câu 2: Vùng có ngành công nghiệp mạnh nhất nước ta là:
A. Đồng bằng Nam Bộ
 	B. Đồng bằng Bắc Bộ
C. Cả hai đồng bằng trên
Câu 3: ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
A. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh , người Chăm.
B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh , người Chăm.
C. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh.
Câu 4: ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
A. Đất đai màu mỡ
B. Khí hậu nắng nóng quanh năm
C. Có nhiều đất chua, đất mặn
Câu 5: Nối tên các thành phố ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp
A
B
1. Thành phố Hồ Chí Minh
a. Là trung tâm kinh tế, văn hoávà khoa học quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long
2.Thành phố Cần Thơ
b. Là thành phố cảng lớn, đầu của nhiều tuyến đường giao thôngở đồng bằng duyên hải miền Trung
3. Thành phố Huế
c. Là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất đất nước.
4. Thành phố Đà Nẵng
d. Thành phố nổi tiếng với những kiến trúc cung đình,thành quách, đền miếu lăng tẩm,...của các vua triều Nguyễn.
Câu 6: 
Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với đất nước ta.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Đáp án và cách ghi điểm
Câu1: 1 điểm. Khoanh vào ý A
Câu2: 1 điểm. Khoanh vào A
Câu3: 1 điểm. Khoanh vào B
Câu 4: 1 điểm. Khoanh vào C
Câu 5: 2 điểm. 
Đáp án: 1- c; 2-a; 3-d; 4-b
Câu 6: 4 điểm
Đáp án: 
Biển đông có vai trò điều hoà khí hậu
- Là kho muối vô tận
- Có nhiều khoáng sản, hải sản quý
-Có nhiều bãi biển đẹp , nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.

File đính kèm:

  • docTUAN-DKT HKII Lop 4.doc