Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 10 cơ bản - Mã đề 3

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử 10 cơ bản - Mã đề 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HƯƠNG VINH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NH: 2007-2008 
MÔN LỊCH SỬ 10 cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút; 
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...................................Lớp:.....................................
Mã đề thi 3
I. Phần trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)
Chọn đáp án đúng, ghi vào ô tương ứng trên phiếu trả lời
Câu 1: Cuối thế kỉ III TCN, Ấn Độ có vị vua kiệt xuất nào?
A. Bimbisara	B. Acơba	C. Asôca	D. Gupta
Câu 2: Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng thuộc khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XV – XVII	B. Thế kỉ XIV – XV
C. Thế kỉ XV – XVI	D. Thế kỉ XVI – XVII
Câu 3: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?
A. Làm nghề thủ công nghiệp	B. Trồng lúa nước
C. Chăn nuôi	D. Trị thuỷ
Câu 4: Từ thời Minh – Thanh đã xuất hiện hình thức văn học đặc sắc nào?
A. Tiểu thuyết	B. Kịch	C. Thơ	D. Kể chuyện
Câu 5: Tầng lớp sản xuất chính trong lãnh địa là
A. Nô lệ	B. Nông dân công xã	C. Tá điền	D. Nông nô
Câu 6: Người tối cổ có phát minh lớn nào?
A. Biết tạo ra lửa bằng cách ghè 2 mảnh đá.	B. Biết chế tạo ra đồ đồng để sản xuất.
C. Biết sử dụng kim loại	D. Biết giữ lửa trong tự nhiên.
Câu 7: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Khu đền Ăngco Vat và Ăngco Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của  ,vừa có nét độ đáo riêng của nền văn hoá dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng thế giới.”
A. Inđônêxia	B. Thái Lan	C. Trung Quốc	D. Ấn Độ
Câu 8: Xã hội bắt đầu chia thành giai cấp khi nào?
A. Con người biết dùng lửa
B. Con người biết sử dụng công cụ bằng kim loại
C. Con người biết sử dụng công cụ bằng gỗ
D. Con người biết sử dụng công cụ bằng đá
Câu 9: Người Hi Lạp và Rôma đã có một phát minh và cống hiến lớn cho loài người là:
A. Tìm ra lịch sử loài người	B. Hệ thống chữ cái
C. Những hiểu biết về biển	D. Tìm ra lửa
Câu 10: Người lãnh đạo vương triều Hồi giáo Đêli là người nước nào?
A. Tây Ban Nha	B. Mông Cổ	C. Thổ Nhĩ Kì	D. Ấn Độ
Câu 11: Phường hội lập ra gồm những ai?
A. Những thương nhân buôn bán cùng một loại hàng
B. Những người nông dân trồng cùng một loại hoa màu
C. Những người thợ thủ công làm cùng một ngành nghề
D. Những lãnh chúa liên minh chống vua
Câu 12: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào làm nhà Tần sụp đổ?
A. Cuộc khởi nghĩa Trần Thắng – Ngô Quảng
B. Cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào
C. Cuộc khởi nghĩa Lí Tự Thành
D. Cuộc khởi nghĩa Chu Nguyên Chuơng
Câu 13: Đến vương triều nào, miền bắc Ấn Độ được thống nhất trở lại, bước vào một thời kì mới, thời kì phát triển cao và đặc sắc của lịch sử Ấn Độ?
A. Vương triều Hacsa	B. Vương triều Gupta
C. Vương triều Hồi giáo Đêli	D. Vương triều Asôca
Câu 14: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ IX	B. Cuối thế kỉ VII	C. Cuối thế kỉ XI	D. Đầu thế kỉ XVI
Câu 15: Vì sao đến năm 1432, người Khơme phải bỏ Ăngco về phía nam Biển Hồ?
A. Vì bị người Mã Lai chiếm phía tây Biển Hồ
B. Vì bị người Thái chiếm phía tây Biển Hồ
C. Vì phía nam Biển Hồ là vùng đất trù phú
D. Vì phía tây Biển Hồ là vùng đất của Champa nên phải trả lại
Câu 16: Từ thế kỉ IX, vương quốc nào đã trở thành vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam Á?
A. Phù Nam	B. Lan Xang	C. Campuchia	D. Pagan
------------------II. Phần tự luận.(6 điểm)
1.(3 điểm): Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Phân tích nguồn gốc, vai trò của từng tầng lớp trong xã hội đó?
2.(3 điểm): Mầm mống kinh tế tư bản đã xuất hiện ở triều đại nào của Trung Quốc? Biểu hiện của mầm mống tư bản chủ nghĩa trong các ngành kinh tế như thế nào? Vì sao mầm mống kinh tế đó không thể phát triển được?	
---------------------------
-------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docHKI_LS10_3.doc
  • docdap an de 1,3.doc