Đề Kiểm Tra Học Kì I - Công Nghệ Khối 8 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi

doc5 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Kiểm Tra Học Kì I - Công Nghệ Khối 8 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP LONG XUYÊN
TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC :2013 – 2014
MÔN : CÔNG NGHỆ KHỐI 8
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
TRẮC NGHIỆM:(6đ)
	Câu 1: Vị trí của hình chiếu cạnh trên bản vẽ:
A. Ở bên dưới hình chiếu đứng	B. Ở bên phải hình chiếu đứng
C. Ở bên phải hình chiếu cạnh	D. Ở bên dưới hình chiếu cạnh
Câu 2: Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể:
A. Ở trên mặt phẳng cắt	B. Ở dưới mặt phẳng cắt
C. Ở sau mặt phẳng cắt	D. Ở trước mặt phẳng cắt
Câu 3: Nét gạch chấm mảnh dùng để vẽ:
A. Đường tâm	B. Đường trục, đường đối xứng
C. Cả A và B đúng	D. Cả A và B sai
Câu 4: Trong cơ khí người ta đặc biệt quan tâm 2 tính chất nào?
A. Cơ tính và lí tính	B. Cơ tính và hóa tính
C. Hóa tính và công nghệ	D. Cơ tính và tính công nghệ
Câu 5: Những phần tử nào sau đây không phải là chi tiết máy?
A. Đai ốc	B. Bu lông	C. Khung xe đạp	D. Mảnh vỡ máy
Câu 6: Trong các cơ cấu sau, cơ cấu nào biến chuyển động quay thành chuyển động lắc?
A. Cơ cấu tay quay – thanh lắc	B. Cơ cấu tay quay – con trượt
C. Cơ cấu bánh răng – thanh răng	D. Cơ cấu vít – đai ốc
Câu 7: Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
A. 3 bước	B. 4 bước	C. 5 bước	D. 6 bước
Câu 8: Tỉ lệ cacbon (C) trong gang là:
A. C > 2,14%	B. C = 2.14%	C. C < 2,14%	D. C = 0
Câu 9: Khi quay một tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được:
A. Hình nón	B. Hình trụ	C. Hình cầu 	D. Hình chóp cụt
Câu 10: Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình:
A. Tam giác cân	B. Tam giác vuông	C. Tam giác đều	D. Tam giác thường
	Câu 11: Đĩa xích xe đạp có 30 răng, đĩa líp có 15 răng. Tỉ số truyền i bằng:
A. i = 1	B. i = 2	C. i = 3	D. i = 4
	Câu 12: Hành động nào dưới đây là đảm bảo an toàn điện?
A. Thả diều gần đường dây điện	B. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp
C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp	D. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp.
B- TỰ LUẬN:(4đ)
	Câu 13: (1đ) Thế nào là mối ghép cố định? Cho 2 ví dụ?
	Câu 14: (1,5đ) Hãy vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể sau:
	Câu 15: (1,5đ) Khi bánh dẫn có đường kính D1 quay với tốc độ n1 = 120 vòng/phút, nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn có đường kính D2 = 90cm sẽ quay với tốc độ n2 = 180 vòng/phút. 
a/ Tính đường kính bánh dẫn D1 ?
b/ Tính tỉ số truyền i? Và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?
V- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
TRẮC NGHIỆM: 
Đúng mỗi câu 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Phương án
B
C
C
D
D
A
D
A
A
C
B
D
TỰ LUẬN: 
Câu 13: (1đ)
Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Ví dụ: mối ghép hàn, mối ghép ren.
Câu 14: (1,5đ)
Vẽ đúng mỗi hình chiếu 0,5đ .
Câu 15: (2đ)
Tóm tắt
n1 = 120 vòng/phút
D2 = 90cm
n2 = 180 vòng/phút
Tính: a/ D1 = ? (cm)
 b/ i = ? 
 Chi tiết nào quay nhanh hơn?
Giải:
Đường kính bánh dẫn là:
Suy ra: 
Tỉ số truyền i là:
Vì i>1 nên bánh bị dẫn quay nhanh hơn bánh dẫn.
KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: CÔNG NGHỆ 8
I - MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA:
a/ Phạm vi kiến thức: từ tiết 1 à 35 theo PPCT.
b/ Mục đích: 
Đối với học sinh: Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học.
Đối với giáo viên: Kiểm tra những kiến thức và kĩ năng đã dạy.
II – XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (60% TNKQ và 40% TL)
III - THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
1. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung PPCT:
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1. Vẽ kĩ thuật
16
10
7
9
20
25.7
2. Cơ khí
14
12
8.4
5.6
24
16
3. Kĩ thuật điện
5
3
2.1
2.9
6
8.3
Tổng
35
25
17.5
17.5
50
50
2. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề của đề thi ở các cấp độ
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu ( chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
Tổng số
Trắc nghiệm
Tự luận
1. Vẽ kĩ thuật
20
3
3(1.5đ)
1.5đ
2. Cơ khí
24
3.6 5
4(2đ)
1(1đ)
3đ
3. Kĩ thuật điện
6
0.9 0
1. Vẽ kĩ thuật
25.7
3.9 4
3(1.5đ)
1(1đ)
2.5đ
2. Cơ khí
16
2.4 2
1(0.5đ)
1(2đ)
2.5đ
3. Kĩ thuật điện
8.3
1.2 1
1(0.5đ)
0.5đ
Tổng
100
16
12
3
10
3. Thiết lập bảng ma trận
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Vẽ kĩ thuật 
( 16 tiết)
1. Biết được vai trò của vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.
2. Biết được vị trí các hình chiếu của vật thể.
3. Biết được các khái niệm về một số loại bản vẽ kĩ thuật thông thường.
4. Biết được quy ước vẽ ren.
5. Hiểu được khái niệm hình chiếu.
6. Biết được bản vẽ hình chiếu của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp.
7. Biết được công dụng và nội dung của một số bản vẽ kĩ thuật thông thường.
8. Đọc được bản vẽ hình chiếu của một số khối đa diện và khối tròn xoay.
9. Đọc được một số bản vẽ kĩ thuật đơn giản.
Số câu hỏi
C2.1, C3.2
C6.9
C8.3, C9.7, C8.10
C8.14
7
Số điểm
1đ
0,5đ
1,5đ
1đ
4đ
2. Cơ khí ( 14 tiết)
10. Biết được vai trò quan trọng của cơ khí trong sản xuất và đời sống.
11. Biết được sự đa dạng của sản phẩm cơ khí và quy trình sản xuất ra chúng.
12. Biết được một số vật liệu cơ khí phổ biến và tính chất cơ bản của chúng.
13. Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí.
14. Hiểu được một số kiểu lắp ghép chi tiết máy và ứng dụng của chúng trong ngành cơ khí.
15. Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc, ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
16. Hiểu được quy trình và một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay.
17. Hiểu được khái niệm và phân biệt chi tiết.
18. Hiểu được khái niệm truyền và biến đổi chuyển động trong cơ khí.
19. Tháo, lắp được một số mối ghép đơn giản.
20. Tháo, lắp và xác định được tỉ số truyền của một số bộ truyền động. 
Số câu hỏi
C12.4, C14.5, C18.6, C12.8
C14.13
C20.11
C20.15
7
Số điểm
2đ
1đ
0,5đ
2đ
5,5đ
3. Kĩ thuật điện (5 tiết)
21. Biết được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
22. Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
23. Biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
24. Biết được một số biện pháp an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện.
25. Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện và sơ cứu được người bị tai nạn điện.
Số câu hỏi
C25.12
1
Số điểm
0,5đ
0,5đ
Tổng số câu hỏi
7
1
7
15
Tổng số điểm
4đ
0,5đ
5,5đ
10đ
IV - ĐỀ THI HỌC KÌ I (đính kèm)

File đính kèm:

  • docCONG NGHE HK1 NH13 14(1).doc
Đề thi liên quan