Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Phan Thị Lộc

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Phan Thị Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ TRƯỜNG TH TRẦN NHÂN TÔNG
Họ và tên:.....
Lớp : 5/...
Điểm
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: Tiếng Việt (phần đọc hiểu)
Thời gian: 30 phút
Giáo viên: Phan Thị Lộc
I.Đọc hiểu: Đọc bài văn sau rồi thực hiện yêu cầu như bên dưới: 
NGƯỜI TÙ BINH DA ĐEN
Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:
- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?
Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:
- Anh có con chưa?
- Có rồi, hai con gái.
- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không?
- Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:
- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.
- Tên chúng nó là gì?
Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:
Sao tóc anh hoa râm thế lại còn đi lính cho Pháp?
Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma-rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừngNhững hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình.
 Theo Nguyễn Đình Thi
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1.Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?
a) gia đình.
b) cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp.
c) lí do đi lính cho Pháp, tâm trạng khi bị bắt, con cái.
2. Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp.
a) Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam.
c) Bị Pháp bắt đi lính.
c) Kiếm tiền nuôi gia đình.
3. Thứ tự nào tả diễn biến tâm trạng của người tù binh da đen trong câu chuyện?
a) bâng khuâng -> sợ hãi -> khóc
b)bâng khuâng -> rụt rè -> bình thản -> khóc
c) bâng khuâng -> rụt rè, sợ hãi -> mạnh dạn dần -> khóc
4. Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ?
a) Sợ các chiến sĩ Việt Nam.
b) Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình.
c) Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam.
5. Dòng nào dưới đây có các từ đồng nghĩa với từ hòa bình?
a) Thanh bình, thái bình, bình yên
b) Bình yên, lặng yên, thanh bình
c) Bình thản, thái bình, yên tĩnh
6. Từ “cầm” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
a) Nếu anh đi nước cờ này thì anh cầm chắc phần thắng.
b) Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ.
c) Lần này, vị tướng lại cầm quân ra trận.
7. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
a) ngã nghiêng b) ngã nhào c) ngả ba
8. Thành ngữ nào ca ngợi phẩm chất chăm chỉ, cần cù, không ngại khó ngại khổ của người Việt Nam ta?
a) Muôn người như một.
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Chịu thương chịu khó.
d) Dám nghĩ dám làm.
10. Trong câu “Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau.” Có mấy động từ?
a) Một từ. Đó là
b) Hai từ. Đó là:
c) Ba từ. Đó là:.
PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ TRƯỜNG TH TRẦN NHÂN TÔNG
Họ và tên:.....
Lớp : 5/...
Điểm
ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: Tiếng Việt (phần viết)
Thời gian: 45 phút
1. Chính tả: Học sinh nghe – viết đoạn: “Loanh quanh trong rừng đến ánh nắng lọt qua lá trong xanh” bài Kì diệu rừng xanh (SGK TV5 tập 1 trang 75)
.
2. Tập làm văn: Tả ngôi trường thân yêu đã từng gắn bó với em trong nhiều năm qua.
................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN:
Môn Tiếng Việt:
Đọc hiểu:
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (Mỗi câu ghi 0,5 điểm)
1.Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?
a) gia đình.
b) cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp.
c) lí do đi lính cho Pháp, tâm trạng khi bị bắt, con cái.
2. Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp.
a) Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam.
c) Bị Pháp bắt đi lính.
c) Kiếm tiền nuôi gia đình.
3. Thứ tự nào tả diễn biến tâm trạng của người tù binh da đen trong câu chuyện?
a) bâng khuâng -> sợ hãi -> khóc
b)bâng khuâng -> rụt rè -> bình thản -> khóc
c) bâng khuâng -> rụt rè, sợ hãi -> mạnh dạn dần -> khóc
4. Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ?
a) Sợ các chiến sĩ Việt Nam.
b) Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình.
c) Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam.
5. Dòng nào dưới đây có các từ đồng nghĩa với từ hòa bình?
a) Thanh bình, thái bình, bình yên
b) Bình yên, lặng yên, thanh bình
c) Bình thản, thái bình, yên tĩnh
6. Từ “cầm” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
a) Nếu anh đi nước cờ này thì anh cầm chắc phần thắng.
b) Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ.
c) Lần này, vị tướng lại cầm quân ra trận.
7. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
a) ngã nghiêng b) ngã nhào c) ngả ba
8. Thành ngữ nào ca ngợi phẩm chất chăm chỉ, cần cù, không ngại khó ngại khổ của người Việt Nam ta?
a) Muôn người như một.
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Chịu thương chịu khó.
d) Dám nghĩ dám làm.
10. Trong câu “Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau.” Có mấy động từ?
a) Một từ. Đó là
b) Hai từ. Đó là:
c) Ba từ. Đó là:ngồi, nhìn, cười đùa.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra giua ki I so 1.doc