Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Trường Tiểu học Tây Sơn

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Trường Tiểu học Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: ...................................
Lớp 3C - Trường Tiểu học Tây Sơn
Phiếu ôn tập giữa kì II
Môn : Tiếng Việt( Thời gian : 25 phút )
Đọc thật kỹ bài sau:
Mùa đông trên rẻo cao
 Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây , bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi, đem lại cái lạnh tái tê. Núi đồi, thung lũng , làng bản chìm trong biển sương mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường . Gần trưa, mây mù tan, bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa. Những cây thông già như ất chấp cả thời tiết khắc nghiệt . Trời càng rét, thông càng xanh. Lá thông vi vui gảy lên một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ nương mạch xanh um trông như những ô bàn cờ . Các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương. Những con bò béo mập bước đi thong thả . Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo. 
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau hoặc làm theo yêu cầu :
Mùa đông ở rẻo cao được miêu tả vào lúc nào?
A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi sáng và buổi trưa
2. Chi tiết nào cho thấy sức sống mãnh liệt của con người cảnh vật trên rẻo cao?
A. Các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương.
B. Cây cối đua nhau đâm chồi, nảy lộc
C.Mọi người vẫn tấp nập đi làm nương . Cây cối vẫn đua nhau xanh tốt. Những con bò béo mập bước đi thong thả.
3. Câu cuối của bài muốn: 
A. Ca ngợi giọng hát trong trẻo của người Hmông.
B. Nói lên cảnh làm việc vui vẻ của bà con trong buổi sáng mùa đông.
C. Ca ngợi con người ở rẻo cao.
4. Ý chính của bài đọc trên là : 
A.Cảnh lao động sôi nổi của bà con ở một bản làng vào một buổi sáng mùa đông.
B. Cảnh đẹp của bản làng vào buổi sáng mùa đông.
C. Ca ngợi con người ở rẻo cao.
5. Viết lại câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá tả cảnh bản làng vào buổi sáng:
....................................................................................................................................
6. Ghi lại những sự vật được nhân hoá trong bài: .................................................................
7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Những con bò béo mập thong thả bước đi”
...................................................................................................................................
Họ và tên: ...................................
Lớp 3C - Trường Tiểu học Tây Sơn
Phiếu ôn tập giữa kì II
Môn : Tiếng Việt
I. Đọc thầm văn bản sau:
TRONG VƯỜN
Những đợt nắng ấm áp đã làm cho khu vườn thay đổi. Vô vàn những tia nắng tích tụ sau nhiều ngày đã ươm mật lên các thứ quả. Bây giờ, quả đã chín mọng. Khi lũ Na mở mắt hé nhìn thì khu vườn đã bừng hương thơm. Chị Đu Đủ đang thì thầm trò chuyện với đàn con tròn. Hồng Xiêm lấp ló trong kẽ lá tinh nghịch chơi trò trốn tìm cùng gió. Chuối Tiêu úp mặt vào nhau cười khúc khích. Bác Mít già với đàn con mập ú, xù xì thiu thiu ngủ thả hương thơm lừng. Chỉ có anh em nhà Dưa Hấu là vô tâm nằm phơi cái lưng đen nhoáng mà ngủ khì. Cả khu vườn dây lên một mùi hương thơm nức. Mùi hương toả trong không gian nồng nặc, ngọt lừ lự khiến cho bất kì ai đi qua khu vườn cũng giật mình dừng lại.
II. Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Trong bài, khu vườn được tả vào mùa nào?
Mùa xuân
Mùa hè
Mùa thu
Câu 2: Trong câu “Bây giờ, trong vườn quả đã chín mọng” bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu? Là:
Bây giờ
Trong vườn
Bây giờ, trong vườn
Câu 3: Các sự vật trong bài được gọi là gì?
Chị, bác, anh em, lũ
Cô, bác, anh em, lũ
Cô, chị, bác, anh em, lũ
Câu 4. Trong câu “Hồng Xiêm lấp ló trong kẽ lá tinh nghịch chơi trò trốn tìm cùng gió” sự vật nào được nhân hoá?
Hồng Xiêm
Gió, Hồng Xiêm
Hồng Xiêm, lá
Câu 5. Trong câu “chị Đu Đủ đang thì thầm trò chuyện với đàn con béo tròn” Đu Đủ được nhân cách hoá bằng những cách nào? 
Gọi bằng những từ ngữ dùng để gọi người
tả bằng những từ ngữ dùng để tả người
Bằng cả hai cách trên
Họ và tên: ...................................
Lớp 3C - Trường Tiểu học Tây Sơn
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc bài văn sau rồi khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Một ngày xuân ấm áp, Nguỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình đi dạo chơi. Đồng cỏ mênh mông trải rộng trước bầy Ngỗng con. Mặt trời dịu dàng ấm áp, đồng cỏ non tơ.
Đàn Ngỗng con quên bằng Ngỗng mẹ và bắt đầu tản ra khắp đồng cỏ xanh rờn.
Bỗng mây đen ùn ùn kéo đến. Ngỗng mẹ lo lắng cất tiếng gọi con. Những giọt mưa to bắt đầu rơi xuống. Bầy Ngỗng còn vừa kịp chạy đến bên mẹ. Ngỗng mẹ dang cánh che phủ cho đàn con của mình. Dưới cánh mẹ, Ngỗng con thật yên ổn và ấm ấp. Đúng lúc đó những hạt mưa đá to từ trên trời rào rào đổ xuống. Ngỗng con thấy đâu đó từ xa hình như có tiếng nổ ùng oàng, tiếng gió gào thét và tiếng mưa đá rơi lộp độp. Ở bên ngoài đôi cánh mẹ đang xẩy ra điều gì đó kinh hãi, còn chúng chỉ cảm thấy ấm áp, dễ chịu.
Rồi tất cả trở lại yên lặng. Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh lên, đàn Ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng không nhìn thấy đôi cánh mẹ rách nát, lông rụng tả tơi. Duy chỉ có một chú Ngỗng bé bỏng và yếu ớt nhất chạy đến bên mẹ và hỏi: “Sao cánh mẹ rách như thế?” Ngỗng mẹ cố nén đau đớn, chỉ trả lời khe khẽ: “Mọi việc đều tốt đẹp con ạ”. Đàn Ngỗng con lại tản ra nô đùa trên bãi cỏ và Ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc.
Câu 1: Đồng cỏ được tả trong bài như thế nào?
Mênh mông, dịu dàng, ấm áp
Mênh mông, non tơ, vàng ươm
Mênh mông, non tơ, xanh rờn
Câu 2, Câu chuyện trên nói về điều gì?
Cuộc dạo chơi thích thú của đàn Ngỗng trên đồng cỏ
Tình yêu thương của mẹ dành cho các con. Sự hi sinh của mẹ dành cho các con
Đàn Ngỗng gặp cơn mưa gió khủng khiếp
Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu: “Dưới cánh mẹ, Ngỗng con thật yên ổn và ấm áp” Trả lời cho câu hỏi nào?
Như thế nào?	B. Vì sao? 	C. Ở đâu?
Câu 4. Trong bài văn trên, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật gì?
So sánh	b. Nhân hoá	c. Cả hai biện pháp trên
Câu 5. Câu văn nào không có hình ảnh nhân hoá?
Mặt trời dịu dàng ấm áp
Ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc
Những hạt mưa rất to bắt đầu rơi xuống
Câu 6. Trong câu “Ngỗng mẹ lo lắng cất tiếng gọi con”, Ngỗng mẹ được nhân hóa bằng cách:
Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tâm trạng của người để nói về Ngỗng
Nói với Ngỗng như nói với người
Bằng cả hai cách trên

File đính kèm:

  • docde phan loai.doc