Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Khối 4 - Năm học 2013-2014

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Khối 4 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ........................... ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Họ và tên:..	MÔN: TIẾNG VIỆT- KHỐI 4
Lớp:	 THỜI GIAN: 60 PHÚT
 NĂM HỌC: 2013-2014
I/ Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm)
Học sinh đọc thầm bài tập đọc “Thưa chuyện với mẹ” (SGK TV 4, tập 1 - trang 85,86). Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời các câu sau:
Câu 1: Cương xin học nghề rèn để làm gì?
a. Để mẹ đỡ vất vả và mẹ có thêm tiền để đi chợ. 	
b.Để kiếm sống, giúp đỡ bố mẹ.
c. Đế kiếm sống và để thành tài.
Câu 2: Mẹ Cương đã phản đối như thế nào?
a. Không cho Cương đi làm mà phải đi học.
b.Không cho Cương đi làm vì làm mất thể diện gia đình và bị người khác xui khiến
c. Không cho Cương đi làm vì nhà Cương là dòng dõi quan sang, mất thể diện gia đình.
Câu 3: Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào?
Nhỏ nhẹ nói chuyện với mẹ.
Cương nói với mẹ nghề nào cũng quan trọng, chỉ những ai trộm cắp, ăn bám mới đáng bị coi thường.
c. Nắm tay mẹ, nói những lời thiết tha: nghề nào cũng quan trọng, chỉ có trộm cắp, mới đáng bị coi thường.
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của từ ước mơ?
Thể hiện sự mong muốn tha thiết.
Mong ước trong tưởng tượng.
Thấy phảng phất, thoáng lờ mờ trong giấc ngủ.
Câu 5: Câu chuyện “ Thưa chuyện với mẹ” giúp em hiểu điều gì?
Mơ ước của Cương không chính đáng, nghề thợ rèn là thấp hèn. 
Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
Cương ước mơ trở thành thợ rèn.
Câu 6: Dòng nào sau đây là những động từ ?
Thơm, mát, chảy, mòn, vui.
Nhẹ nhàng, gặt, chải, đánh, rửa, học, làm.
Rửa, trông, quét, tưới, nấu, xem, chào cờ.
Câu 7: Từ cùng nghĩa với từ ước mơ là :
	a.Mơ tưởng, mong ước, mơ mộng, ước ao, ước vọng.
	b.Mơ tưởng, mong ước, ước đoán, ước ao, ước vọng.
	c.Mơ tưởng, mơ màng, mơ mộng, ước ao, ước nguyện.
Câu 8: Dòng nào sau đây là những từ láy?
a. kiên nhẫn, vất vả, nghèn nghẹn, thết tha, nhễ nhại. 
b. Vất vả, nghèn nghẹn, dòng dõi, phì phào, vui vẻ . 
c. Vất vả, buôn bán, dòng dõi, phì phào, mồ hôi. 
II/ Kiểm tra viết: ( 10 điểm) 
1. Chính tả: ( 5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả “Trung thu độc lập” – SGK Tiếng Việt 4, tập 1 – trang 66, đoạn từ “ Ngày mai, các em có quyền đến nông trường to lớn, vui tươi”. 
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài:
 Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, em hãy viết một bức thư thăm hỏi thầy giáo (cô giáo) cũ và thông báo tình hình học tập của em.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Tiếng Việt – Khối 4
Năm học: 2013 - 2014
I/ Kiểm tra đọc:
Câu 1: ( 0,5 điểm) Ý đúng là b.Để kiếm sống, giúp đỡ bố mẹ.
Câu 2: ( 0,5 diểm)Ý đúng là ý c. Không cho Cương đi làm vì nhà Cương là dòng dõi quan sang, mất thể diện gia đình.
Câu 3 : ( 0,5 điểm)Ý đúng là ý c. Nắm tay mẹ, nói những lời thiết tha: nghề nào cũng quan trọng, chỉ có trộm cắp, mới đáng bị coi thường.
 Câu 4 : ( 0,5 điểm)Ý đúng là ý a. Thể hiện sự mong muốn tha thiết.
Câu 5: ( 1 điểm)Ý đúng là ý a. Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
Câu 6: ( 0,5 điểm) Ý đúng là ý c. Rửa, trông, quét, tưới, nấu, xem, chào cờ.
Câu 7: ( 1 điểm) ý đúng là ý a.Mơ tưởng, mong ước, mơ mộng, ước ao, ước vọng
Câu 8: ( 0,5 điểm) Ý đúng là ý b. Vất vả, nghèn nghẹn, dòng dõi, phì phào, vui vẻ . 
II/ Kiểm tra viết:
1. Chính tả: ( 5 điểm)
- Trình bày đúng bài chính tả theo thể thức văn xuôi, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng ( 5đ)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu, vần, dấu câu; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm
* Lưu ý: Nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn..toàn bài trừ 1 điểm.
2. Tập làm văn: ( 5 điểm)
- Bài viết đầy đủ 3 phần: Đầu thư – Nội dung chính thư – Cuối thư ( 1,5 điểm)
- Viết được bức thư cho thầy cô đúng nội dung; dùng từ diễn đạt thành câu, rõ ý, sử dụng dấu câu hợp lí, viết đúng chính tả ( 3,5 điểm)
* Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót mà giáo viên có thể cho các mức điểm ở phần nội dung miêu tả là : 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5 điểm

File đính kèm:

  • docde kiem tra giua ki 1 20132014 mon TV Lop 4.doc