Đề kiểm tra học kì I ngữ văn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn : Văn 7 
Phần 1 : Trắc nghiệm ( Gồm 8 câu , mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm , tổng cộng 4 điểm)
1. Trong văn bản “ Cổng trường mở ra” , nguyên nhân khiến người mẹ không ngủ là:
a. Lo lắng cho con ngày mai đi học sẽ hồi hộp lo sợ.
b. Bồi hồi nhớ lại kỉ niệm sâu sắc lần đầu tiên mẹ được bà đưa đến trường
c. Vui vì con bắt đầu đi học.
b. Lo lắng sợ con đi học không hiểu bài .
2. Người Việt Nam đầu tiên được UNESCO ( Tổ chức Giáo duc , Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc) công nhận là danh nhân văn hoá thế giới là:
a. Hồ Chí Minh	c. Nguyễn Trãi.
b. Nguyễn Du	d. Nguyễn Khuyến .
3. Từ ghép chính phụ là :
a. Từ có 2 tiếng có nghĩa .
b. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa .
c. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp 
d. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau.
4. Bài thơ “ Qua đèo Ngang” thuộc loại :
a. Văn bản biểu cảm .	c. Văn bản miêu tả .
b. Văn bản tự sự .	d. Văn bản thuyết minh .
5. Từ “bác” vơí vai trò là đại từ xưng hô, nằm trong ví dụ: 
a. Anh Nam là con trai bác tôi.
b. “Người là Cha, là Bác, là Anh.”
c. Bác được tin rằng : cháu làm liên lạc.
d. “Bác ngồi đó lớn mênh mông”.
6. Thể thơ của bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” giống với thể thơ của bài :
a. Qua đèo Ngang 	c. Văn bản miêu tả .
b. Bài ca Côn Sơn 	d. Phò giá về kinh
7. Bài văn “Một thứ quà của lúa non” thuộc thể loại :
a. Kí sự 	c. Truyện ngắn 
b. Tuỳ bút 	d. Hồi kí 
8. Thành ngữ có ý nghĩa là ý tưởng viễn vông , thiếu thực tế , thiếu tính khả thi là: 
a. Đeo nhạc cho mèo	c. Đẽo cày giữa đường
b. Thầy bói xem voi	d. Ếch ngồi đáy giếng 
Phần 2 : Tự luận (6 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ về tâm trạng của người con gái trong câu ca dao:
“ Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

* Đáp án :
Phần 1: Trắc nghiệm
1. b	 2. c	 3. d	 4. a	 5. c	 6. d	 7. b	 8. a
Phần 2: Tự luận
 - Về hình thức : Bài biểu cảm phải hoàn chỉnh về bố cục .Trình bày rõ ràng, chữ viết đẹp , chính tả, diễn đạt đúng .
- Về nội dung :
* Mở bài : ( 1đ )
 - Giới thiệu câu ca dao và tâm trạng nhớ mẹ , nhớ quê của người con gái 
* Thân bài : (4 đ )
	- Thời gian “ chiều chiều” là khi nắng hoàng hôn trải vàng trên xóm làng, mọi công việc ruộng đồng nhà cử đã xong xuôi.Và đây cũng là thời gian mà mọi gia đình chuẩn bị xum họp bên mân cơm ấm cúng.( 0,5đ )
	- Không gian “ ngõ sau” , cái ngõ kín đáo , nơi gởi gắm biết bao tình cảm của người con gái lấy chồng xa quê ( 0,5đ)
 	+ Đó là thời gian và không gian riêng của cô, một khảnh khắc hiếm hoi sau ngày lao động vất vả. ( 0,5đ)
+ Thời gian và không gian sẽ không là gì nếu cô không bị ràng buột . Cô ngậm ngùi lau nước mắt vì một lẽ giản đơn nhất ; cô đã lấy chồng .Dân gian có câu : 
“ Thuyền theo lái , gái theo chồng”. Giờ cô đã là con người ta , con đâu là con gái của mẹ nữa. Thương cho hoàn cảnh , tâm trạng của người con nhớ mẹ nhớ nhà mà không về được! (0,5đ)
	+ Giọt nước mắt cô oà rơi khi nghĩ rằng nơi xa xôi mẹ đang héo hon vì già nua vất vả : “ Mẹ già như chuối chín cây/ Gió đông tôi cung sợ , gió tây tôi cũng buồn.”( 0,5đ)
- Nếu câu trên , tâm trạng cô gái chỉ mới dừng lại ở “ nhớ” thì câu dưới nỗi nhớ ấy đã trở thành vết thương quặn thắt : “ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. (0,25đ)
+ Tình thương được biểu lộ bằng sự săn sóc , kính trọng , yêu thương. Vậy mà trong câu ca dao này , cô gái lại không được trực tiếp bày tỏ tình thương với mẹ mà chỉ biết giữ niềm thương ấy trong tận đáy lòng vì vậy mà trở thành nỗi đau “ chín chiều”. (0,5)
+ Nỗi nhớ kín đáo, thầm lặng nhưng da diết ( 0,25đ)
- Đọc câu ca dao , ta cảm thấy có cái gì đó nghèn nghẹn và ta cảm thông cho người con gái phải xa quê xa mẹ mà luôn luôn da diết nhớ nhung.Bài ca dao như 1 tiếng khóc thầm !(0,5đ)
* Kết bài : ( 1đ )
- Nhấn mạnh lần nữa sự chia sẽ với tâm trạng của nhân vật : buồn , nhớ

File đính kèm:

  • docDe 5doc.doc
Đề thi liên quan