Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 6 - Trường THCS Biển Động

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 6 - Trường THCS Biển Động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd&đt huyện lục ngạn
trường THCs biển động
đề kiểm tra học kì I
Môn Vật lí lớp 6
Mã số: HKVL04
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Thời điểm kiểm tra: Kết thúc học kì I
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu1: Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất trong các câu sau đây: 
1. Để đo chiều dài cuốn SGK Vật lí 6 nên chọn thước nào trong các thước sau:
A. Thước 15cm có ĐCNN tới mm.	B. Thước 20cm có ĐCNN tới mm.
C. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.	D. Thước 25cm có ĐCNN tới mm.
2. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 , chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi người ta thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. Thể tích của hòn đá là:
A. 55cm3.	B. 100cm3.	 	C. 45cm3.	D.155cm3.
3. Lực có thể gây ra những tác dụng nào?
A. Làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động.
B. Làm cho một vật đang chuyển động phải dừng lại.
C. Làm cho vật thay đổi hình dạng.
D. Tất cả các tác dụng nêu trên.
4. Một vật có khối lượng 250gam sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niuton:
A. 250 N.	B. 2,5 N.	C. 25 N.	D. 0,25 N.
5. Tính trọng lượng riêng của sữa trong hộp, biết sũa trong hộp có khối lượng tịnh là 397,21 gam và có thể tích 0,314 lit, chọn đáp án đúng:
A. 1,264 N/m3.	B. 0,791N/m3.	C. 12650N/m3.	D. 1265N/m3.
6. Lực nào trong các lực sau đây là lực đàn hồi:
A. Lực mà gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
B. Lực mà dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
C. Lực mà đầu búa tác dụng vào cái đinh làm nó cắm sâu xuống gỗ.
Câu 2: Dùng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (....) trong các câu sau:
A. Vật nặng treo vào một lò xo, vật chuyển động xuống dưới là vì.... của trái đất. Vật nặng đứng yên khi.............. cân bằng với .của lò xo.
B. ...............là các máy cơ đơn giản, các máy cơ đơn giản giúp con người làm việc..........................hơn.
Câu 3: Hãy nối các mệnh đề bên trái với các mệnh đề bên phải để được một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:
1. Công thức liên hệ giữa trọng lưọng và khối lượng của cùng một vật là:
A. Kilôgam
2. Công thức tính trọng lượng riêng của một vật (hay chất làm vật đó) là:
B. P = 10m
3. Công thức tính khối lượng riêng của một vật (hay chất làm vật đó) là:
C. D = m/v
4. Đơn vị khối lượng riêng là:
D. Niuton
5. Đơn vị của lực là:
E. d = p/v
6. Đơn vị của khối lượng riêng
F. Kilôgam/m3
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 4: Hãy tự viết câu trả lời cho các bài sau:
A. Khi xác định khối lượng riêng của sỏi, 1 học sinh đã thu được kết quả như sau:
Khối lượng m = 67gam.
Thể tích v = 26cm3.
Hãy tính khối lượng riêng của sỏi ra g/cm3 và kg/cm3.
B. Một quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hỏi quyển sách chịu tác dụng của những lực nào? Vì sao quyển sách nằm yên?
---------------------------------------------------Hết-----------------------------------------------------
Người ra đề
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Xiêm
Duyệt ngày 14 tháng 12 năm 2007
t/m bgh
Khúc Xuân Sang
phòng gd&đt huyện lục ngạn
trường THCs biển động
đáp án kiểm tra học kì I
Môn Vật lí lớp 6
Mã số: HKVL04
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Thời điểm kiểm tra: Kết thúc học kì I
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
D
C
D
B
C
B
Câu 2 (2 điểm): Mỗi câu đúng được 1,0 điểm.
A. Lực hút; Trọng lượng; lực đàn hồi.
2. Mặt phẳng nghiêng; Đòn bẩy; Ròng rọc; dễ dàng.
Câu 3 (2 điểm):
1
2
3
4
5
6
B
E
C
A
D
F
Phần II: Tự luận (3 điểm)
Câu 4 (3 điểm):
A. m = 67g = 0,067kg.
 V = 26cm3 = 0.000026m3.
+ Khối lượng riêng của sỏi tính theo đơn vị (g/cm3) là:
 D1 = m/V = 67g/26cm3 = 2,5769 (g/cm3).
+ Khối lượng riêng của sỏi tính theo đơn vị (kg/m3) là:
 D2 = m/V = 0,067kg/0.000026m3 = 67/0.026 = 67.1000/26 = 2576,9 (kg/m3).
2. Quyển sách đặt trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực:
+ Trọng lực P của trái đất hướng thẳng đứng xuống dưới.
+ Phản lực N của mặt bàn (cùng phương nhưng ngược chiều với P).
 Hình vẽ:
N
P
Quyển sách đứng yên vì trọng lực P và phản lực N cân bằng với nhau.
Người ra đề
(Ký, ghi rõ họ tên)
Vũ Thị Xiêm
Duyệt ngày 14 tháng 12 năm 2007
t/m bgh
Khúc Xuân Sang

File đính kèm:

  • docVatli_6_HKI.doc
Đề thi liên quan