Đề kiểm tra định kì lần 3 Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì lần 3 Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:.Lớp:..
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN III. LỚP 5
Năm học: 2013 - 2014
MÔN: TIẾNG VIỆT
( Thời gian làm bài phần B: 50 phút)
Giáo viên coi 
Giáo viên chấm
Điểm:
- Đọc tiếng:
- Đọc hiểu:
I. Phần A:.
II. Phần B:.
Điểm
Tiếng Việt
Nhận xét của thầy cô
Phần A: Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Giáo viên kiểm tra học sinh ở tiết ôn tập.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) – Thời gian 30 phút.
 * Đọc:
BÌNH NƯỚC VÀ CON CÁ VÀNG
 I - ren Giô - li - ô Quy - ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma - ri Quy - ri hai lần được Giải thưởng Nô - ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi - e Quy - ri, được Giải thưởng Nô - ben năm 1903 cùng vợ. Bản thân I - ren sau này cũng trở thành một nhà khoa học nổi tiếng của nước Pháp. Bà và chồng là Phrê - đơ - rích Giô - li - ô Quy - ri cùng được giải Nô - ben năm 1935. Những thành tựu đó không phải ngẫu nhiên có được mà là kết quả của cả một quá trình rèn luyện từ thuở nhỏ.
 Hồi đi học, I - ren đã có tính độc lập rất cao. Một lần, thầy giáo nêu cho lớp I - ren câu hỏi:
 - Nếu tôi thả một con cá vàng vào vại nước đầy, nước sẽ như thế nào?
 - Nước sẽ trào ra! Lũ trẻ đồng thanh đáp.
 - Bây giờ tôi đem số nước trào ra đó đổ vào một chiếc cốc, sẽ thấy lượng nước đó nhỏ hơn thể tích con cá vàng. Vì sao lại như vậy?
 - Lạ nhỉ! Cũng có thể là cá vàng uống mất một ít nước? Hoặc nước rót ra ngoài cốc chăng? - Lũ trẻ bàn tán rất hăng.
 I - ren im lặng suy nghĩ. Ai cũng biết khi một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó. Thế mà hôm nay thầy lại nói như vậy. Thầy là một nhà khoa học, chả lẽ lại nói sai?
 Về nhà, I - ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát. Kết quả, thể tích nước trào ra và thể tích con cá hoàn toàn như nhau.
 Ngày hôm sau, I - ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe.
 Thầy giáo mỉm cười:
 - Không phải nhà khoa học nói gì cũng đúng. Chỉ có sự thực mới đáng tin cậy. Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.
 Nhờ chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, sau này, I - ren đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
 (Theo Vũ Bội Tuyền)
 * Dựa theo nội dung bài đọc, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
 Khoanh vào ý trả lời đúng nhất (hoặc viết câu trả lời) cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Đoạn hai (Từ hồi còn đi học đến hết) kể về những nhân vật nào?
 a. I - ren, bố mẹ và thầy giáo cô.
 b. I - ren, các bạn học và thầy giáo cô.
 c. I - ren, chồng cô và các bạn học.
 2. I - ren và chồng bà đã đạt được thành tựu gì ?
a. Trở thành nhà khoa học nổi tiếng, được nhận giải Nô - ben.
b. Làm nhiều thí nghiệm thành công. 
c. Trở thành nhà giáo nổi tiếng.
3. Vì sao I - ren đạt được những thành tựu khoa học đó ?
a. Vì bà sinh ra trong một gia đình khoa học. 
b. Vì bà yêu khoa học. 
c. Vì bà chịu khó suy nghĩ, tìm tòi trong học tập, nghiên cứu.
4. Đoạn hai (Từ hồi còn đi học đến hết) kể về sự việc gì ?
 a. Kể sự việc thầy giáo nêu vấn đề cho cả lớp suy nghĩ. 
 b. Kể sự việc các bạn bàn tán về hiện tượng thầy giáo nêu. 
 c. Kể về băn khoăn của I - ren khi thầy nêu cho cả lớp vấn đề mà cô thấy chưa hợp lý.
5. I - ren đã làm gì sau giờ học ?
 a. Băn khoăn nhưng không làm gì tiếp.
 b. Tin lời thầy vì thầy là một nhà khoa học.
 c. Tự làm thí nghiệm để tìm ra sự thật.
6. Chọn cách giải nghĩa đúng cho cụm từ: “Giải thưởng Nô - ben” ?
 a. Giải thưởng khoa học lớn của thế giới. 
 b. Giải thưởng nghệ thuật lớn của thế giới.
 c. Giải thưởng vì hòa bình của thế giới.
7. Từ nào dưới đây nêu đúng nghĩa với từ “ ngẫu nhiên” ?
 a. Tự nhiên b. Hồn nhiên c. Thiên nhiên
8. Các vế trong câu ghép: “Ai chịu khó tìm tòi sự thật, người ấy sẽ thành công.” được nối với nhau bằng cách nào ?
 a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
 b. Nối bằng một quan hệ từ.
 c. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
9. Câu nào sau đây là câu ghép ?
 a. Hồi đi học, I - ren đã có tính độc lập rất cao.
 b. Một vật bị dìm trong nước, nước sẽ dềnh lên đúng bằng thể tích của vật đó.
 c. Ngày hôm sau, I - ren kể lại thí nghiệm của mình cho thầy nghe.
10. Câu được gạch dưới : “Về nhà, I - ren tự mình làm thí nghiệm. Cô bắt một con cá vàng thả vào cốc nước rồi quan sát.” liên kết với câu đứng trước bằng cách nào ?
a. Bằng cách lặp từ ngữ b. Bằng từ ngữ nối c. Bằng cách dùng đại từ thay thế
Phần B. Bài kiểm tra viết: (10 điểm) Học sinh trình bày vào giấy ô ly.
1. Chính tả: Nghe - Viết: (5 điểm) – 15 phút 
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tranh làng Hồ (Từ Kĩ thuật tranh làng Hồ.........đến của dân tộc trong hội họa). Tiếng Việt 5, tập 2. Trang 88.
 2. Tập làm văn: (5 điểm ) – 35 phút
 Đề bài: Hãy tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN III. LỚP 5
Năm học: 2013 – 2014
MÔN: TIẾNG VIỆT
Phần A: 10 điểm
- Đọc thành tiếng: 5 điểm
- Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm
 Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm
 Câu 1: b
Câu 2: a 
Câu 3: c 
Câu 4: c
Câu 5: c
Câu 6: a
Câu 7: a
Câu 8: a
Câu 9: b 
Câu 10: c
Phần B: 10 điểm
1. Chính tả: 5 điểm.
 - Trình bày bài viết đúng đặc điểm của đoạn văn.
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm.
 * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,  trừ 1 điểm toàn bài. 
2. Tập làm văn: 5 điểm
 - Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
 +, Viết được bài văn tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em đúng theo yêu cầu đã học. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
 +, Dùng từ chính xác, câu văn đúng ngữ pháp, có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả.
+, Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. 
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và về chữ viết mà giáo vên có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4- 3.5 - 3 - 2,5 - 2 -1,5 - 1 - 0,5.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra dinh ky lan 3 Nam hoc 20132014.doc