Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học Lớp 12 - Mã đề 516 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Phan Bội Châu

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học Lớp 12 - Mã đề 516 - Năm học 2013-2014 - Trường THPT Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề: 516
Sở GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 - 2014
Trường THPT Phan Bội Châu 	 Môn Sinh học 12. 
(Đề thi gồm 30 câu - có 02 trang) 	 Thời gian 45 phút
Điểm
HỌ VÀ TÊN : .................................................................................Lớp : ..................
(Chọn và đánh dấu vào đáp án đúng nhất sau mỗi câu hỏi)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (20 câu, từ câu 1 đến câu 20).
Câu 1. Định luật phân li độc lập được Menđen rút ra dựa trên cơ sở của phép lai nào sau đây? 
A. Lai một cặp tính trạng 	B. Lai hai và lai nhiều cặp tính trạng C. Lai hai cặp tính trạng 	D. Lai ba cặp tính trạng 
Câu 2. Thứ tự các bậc cấu trúc của nhiễm sắc thể là:
A. Sợi nhiễm sắcàNuclêôxômàSợi nhiễm sắcàCrômatit. 	B. NuclêôxômàSợi cơ bảnàSợi nhiễm sắcàCrômatit.
C. NuclêôxômàCrômatitàSợi cơ bảnàSợi nhiễm sắc. 	 	D. Sợi nhiễm sắcàNuclêôxômàSợi cơ bảnàCrômatit.
Câu 3. Hai phép lai nào sau đây tạo con lai đều là thể dị hợp về hai cặp gen? 
A. Aabb x Aabb và AABb x AABb 	B. AABB x AABB và AaBB x AaBb 
C. Aabb x aaBB và AABB x aabb 	D. AABb x AABb và AABB x aabb 
Câu 4. Ở ruồi giấm sự rối loạn phân li của cặp NST số 1 trong lần phân bào 2 ở 1 trong 2 tế bào con của 1 tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra:
A. 2 tinh trùng bình thường và 2 tinh trùng đều thừa 1 NST số 1
B. 2 tinh trùng đều thiếu 1 NST số 1 và 2 tinh trùng bình thường.
C. Cả 4 tinh trùng đều bất thường, thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể số 1.
D. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST số 1 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST số 1
Câu 5. Ở một loài thực vật biết rằng: A- : thân cao, aa: thân thấp; BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng; Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. Số kiểu gen dị hợp tối đa về hai tính trạng có thể có ở loài trên là: A. 4 kiểu 	B. 6 kiểu 	C. 5 kiểu 	D. 9 kiểu 
Câu 6. Một gen có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hi đrô. Khi gen đột biến này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là: 
A. A = T = 10110 ; G = X = 7890	B. A = T = 10784 ; G = X = 8416
C. A = T = 8416; G = X = 10784 	D. A = T = 7890 ; G = X = 10110	
Câu 7. Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến:
A. Gây chết ngay ở giai đoạn vừa hình thành hợp tử.	B. Làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. 
C. Không ảnh hưởng đến kiểu hình của cơ thể. 	 	D. Gia tăng kích thước tế bào làm cơ thể lớn hơn bình thường.
Câu 8. Ở ruồi giấm gen B: Thân xám, gen b: Thân đen; gen V: Cánh dài, gen v: cánh ngắn; giữa gen B và V có hoán vị gen với tần số 20%. Cơ thể ruồi đực có kiểu gen giảm phân cho các loại giao tử là:
 	A. BV = bv = 50% 	B. Bv = bV = 50%
	C. BV = bv =40%; Bv = bV = 10% 	D. BV = bv = 10%; Bv = bV = 40%
Câu 9. Sự kiện nào sau đây không có trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ
A. Loại bỏ các intron và kết nối các exon tạo ra mARN trưởng thành.
B. ARN polimeraza bám vào điểm khởi đầu để khởi động phiên mã.
C. Phiên mã xong gen đóng xoắn trở lại dạng ban đầu.	
D. Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều 5) – 3).
Câu 10. Với phép lai giữa các kiểu gen AabbDd và AaBbDd xác suất thu được kiểu hình aabbdd là
A. 9,375% 	B. 37,5% 	C. 3,125% 	D. 56,25%
Câu 11. Điểm giống nhau trong hoạt động của Opêrôn Lac trong môi trường có và không có Latôzơ là
A. Vùng vận hành dều bị gắn prôtêin ức chế.	B. Có hiện tượng chất cảm ứng làm bất hoạt prôtêin ức chế.
C. Gen điều hoà đều tiến hành phiên mã để tổng hợp prôtêin ức chế.
D. Enzim ARN pôlimeraza không tiếp xúc với vùng khởi động
Câu 12. Có 3 tế bào sinh tinh của một loài thú có kiểu gen Aa thực hiện giảm phân, biết quá trình GP hoàn toàn bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể 
A. 2 và 6 	B. 2 và 4 	C. 4 và 8 	D. 2 và 8
Câu 13. Gen a dài 2040A0 có 20% A khi bị đột biến lần thứ nhất tạo thành gen A. Biết số liên kết hyđro của gen a chênh lệch so với số liên kết hyđrô của gen A là 3 liên kết . ĐB chỉ tác động tới 1 cặp nu. Đây là dạng đột biến : 
A. Thay cặp nu này bằng cặp nu khác . 	B. Thay 2 cặp nu này bằng 2 cặp nu khác 	
C. Thay 3 cặp nu này bằng 3 cặp nu khác 	D. Mất 1 cặp nu hay thêm 1 cặp nu dạng G – X 
Câu 14. Cho 1 cây tự thụ phấn, F1 thu được 9/16 cây cao: 7/16 cây thấp. Cho giao phấn ngẫu nhiên các cây cao F1 với nhau. Không có đột biến, về mặt lí thuyết thì tỉ lệ cây cao thu được ở F2:
A. 63/81	B. 49/81	C. 64/81	D. 17/81	
Câu 15. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 30%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là: A. 480.	B. 520.	C. 400.	D. 600.
Câu 16. Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do:
A. Một hoặc tất cả các NST không phân li trong giảm phân. B.Tất cả các cặp NST không phân li trong nguyên phân.
C. Một hoặc một số cặp NST không phân li trong phân bào. D. Tất cả các cặp NST không phân li trong phân bào.
Câu 17. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDDHh × AaBbDdhh sẽ cho số cá thể mang kiểu gen có 2 cặp đồng hợp và 2 cặp dị hợp chiếm tỉ lệ: 	A. 7/32.	B. 6/32.	C. 27/64.	D. 6/16.
Câu 18. Di truyền liên kết là hiện tượng: 
A. Sự di truyền của tính trạng này kéo theo sự di truyền của các tính trạng khác. 
B. Sự di truyền của tính trạng này làm hạn chế sự di truyền của các tính trạng khác 
C. Các tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau 	
D. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau 
Câu 19. Ở ruồi giấm, gen B qui định thân xám, trội hoàn toàn so với gen b qui định thân đen và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Con lai F1 có kết quả 3 B- : 1 bb được tạo từ: 
A. P: Bb x Bb 	B. P: BB x bb 	C. P: Bb x bb 	D. P: bb x bb 
Câu 20. Nguyên nhân dẫn đến có hiện tượng gen qui định tính trạng liên kết với nhau là: 
A. Số gen luôn nhiều hơn số nhiễm sắc thể trong tế bào 	B. Các gen tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân 	C. Sự tác động qua lại giữa các gen trong biểu hiện tính trạng 	D. Quá trình tổ hợp của các gen trong thụ tinh 
II - PHẦN RIÊNG ( Thí sinh chỉ được chọn phần A hoặc phần B )
A - DÀNH CHO THÍ SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN( Từ câu 21 đến câu 25
Câu 21. Ở một loài thực vật gen A quy định thân cao trội hòan toàn so với gen a quy định thân thấp. Lấy hạt phấn của cây tam nhiễm Aaa thụ phấn cho cây tứ bội AAaa, nếu hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh và đời con có 1800 cây thì số lượng mỗi loại là:
A. 1350 cao; 450 thấp. 	B. 1600 cao; 200 thấp.	C. 1650 cao; 150 thấp.	D. 1500 cao; 300 thấp.
Câu 22. Ở Bò, bộ NST 2n = 60, có bao nhiêu thể ba nhiễm kép khác nhau có thể hình thành? 
	A. 435 	B. 90 	C. 	62	D. 345
Câu 23. Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: XDXd x XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là 
	A.2,0%	B. 3,5%	C. 2,5%	D. 3,75%
Câu 24. Cho rằng NST vẫn phân li trong giảm phân, thể ba nhiễm AAaBb cho các loại giao tử AAB và ab tương ứng là :
A. 1/6 và 1/12	B.1/6 và 1/6	C. 1/12 và 1/6	D. 1/12 và 1/12	
Câu 25. Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li bất thường ở kì sau ở một số tế bào. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào?
	A. XY và O. 	B. X, Y, XY và O. 	C. XY, XX, YY và O. 	D. X, Y, XX, YY, XY và O.
B - PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO( Từ câu 26 đến câu 30)
Câu 26. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp thu được ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là:
A. 34/36 	B. 2/36	C. 1/36	 	D. 8/36
Câu 27. Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: XDXd x XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là 
	A. 2,0%	B. 2,5%	C. 3,75%	D. 3,5%	
Câu 28.Tái bản ADN ở sinh vật nhân thực có sự phân biệt với tái bản ADN ở E. coli là:
1. chiều tái bản. 2. hệ enzim tái bản 3. nguyên liệu tái bản 4. số lượng đơn vị tái bản. 5. nguyên tắc tái bản. Câu trả lời đúng là	A. 1, 2. 	B. 2,3. 	C. 2,4. 	D.1,5.
Câu 29. Một gen có chiều dài 0,51, nu loại A chiếm 30%. Gen nhân đôi 3 lần liên tiếp, số nucleotit loại A môi trường cung cấp là: 	A. 6300.	 	B.4200.	 	C.2400.	 	D.3600.	
Câu 30. Một pt ARN 2 loại nu A và G với tỉ lệ A/G = 4. Hãy tính tỷ lệ bộ 3 chứa ít nhất một loại G trong phân tử ARN đó. A. 61/125	B. 1/125	C.	64/125	D. 124/125
-------------------------------------------------- Hết -------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDE KIEM TR 1 TIET HKI.doc