Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Tô Hiệu

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Tô Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ GIA NGHĨA KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TRƯỜNG TH TÔ HIỆU Năm học 2013 - 2014
 MÔN TIẾNG VIỆT 4
 Thời gian: 80 phút
Ngày kiểm tra: 8/11/2013
Họ tên
 Điểm
 Đọc Viết
 Lời phê của Thầy cô giáo
A . Đọc thầm :
Chị em tôi
	Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:
	-Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
Ba mỉm cười :
-Ờ, nhớ về sớm nghe con !
Không biết đây là lần thư bao nhiêu tôi đã nói dối với ba. Mỗi lần nôi dối tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua .
Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn . Từ ngạc nhiên, tôi chuyển qua giận dữ và mặc lời năn nỉ của bạn bè, tôi bỏ về.
Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành .Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng : 
- Em đi văn nghệ.
- Mày tâp văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ?
Nó cười giả bộ ngây thơ :
Ủa, chị cũng ở đó sao ? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm cơ mà !
Tôi sững sờ, đứng im như phỗng . Ngước mắt nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong . Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo : 
Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người .
Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa . Thỉnh thoảng hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm tôi tỉnh ngộ .
Theo LIÊN HƯƠNG
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Cô chị xin phép ba đi đâu?
A. 	Đi học nhóm.	
B. 	Đi xem phim. 
C. 	Đi chơi với bạn. 
2. Thái độ của cô chị sau mỗi lần nói dối như thế nào?
A. 	Cô lo lắng. 
B.	Cô đều ân hận. 
C. 	Cô vẫn vui vẻ.
3. Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
A. 	Nói với ba của mình là chị nói dối. 
B. 	Bắt chước chị nói dối.
C. 	Theo dõi chị.
4. Thái độ của người cha khi biết chuyện như thế nào?
	A. 	Rất tức dận. 
	B. 	Buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho nên người.
	C. 	Bỏ đi không nói gì.
5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
A. 	Chúng ta không nên nói dối. 
B. 	Nói dối là tính xấu làm mất lòng tin, lòng tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người đối mình.
C. 	Cả hai ý trên.
6. Tiếng “học” gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?
A. 	Chỉ có vần. 
B. 	Có vần và thanh. 
C. 	Âm đầu, vần và thanh. 
7. Gạch chân từ láy trong câu văn sau:
Tôi sững sờ đứng im như phỗng.
8. Gạch chân động từ trong câu văn sau:
Lan tập văn nghệ ở trường.
B . Viết 
I. Chính tả( Nghe- viết)	: Chiều trên quê hương
II . Tập làm văn.
Đề bài : Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT 4
A. Đọc. (10 đ)
I. Đọc thành tiếng (5đ).
 - Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập.
 - Giáo viên ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng, đánh số trang (các bài từ tuần 1 đến tuần 9) vào phiếu để học sinh bốc thăm. Học sinh đọc xong giáo viên nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để học sinh trả lời.
 - Học sinh phát âm rõ, chính xác và trôi chảy, tốc độ 65 tiếng/1 phút. Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ . (5 điểm )
	Nếu học sinh đọc không đạt các yêu cầu trên, giáo viên dựa vào khả năng của học sinh lớp mình mà chấm điểm cho phù hợp .
II. Đọc thầm (5đ). 
Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu đúng được 0,5điểm.
 	1. A 2.B 3. B 	4. B 5. C	 6. C.
Câu 7 và 8 mỗi câu đúng được 1 điểm.
	7. sững sờ	8. tập
B. Viết (10đ)
I. Chính tả (5đ)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả sau:
Chiều trên quê hương
	Đó là một buổi chiều mùa hạ mây trắng xô đuổi nhau trên cao. Nền trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đồng và hương sen.
 Theo Đỗ Chu
- Viết, trình bày đúng, đẹp (5đ)
- Trình bày xấu trừ (1 đ)
- Sai mỗi lỗi chính tả trừ( 0,25)
II. Tập làm văn(5đ): 
- Viết đúng phần đầu của bức thư (1đ)
- Viết có ý, nói lên được ước mơ(2đ)
- Trình bày có câu, đoạn (1đ)
- Viết được phần cuối bức thư (1 đ)

File đính kèm:

  • docDE KT GIUA HK 1 TIENG VIET 4.doc