Đề kiểm tra học kì I lớp 11 năm học 2010 - 2011 Môn: ngữ văn ( ban cơ bản) Trường THPT Hạ Hòa

pdf7 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I lớp 11 năm học 2010 - 2011 Môn: ngữ văn ( ban cơ bản) Trường THPT Hạ Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Phú Thọ 
Trường THPT Hạ Hòa 
 
 
ĐỀ LẺ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11 NĂM HỌC 2010 - 2011 
 
Môn: Ngữ văn ( Ban cơ bản) 
Thời gian: 90 phút 
 
 
Câu 1 ( 2,0 điểm): 
Hãy cho biết những nghĩa khác nhau của từ “xuân” trong các câu sau đây : 
a/ “Gần xa nô nức yến anh 
 Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” 
 
b/ “ Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương ” 
 
c/ Ông An đã ngoài 60 xuân mà vẫn còn rắn rỏi lắm. 
 
d/ “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại 
 Mảnh tình san sẻ tí con con” 
 
Câu 2 ( 2,0 điểm): 
 Trong bóng đêm tràn ngập phố huyện ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch 
Lam, anh (chị) thấy có những loại ánh sáng nào xuất hiện? Nhà văn đặc biệt quan 
tâm đến hai loại ánh sáng nào? Ý nghĩa của hai loại ánh sáng đó trong việc thể hiện 
tâm trạng của nhân vật Liên ? 
 
Câu 3 ( 6,0 điểm): 
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo ( truyện ngắn Chí Phèo của 
Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi 
kịch của nhân vật này. 
 
---Hết--- 
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 
 
Họ và tên học sinh………………………………….……..Lớp …….….
 
ĐÁP ÁN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KỲ I- KHỐI 11 
(Đề lẻ) 
 
 
Câu 1( 2 điểm): 
 Nghĩa của từ xuân : 
a/ Mùa xuân(0,5đ) b/ Tuổi còn trẻ (0,5đ) 
c/ 60 tuổi (0,5đ) d/ Tuổi xuân, mùa xuân (0,5đ) 
Câu 2: 
1. Các loại ánh sáng trong tác phẩm: (0,5 đ) 
- “Ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tý. 
- “Ánh sáng vàng lơ lửng” của “cáii bếp lửa của bác Siêu” 
- “Ngọn đèn con của Liên”, “ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt 
qua phên nứa”. 
- Một “khe ánh sáng” lọt từ cửa để hé. 
- Vòm trời hàng ngàn ngôi sao “lấp lánh”. 
- Ánh sáng ghi ga “ngọn lửa xanh biếc; sát mặt đất như ma trơi”. 
 - Cuối cùng là ánh sáng đèn tàu chạy qua phố huyện trong đêm với “các toa 
đèn sáng trưng, chiếu ánh sáng cả xuống đường”. 
2. Hai loại ánh sáng được nhà văn đặc biệt quan tâm đến: (0,5đ) 
- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” chị Tý. (0,25đ) 
- Ánh sáng đoàn tàu xuất hiện ở phần cuối của truyện. (0,25đ) 
3. Ý nghĩa của hai loại ánh sáng đó trong việc thể hiện tâm trạng của hai 
chị em Liên: (1,0 đ) 
- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tý trở đi trở lại nhiều lần và đi vào trong giấc 
ngủ của Liên như một ám ảnh tâm lí. Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực 
tại: Nhỏ nhoi, leo lét, hiu hắt, quẩn quanh đầy buồn chán, bế tắc của chị em Liên 
cũng như những con người nhỏ bé khác của phố huyện. (0,5 đ) 
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng…” của nó 
là nỗi khát khao chờ đợi của Liên trong bóng tối của phố huyện, ánh sáng ấy cũng 
là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ một cuộc sống tươi sáng, đẹp đẽ hơn. Đó là 
khát vọng thay đổi cuộc sống thường xuyên ám ảnh Liên. (0,5đ) 
 
Câu 3: 
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn 
Chí Phèo của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi 
 
6,0đ 
kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này. 
 
Giới thiệu chung về tác giả Nam Cao, tác phẩm và bi kịch của 
nhân vật. 
1,0đ 
- Nam Cao (1917 – 1951), là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh 
thần nhân đạo. Sáng tác trước Cách mạng xoay quanh hai đề tà chính 
là nông dân nghèo và trí thức nghèo. 
- Bao trùm là nỗi đau đớn dai dẳng trước tình trạng nhân cách con 
người bị huỷ hoại. Khuynh hướng hiện thực đào sâu vào thế giới tâm 
lí. 
 
0,25đ
 
 
0,25đ
1 
- Truyện ngắn Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao thuộc đề tài người 
nông dân nghèo. Là kết tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật Nam Cao. Tác 
phẩm viết về tấn bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí phèo 
gồm hai bi kịch tiếp nối. Trước hết là bi kịch tha hoá: từ một anh 
lương thiện bị biến thành kẻ bất lương, thậm chí thành quỷ dữ; tiếp 
nối là bi kịch bị từ chối quyền làm người. 
 - Vị trí: Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến 
khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ hai. 
0,25đ
 
 
 
 
0,25đ
2 Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo. 4,0đ 
* Trước hết là sự thức tỉnh: 
 Bắt đầu là tỉnh rượu, sau đó mới tỉnh ngộ. 
 + Tỉnh rượu: những cảm nhận về không gian (căn lều của mình), 
về cuộc sống xung quanh (những âm thanh hàng ngày của cuộc sống) 
và về tình trạng thê thảm của bản thân (già nua, cô độc, trắng tay). 
 + Tỉnh ngộ: Được Thi Nở chăm sóc thì cảm động trước tình người. 
Chí nhận ra thực tế đau lòng là mình chưa từng được chăm sóc như 
thế. (Chú ý chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc. Cần thấy đó là 
những dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về. 
1,0đ 
 
0,5đ 
 
 
0,5đ 
* Sau đó là niềm hi vọng: 
 - Ước mơ lương thiện trở về, thèm lương thiện, đặt hi vọng lớn vào 
Thị Nở. Hình dung về tương lai sống cùng Thị Nở. Ngỏ lời với Thị 
Nở. Trông đợi Thị Nở về xin phép bà cô. 
 - Cần thấy khát khao lương thiện và hi vọng này là biểu hiện mạnh 
mẽ nhất của nhân tính trong Chí Phèo. 
1,0đ 
0,5đ 
 
 
0,5đ 
* Tiếp đó là những thất vọng và đau đớn: 
 - Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị Nở từ chối. 
 - Đau đớn và căm hận mù quáng, Chí nguyền sẽ giết chết bà cô Thị 
Nở và Thị Nở. 
0,5đ 
0,25đ
0,25đ
 
* Cuối cùng là trạng thái phẫn uất và tuyệt vọng: 
 - Chí về nhà uống rượu (chi tiết càng uống càng tỉnh). Ôm mặt khóc 
rưng rức (chi tiết hơi cháo hành), đó là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần 
trong Chí Phèo. 
- Đau đớn cùng cực thì xách dao đi (chi tiết miệng vẫn nói đâm chết 
“nó” chân lại đi đến nhà Bá Kiến). Dõng dạc đòi lương thiện. 
1,5đ 
0,5đ 
 
0,5đ 
 
0,5đ 
- Thấy rõ tình thế đầy bi kịch của mình là “không thể còn lương thiện 
được nữa”. Giết Bá Kiến. Tự sát. (cần làm rõ tính chất bế tắc và các 
chi tiết dự báo về sự tiếp diễn của tấn bi kịch này. 
3 Kết luận chung: 
 - Đó là bi kịch của con người “sinh ra là người mà không được 
làm người”, bi kịch của một con người bị cự tuyệt quyền làm người. 
 - Thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng 
lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong 
hiện thực xã hội ấy. 
 
1,0đ 
0,5 đ 
 
0,5 đ 
 Lưu ý: 
- Tâm trạng Chí Phèo diễn biến khá phức tập, học sinh có thể làm 
theo một trong hai cách chính: 
+ Dựa theo mạch truyện để phân tích. 
+ Khái quát thành những trạng thái nổi bật của tâm trạng rồi phân 
tích. 
 Song cần làm rõ diễn biến chính của tâm trạng nhân vật Chí Phèo. 
- Học sinh không nhất thiết phải nêu khái niệm “bi kịch”, không nhất 
thiết phải phân tích khía cạnh nghệ thuật. Học sinh nào có trình bày 
và tỏ ra nắm được khái niệm “bi kịch” trong khi phân tích, hoặc học 
sinh nào có ý thức phân tích cả khía cạnh nghệ thuật nữa thì được 
đánh giá cao hơn. 
 
 
 
Sở GD&ĐT Phú Thọ 
Trường THPT Hạ Hòa 
 
ĐỀ CHẴN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11 NĂM HỌC 2010 - 2011 
 
Môn: Ngữ văn ( Ban cơ bản) 
Thời gian: 90 phút 
 
 
Câu I (2 điểm): 
- Trong tiếng Việt, hai từ "cho" và "biếu" có cùng chung nét nghĩa nào? 
- Đặt 2 câu lần lượt sử dụng 2 từ nêu trên. 
- Trong khi sử dụng, có thể thay thế 2 từ "cho" và "biếu" được không? Tại sao? 
 
Câu II (2 điểm ): 
 Trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), hai nhân vật Huấn Cao và quan cai ngục 
gặp nhau mấy lần? 
Thuật lại ngắn gọn thái độ của Huấn Cao với quan cai ngục trong những lần gặp đó. 
 
Câu III (6 điểm): 
 Những chân dung biếm họa mà anh (Chị) cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích Hạnh phúc của 
một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng ) 
 
 
---Hết--- 
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 
 
Họ và tên học sinh………………………………….……..Lớp …….……. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐÁP ÁN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KỲ I- KHỐI 11 
(Đề chẵn) 
 
Câu 1: 
-Nét nghĩa chung: Chuyển cái mình sở hữu sang người khác mà không đổi lại cái gì. ( 
0,5 điểm ) 
-Đặt hai câu có sử dụng hai động từ nêu trên, câu đúng ngữ pháp và phù hợp về 
nghĩa.( 1 điểm ) 
- Hai từ cho và biếu tuy cùng chung nét nghĩa nhưng không thể thay thế cho nhau trong 
thực tế sử dụng do từ cho có sắc thái biểu cảm trung hòa còn từ biếu có sắc thái trang 
trọng, thường là người có vai giao tiếp 
 thấp hơn nói với người có vai cao hơn.( 0,5 điểm) 
 
Câu 2 
- Về hình thức: Viết đoạn văn ngắn, các câu có sự liên kết, cùng hướng về chủ đề 
chung.( 0,5 điểm ) 
- Về nội dung: Kể đủ ba lần gặp nhau giữa Huấn Cao và viên quản ngục 
 +Lần 1:buổi sáng khi ông Huấn và các bạn tù đến nhà giam tỉnh Sơn, khi 
đó , ông Huấn giữ một thái độ lạnh lùng, khinh bạc trong khi tấm lòng biệt nhỡn của 
ngục quan tuy cố giấu mà đã lộ quá rõ. 
 + Lần 2: Ngục quan vào gặp Huấn Cao trong buồng giam, Huấn Cao ngạo 
nghễ từ chối lời đề nghị giúp đỡ của quản ngục. 
 +Lần 3: Cảm động trước tấm lòng của quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho 
chữ.Ngay trong nhà ngục tăm tối, hai người gặp nhau trong tư thế của những kẻ liên tài. 
( 1,5 điểm) 
 
Câu 3: 
- Về hình thức: HS viết bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, diễn đạt 
trong sáng, bàn bạc đúng chủ đề. ( 1 điểm ) 
- Về nội dung: Đảm bảo các ý cơ bản sau: 
 +Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia ( trích chương 15- tiểu thuyết Số đỏ ) đã sáng 
tạo nên một tình huống trào phúng độc đáo: Cụ cố tổ chết một cách bình tĩnh và tang 
gia tuy có bối rối nhưng ai nấy vui vẻ cả. Dựa trên mâu thuẫn giữa nỗi tiếc thương đau 
đớn giả tạo của lũ con cháu bất hiếu với niềm hạnh phúc , sung sướng thật sự của từng 
thành viên, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật biếm họa: phóng đại những nét nổi bật trong 
toan tính, cử chỉ hành động , bắt chước những từ ngữ, phong cách, giọng điệu , ý 
tưởng của từng nhân vật làm cho nó trở nên lố bịch, hài hước, cùng lúc dựng nên nhiều 
chân dung biếm họa đặc sắc.( 1 điểm ) 
+ Phân tích những chân dung độc đáo: 
( HS lựa chọn, không nhất thiết phải phân tích toàn bộ nhân vật có trong 
đoạn trích ) 
 * Nhân vật cụ cố Hồng: Con trai người chết, chưa già nhưng thích được gọi 
là cụ cố, luôn miệng gắt gỏng :'' biết rồi, khổ lắm, nói mãi ", mơ tới lúc mặc áo xô gai, 
chống gậy lụ khụ... 
 *Nhân vật Văn Minh chồng: Vui mừng vì cái chúc thư kia đi vào thời kì 
thực hành nhưng cũng đăm chiêu lo gột rửa bằng xà phòng thơm cho quá khứ đen tối 
của Xuân ... 
 * Nhân vật Tuyết : Mặc bộ áo Ngây thơ trông như hở cả nách và nửa vú để 
thiên hạ thấy mình chưa đánh mất cả chữ trinh, dáng đi nhanh nhẹn và khuôn mặt có vẻ 
buồn lãng mạn rất hợp mốt 
 * Nhân vật ông Phán mọc sừng : ngạc nhiên vì cặp sừng vô hình trên đầu 
lại có giá đến mấy ngàn đồng và lập tức nghĩ đến cuộc doanh thương mới, khi đám hạ 
huyệt thì khóc thật to, nhưng là để dúi vào tay Xuân tờ giấy bạc.. 
 * Đám bạn cụ cố Hồng đến đưa tang với đủ loại huân huy 
chương và đủ loại râu ria , cảm động khi nhìn làn da trắng thập thò trên cách tay và 
ngực Tuyết. 
 * Đám giai thanh gái lịch đi đưa đám với vẻ mặt nghiêm chỉnh nhưng kì thực 
nhưng là để giễu cợt, chê bai, bình phẩm, cười tình hoặc ghen tuông nhau.( 3 điểm ) 
- Vũ Trọng Phụng đã dùng nhiều chi tiết đối chiếu tương đồng giữa các nhân vật và đối 
chiếu tương phản trong một nhân vật, kết hợp với hình thức giễu nhại khiến chân dung 
người trong gia đình hay ngoài gia đình, 
có tên cụ thể hay chỉ là nhân vật đám đông cũng đều hài hước hoặc lố bịch, gây cười. 
Bằng tiếng cười trào phúng, nhà văn lật tẩy thói hám danh, hám lợi, thói đạo đức giả, 
bản chất giả dối nhưng lại cố tình che đậy trong sự long trọng, to tát của đám người tự 
nhận là thượng lưu trí thức trong xã hội tư sản thành thị đương thời.( 5 điểm ) 
 

File đính kèm:

  • pdfvan11k12010.pdf
Đề thi liên quan