Đề kiểm tra học kì I Môn: Ngữ Văn Lớp 11

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Môn: Ngữ Văn Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên :..........................................
Lớp 11A5
Đề kiểm tra học kì i
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian: 90’)
	Điểm	Lời phê của cô giáo








A. Phần trắc nghiệm:(3 điểm)
Câu 1: Đoạn trích “ Vào phủ Chúa Trịnh” thuộc thể loại văn học nào?
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Kí sự
D. Tuỳ bút
 Câu 2: ý nghĩa nhân văn sâu sắc của bài thơ “ Tự tình” được thể hiện ở:
 	 A. Nỗi cô đơn của nhân vật trữ tình.
 	 B. Thái độ phản kháng đối với xã hội phong kiến.
 	 C. Tâm trạng tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.
 	 D. Nỗi buồn, sự phẫn uất và khát vọng sống, ý thức vượt lên của nhân vật trữ tình.
 Câu 3: Điểm chung về thể loại của các bài: “Bài ca ngất ngưởng”, “Bài ca ngắn đi trên cát”, “Bài ca phong cảnh Hương Sơn là gì”?
A. Hát nói - Ca trù
 C. Đều viết bằng chữ Nôm
B. Đều có yếu tố ca.
 D. Ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước.
 Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát là:
A.Tâm trạng tuyệt vọng. 
B. Sự khát khoa cống hiến.
C.Tâm trạng tràn đầy hy vọng và quyết tâm vượt khó.
D. Chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thời và khát khao thay đổi cuộc sống.
 Câu 5: ý nào nêu đúng những phẩm chất của người nghĩa quân nông dân Cần Giuộc?
A .Chiến đấu hy sinh anh dũng, bất khuất, kiên cường.
B. Chỉ quen việc nhà nông, không quen việc chiến trận.
C. Tự nguyện tham gia nghĩa quân. 
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6: Trong bài thơ “Thương vợ”để xây dựng hình tượng Bà Tú, nhà thơ đã vận dụng:
A. Một số thành ngữ.
 C. Một số câu tục ngữ.
 B. Một số điển tích, điển cố.
D. Một số quán ngữ.

Câu 7: Văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 - 1945 chia làm mấy giai đoạn?
A. Hai
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm
 Câu 8: Văn học thời kỳ 1900 - 1945 phát triển theo hướng hiện đại hoá với tốc độ như thế nào?
 A. Bình thường
B. Chậm
C. Nhanh
D. Rất nhanh
 Câu 9: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam thuộc thể loại truyện ngắn nào?
A. Truyện ngắn triết lí.
 C. Truyện ngắn trữ tình.
B. Truyện ngắn lịch sử.
 D. Truyện ngắn mi ni.
 Câu10: Cảnh vật được chọn để miêu tả lúc chiều xuống ở phố huyện (đoạn văn đầu tiên của truyện “Hai đứa trẻ” ) đều có chung điểm gì?
A. Cảnh rất yên lặng.
 C. Cảnh gợi sự lụi tàn tương ứng với những kiếp người nơi phố huyện.
 B. Cảnh gợi buồn.
 D. Cảnh êm đềm, nên thơ.
 Câu 11: Ngữ cảnh không bao gồm nhân tố nào dưới đây?
A. Nhân vật giao tiếp.
B. Thói quen sử dụng ngôn ngữ.
C. Các nhân tố ngoài ngôn ngữ : Nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói.
D. Hiện thực được nói tới trong cuộc thoại.
 Câu 12: Quan hệ giữa ông Huấn Cao và viên quản Ngục là quan hệ gì?
 A. Người coi tù – tử tù.
 C. Người sáng tạo và người thưởng thức.
 B. Người cho chữ và người xin chữ
 D. Hai người tri kỉ, tri âm.

B. Phần tự luận :(7 điểm)
 Cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa từng có trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.



File đính kèm:

  • docDE KTHOCKI1.doc