Đề kiểm tra định kì lần 4 Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2007-2008

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì lần 4 Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra cuối học kì II
Năm học: 2007 – 2008
Môn: Tiếng Việt 
Họ và tên: .................................................................... Lớp: ...
I - Đọc đoạn văn sau:
 Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu... Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran. Có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không.
 Theo Băng Sơn
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Cây gạo bắt đầu nở hoa vào mùa nào?
 A. Mùa xuân
 B. Mùa hạ
 C. Mùa thu
 D. Mùa đông
2. Câu văn nào cho biết hoa gạo làm thay đổi làng quê?
 A. Cây gạo đứng ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê.
 B. Cây gạo bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.
 C. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời.
3. Khi cây gạo nở hoa, loài chim nào về tụ họp đông vui?
 A. Chim én
 B. Chim sáo
 C. Nhiều loài chim
4. Câu nào dưới đây nói đúng nội dung đoạn văn?
 A. Chợ quê buổi sớm.
 B. Cây gạo khi xuân về.
 C. Buổi liên hoan trong vòm cây. 
5. Trong câu “Chúng chuyện trò râm ran. Có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai
cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không.”, đàn chim được nhân hoá bằng cách nào?
 A. So sánh đàn chim với con người.
 B. Nói với đàn chim thân mật như nói với người.
 C. Gọi và tả đàn chim bằng những từ ngữ dùng để gọi và tả người.
6. Trong câu “Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì hoa gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng.” có mấy bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?
 A. Một bộ phận. Đó là: ..........................................................................................
 B. Hai bộ phận. Đó là: ...........................................................................................
.....................................................................................................................................
 C. Ba bộ phận. Đó là: .............................................................................................
.....................................................................................................................................
7. Bộ phận nào trong câu “Chúng chuyện trò râm ran.”trả lời câu hỏi như thế nào?
 A. chúng
 B. chuyện trò
 C. râm ran
II – Hoàn thành các bài tập
8. Điền dấu chấm hỏi hoặc dấu hai chấm, dấu phẩy vào thích hợp.Viết hoa chữ đầu câu.
 Hôm ấy, học sinh được nghe kể chuyện “Tấm Cám”.Giờ ra chơi Nam đố Tùng 
 - Đố cậu truyện “Tấm Cám” có trước hay truyện “Trầu cau” có trước 
 Tùng lúng túng 
 - Mình không biết.
 - Tất nhiên là truyện “Trầu cau’’ có trước.- Nam nói.
 - Vì sao vậy
 - Vì trong truyện “Tấm Cám’’cô Tấm trèo cây cau mà.
 Theo học sinh cười
9. Sắp xếp các câu văn dưới đây bằng cách đánh số thứ tự vào trước mỗi câu để tạo thành một đoạn văn :
 Trời sẽ ngả sang thu.
 Chẳng còn mấy ngày nữa là mùa xuân đã hết.
 Rồi mùa hạ cũng qua đi, hoa sen trong đầm nước cũng tàn dần.
 Theo tô hoài 
10.Tìm và viết lại từ ở phần a và b :
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :
- Đạt được thành tích nổi bật hơn mức bình thường:...............................................
- Tiếp xúc với hơi nóng làm ấm người lên:..............................................................
- Thứ quà sáng quen thuộc, thơm, ngon , dẻo:.........................................................
b) Chứa tiếng có âm o hoặc ô, có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với hẹp:.................................................................................................
- Trái nghĩa với no:...................................................................................................
- Một phép tính gộp các số trong môn toán:............................................................

File đính kèm:

  • docDe kiem tra dinh ki lan 4 mon Tieng Viet.doc