Đề kiểm tra học kì 1 môn : ngữ văn 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 môn : ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I
Môn : Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)

	* Phần I: Trắc nghiệm: ( 4 điểm )
	Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
	Anh thanh niêm đang nói, dừng lại . Và tại sao hoạ sĩ cảm giác mình bối rối? vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẹ, e lệ. Đứng giữa các luống dơn, không cân hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi! Một nét thôi không đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
	- Anh nói nữa đi - ông giục 
	- Báo cáo hết !- người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ – năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phúi thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy..
	(theo ngữ văn 9, tập một)
Câu1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào ?
Lặng lẽ sa pa.
B. Làng
 C. Chiếc lược ngà
D. Bếp lửa
Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Miêu tả
B. Thuyết minh
C. Tự sự
D. Biểu cảm
Câu 3: câu văn “Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẹ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cân hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng ta nghe?” được rút gọn thành phần nào ?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Phụ ngữ
Câu 4:Câu “ Anh nói nữa đi’’ được xếp vào kiểu câu gì xét theo mục đích nói?
 A. Câu nghi vấn
B. Câu trần thuật 
C. Câu cảm thán
D. Câu cầu khiến


Câu 5: dấu gạch ngang đứng trước các câu sau làm nhiệm vụ gì?
- Ông giục.
- Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ.
A. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Nối các từ nằm trong một liên danh.
D. Dùng để liệt kê.
Câu 6: Trong các từ sau: ( Trích từ đoạn hội thoại trong đoạn văn trên) từ nào không phải là từ ngữ dùng để xưng hô.
A. Anh.
B. Bác.
C. Ông.
D. Cô.
	Câu 7: trong các từ sau: “Còn hai mươi phúi thôi” được sếp vào loại câu nào xét về cấu tạo?
A. Câu đơn
B. Câu Ghép
C. Câu đặc biệt
D. Câu rút gọn
Câu 8: Trong một văn bản tự sự chỉ có thể sử dụng các yếu tố nào?
A. Miêu tả.
B. Biểu cảm.
C. Nghị luận.
D. Cả ba yếu tố trên

	* Phần II: Tự Luận ( 6 điểm)
	Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong chuyện ngắn “Lặng lẽ sa pa” của Nguyễn Thành Long.















Đáp án biểu điểm:

	* Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm )
	 (mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm )

Câu số
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
A
D
A
C
D
D

	* Phần II: tự luận ( 6 điểm)
	1: Nội dung ( 5 điểm) 
	* Mở bài: ( 0,5 điểm)
	- Nêu được những nét khái quát về tác giả và tác phẩm.
	- Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.
	* Thân bài: Làm rõ được phẩm chất của anh thanh niên: ( 4 điểm)
	- Tự nguyện làm công tác ở nơi heo hút, vắng người.
	- Quan tâm đến mọi người tặng tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái.
	- Sống gọn gàng ngăn nắp, Say mê đọc sách.
	- Là một người khiêm tốn, anh coi công việc của mình là bình thường…
	- Là một người yên nghề, có ý thức trắc nhiệm cao với công việc, lặng lẽ, âm thầm cống hiến cho sự nghiệp chung.
	* Kết bài:( 0,5 điểm)
	- Cảm nghĩ và tình cảm của người viết đối với nhân vật.
	2. Hình Thức: (1 điểm)
	- Yêu cầu đúng thể loại
	- Bố cục đầy đủ ba phần, mở bài thân bài, kết bài.
	- Trình bày rõ ràng sạch, đẹp
	






File đính kèm:

  • docDe 2 KTDA Ngu Van HKI 0708.doc
Đề thi liên quan