Đề kiểm tra học kì 1 - Môn ngữ văn 7 thời gian 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì 1 - Môn ngữ văn 7 thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN 90 PHÚT
	ĐỀ 1
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (dành cho học sinh trung bình) 
 1/ Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn trong chương trình HK I
 2/ Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng
 3/ Thái độ: có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.
II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN	(đề 1)
Mức độ

Tên Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


1. Văn học 
- Văn học nước ngoài
- Văn học hiện đại
Kể tên hai nhà thơ Trung Quốc đời nhà Đường đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 HKI
Hiểu ý nghĩa văn bản “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh



Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ 10%
Số câu:1 
Số điểm:1
Tỉ lệ 10%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu 2
 điểm 2
Tỉ lệ 20%
2. Tiếng Việt
 - Từ trái nghĩa
- Thành ngữ
Nêu khái niệm từ trái nghĩa

- Hiểu, tìm ví dụ từ trái nghĩa
- Hiểu nghĩa của thành ngữ: khẩu phật tâm xà



Số câu 2
Số điểm 2 
Tỉ lệ 20 %
Số câu: 0.5
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ 5%
Số câu: 1.5
Số điểm:1.5
Tỉ lệ 15%
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ 0%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu 2
 điểm 2
Tỉ lệ 20%
3. Tập làm văn
Văn biểu cảm




Viết một văn thể hiện cảm nghĩ về người thân 





Số câu 1
Số điểm 6 
Tỉ lệ 60%
Số câu:0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ 60%
Số câu 1
 Số điểm 6
Tỉ lệ 60%
Số câu 4
Số điểm 10 
Tỉ lệ 100%
Số câu: 1.5
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ 15%
Số câu: 2.5
Số điểm:2.5
Tỉ lệ 25%
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ 0%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ 60%
Số câu 4
 10 điểm
Tỉ lệ 100%

IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA (đề 1)
Câu 1: Hãy kể tên hai nhà thơ Trung Quốc đời nhà Đường em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 HKI ?(1 đ)
Câu 2: Văn bản Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh thể hiện ý nghĩa gì?(1đ)
Câu 3: Thế nào là từ trái nghĩa? Nêu ví dụ về một cặp từ trái nghĩa? (1đ)
Câu 4: Thành ngữ khẩu phật tâm xà có nghĩa là gì? (1đ)
Câu 5: Viết bài văn thể hiện cảm nghĩ về người thân của em ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, .....) (6đ)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
Câu 1: Hai nhà thơ: Lý Bạch và Hạ Tri Chương(1đ)
Câu 2: Ý nghĩa văn bản Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.(1đ)
Câu 3: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.(0.5đ)
- Tìm được ví dụ về cặp từ trái nghĩa (0.5đ)
Câu 4: Nghĩa: miệng nói những điều tốt đẹp nhưng lòng dạ thì độc ác (1đ)
Câu 5: (6 điểm)
* Yêu cầu chung: (1đ)
- Học sinh viết đúng yêu cầu đề, chính tả, ngữ pháp, bố cục rõ ràng, có tính mạch lạc. (1đ)
 * Yêu cầu về kiến thức: (5đ)
Mở bài (1điểm): giới thiệu về người thân, cảm xúc chính
Thân bài(3điểm):
- Mối quan hệ thân tình của mình với người thân đó.
- Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ.
- Nêu lên sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, trong học tập, vui chơi…
- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm….
Kết bài(1điểm):
Nêu tình cảm, ý nghĩ của em...


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN 7
THỜI GIAN 90 PHÚT
	ĐỀ 2
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA :
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (dành cho học sinh trung bình) 
 1/ Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn trong chương trình HK I
 2/ Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng
 3/ Thái độ: có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.
II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ

Tên Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Văn học 
- Văn học trung đại
- Văn học hiện đại
Kể tên hai nhà thơ trong nền văn học trung đại Việt Nam đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 HKI
Hiểu ý nghĩa văn bản “Cảnh khuya” của nhà Hồ Chí Minh



Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ 10%
Số câu:1 
Số điểm:1
Tỉ lệ 10%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu 2
 điểm 2
Tỉ lệ 20%
2. Tiếng Việt
 -Thành ngữ

- Điệp ngữ


- Nêu khái niệm thành ngữ


- Hiểu, tìm ví dụ thành ngữ
- Hiểu , xác định được dạng điệp ngữ



Số câu 2
Số điểm 2 
Tỉ lệ 20 %
Số câu: 0.5
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ 5%
Số câu: 1.5
Số điểm:1.5
Tỉ lệ 15%
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ 0%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu 2
 điểm 2
Tỉ lệ 20%
3. Tập làm văn
Văn biểu cảm




Viết một bài văn thể hiện cảm nghĩ về loài cây em yêu





Số câu 1
Số điểm 6 
Tỉ lệ 60%
Số câu:0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu: 0
Số điểm: 0
Tỉ lệ 0%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ 60%
Số câu 1
 Số điểm 6
Tỉ lệ 60%
Số câu 4
Số điểm 10 
Tỉ lệ 100%
Số câu: 1.5
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ 15%
Số câu: 2.5
Số điểm:2.5
Tỉ lệ 25%
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ 0%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỉ lệ 60%
Số câu 4
 10 điểm
Tỉ lệ 100%
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 
Câu 1: Hãy kể tên hai nhà thơ trong nền văn học trung đại Việt Nam đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 HKI?(1 đ)
Câu 2: Văn bản Cảnh khuya của Hồ Chí Minh thể hiện ý nghĩa gì?(1đ)
Câu 3: Thế nào thành ngữ? Nêu ví dụ một câu thành ngữ? (1đ)
Câu 4: Xác định điệp ngữ và cho biết thuộc dạng điệp ngữ gì? (1đ)
 Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
 	Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa,
 	Hay ưa nên nỗi không chừa được
 	Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa…! (Nguyễn Khuyến)
 Câu 5: Viết bài văn thể hiện cảm nghĩ về loài cây em yêu. (6đ)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
Câu 1: Kể được hai nhà thơ trong nền văn học trung đại Việt Nam đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 HKI (1đ)
Câu 2: Ý nghĩa văn bản Cảnh khuya của Hồ Chí Minh:Bài thơ thể hiện một đặc điểm trong thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.(1đ)
Câu 3: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.(0.5đ)
- Tìm được ví dụ về thành ngữ(0.5đ)
Câu 4: Điệp ngữ: 
- Muốn chừa
- Hay ưa	=> Điệp ngữ chuyển tiếp
- Chừa được 	 (1đ)
Câu 5: (6 điểm)
* Yêu cầu chung: (1đ)
- Học sinh viết đúng yêu cầu đề, chính tả, ngữ pháp, bố cục rõ ràng, có tính mạch lạc. (1đ)
 * Yêu cầu về kiến thức: (5đ)
- Mở bài(1đ): giới thiệu được loài cây yêu thích, bộc lộ được tình cảm yêu thích. 
- Thân bài(3đ) : Cảm xúc sâu sắc, bộc lộ tình cảm tự nhiên về một loài cây yêu thích:
	+ Miêu tả đôi nét về loài cây yêu thích kết hợp biểu cảm
+ Công dụng, ý nghĩa của loài cây trong cuộc sống kết hợp biểu cảm,.....
Kết bài (1đ): Khẳng định tình cảm về loài cây yêu thích, mong muốn của bản thân,.....

File đính kèm:

  • docde thi mon ngu van 7.doc
Đề thi liên quan