Đề kiểm tra học kì I môn toán 6 (thời gian 90 phút) năm học 2008- 2009

doc2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn toán 6 (thời gian 90 phút) năm học 2008- 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD Thuỷ Nguyên, ngày 27 tháng 12 năm 2008
Đề kiểm tra học kì I môn Toán 6
(Thời gian 90 phút)
Năm học 2008- 2009
A. Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: (0,25 điểm)
- Cho tập hợp A={a,b,c,m} trong các phần tử sau phần tử nào không thuộc tập hợp A.
A.a B.b C.c D.n
Câu 2: (0,25 điểm) 
- Cho hai tập hợp: X={1;3} và Y={1;3;5} khi đó:
A. Xè Y B. Xẫ Y C. Xẻ Y D. X=Y
Câu 3: (0,25 điểm) Điền và chỗ để được ba số là ba số từ nhiên liên tiếp:
;63;.
Câu 4: (0,25 điểm) Viết tích 136. 133 thành một lũy thừa:
A. 138 B. 139 C. 132 D. 133 
Câu 5: (0,25 điểm) Trong các số sau, số nào vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 5?
A. 13475 B. 2614 C. 15120 D. 36815
Câu 6: (0,25 điểm) Trong các số sau, số nào là bội của 12.
A. 18 B.24 C. 30 D.6
Câu 7: (0,25 điểm) Trong các số sau số nào là số nguyên tố.
M
a
. N
.
A. 457 B. 438 C. 423 D. 484
Câu 8: (0,25 điểm) Cho hình vẽ bên:
Điền kí hiệu ẻ hoặc ẽthích hợp vào ÿ ?
M ÿ a N ÿ a 
Câu 9: (0,5 điểm) 
- Điền vào chỗ  để có khẳng định đúng?
Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi ba điểm A, B, C một đường thẳng.
Câu 10: (0,5 điểm) Nếu MO +ON =MN thì
A.M nằm giữa O và N
B. N nằm giữa O và M
C. O nằm giữa M và N
D. M,O, N không thẳng hàng
II. Tự luận 
Bài 1: (2,0 điểm) Thực hiện phép tính (Tính nhanh nếu được)
72 + 137+ 28 
2.4.25.50
38.63 + 38.37
48: 46 + 37 :34 
Bài 2(1,0 điểm)
Tìm ƯCLN và BCNN của 2016 và 3024
Bài 3: (1,0 điểm)
Ba con tàu cập bến theo cách sau: tai I cứ 15 ngày cập bến một lần, tàu II cứ 20 ngày cập bến 1 lần, tàu III ccứ 12 ngày cập bến một lần. Lần đầu cả ba cùng cập bến vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày cả ba tàu lại cùng cập bến?
Bài 4: (2 điểm)
a) Cho M là một điểm thuộc đoạn thẳng EF. Biết EM = 3 cm MF =4cm. Tính EF?
b) Cho đoạn thẳng AB có độ dài 13 cm. Điểm C nằm giữa A và B. Biết CA – CB =7cm Tính độ dài CA, CB:
B. Đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
1.D 2. 62,63,64 3.A 4.B 5.C 6.B 7.A 8. Mẻa, Nẽa 
9. cùng thuộc(cùng nằm trên) 10.C
(Mỗi câu chọn đúng 0,25 điểm; câu 9,10 cho 0,5 điểm)
II. Tự luận (7 điểm)
Bài 1 (2,0 điểm)
a)72 + 137+ 28 = (72+28) +137=237	(0,5 điểm)
b) 2.4.25.50 = (2.50)(4.25) = 100.100=10000	(0,5 điểm)
c) 38.63 + 38.37 = 38(63+27)=38.100 = 3800	(0,5 điểm)
d) 48: 46 + 37 :34 = 42 + 33 = 16 + 27 = 43	(0,5 điểm)
Bài 2: (1,0 điểm)
ƯCLN(2016,3024) = 1008	(0,5 điểm)
BCNN(2016,3024) = 6048	(0,5 điểm)
Bài 3: (2,0 điểm)
Số ngày ít nhất để ba tàu cùng cập bến 1 ngày kể từ lần đầu cùng cập bến là BCNN(15,20,12) 	(0,75 điểm)
Ta có BCNN(15,20,12) =60 	(0,75 điểm)
E
.
.
.
M
F
Vậy sau ít nhất 60 ngày cả ba tàu cùng cập bến 	(0,5 điểm)
Bài 4 (2,0 điểm)
a) Vẽ hình (0,25 điểm)
Vì M nằm giữa E, F nên EM+MF = EF 	(0,25 điểm)
.
.
.
A
C
B
Thay số 3 + 4 = EF suy ra EF = 7 cm	(0,5 điểm)
b) Vẽ hình
(0,25 điểm)
Vì C nằm giữa A và B nên CA + CB = AB =13 cm	 (0,25 điểm)
Mà CA – CB = 7 cm 
Nên suy ra CA = 10cm ; CB = 3 cm 	(0,5 điểm)
(Học sinh là cách khác đúng – cho điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HKI PGD Thuy Nguyen 20082009.doc
Đề thi liên quan