Đề kiểm tra định kì lần 2 Tiếng việt cấp Tiểu học

doc16 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì lần 2 Tiếng việt cấp Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thi kiểm tra định kỳ lần 2
Môn : Tiếng Việt - Lớp 1
Thời gian làm bài : 40 phút (Không kể thời gian đọc thành tiếng)
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trường Tiểu học. . . . .. . . . . . . . . . . . .Lớp : 1 
A – Phần đọc : 
Bài 1 : Đọc thành tiếng : Giáo viên cho HS bốc thăm mỗi hoc sinh đọc 4 vần, 4 từ ngữ, 1 câu văn ngắn ( Có phiếu in sẵn )
Bài 2: Đọc hiểu :
 Nối một dòng ở cột A với một dòng ở cột B sao cho hợp nghĩa:
 A	 B
Điểm mười
Bầu trời
Mới tinh
Chị cắt cỏ
Cho bò
Cô cho em
Chiếc xe đạp
Xanh ngắt
B- Phần viết :
Bài 3 :( GV đọc cho học sinh viết )
 a, Viết vần: iên ; âng ; anh ; ươi
 b, Viết từ: ao chuôm ; mâm cơm ; múi bưởi ; buồng chuối
 c, Viết câu: Em cố gắng học thật giỏi.
Bài 4 : 
a, Điền âm g, gh hoặc c, k
	 .........ổng làng	 .........ửa kính
	 ..........ọn gàng	 xuống........ e
	b, Điền vần: oc, ăm, ong.
	 Lọ t.............;	 con...............; 
 viên ng.............; ch.................chóng
Điểm bài kiểm tra :
Bài 1: . . . / 6 điểm Bài 2: . . . ./ 4 điểm
Bài 3: . . . ./ 6 điểm 	 Bài 4 : . . . ./ 4 điểm	
Tổng điểm : . . . . . . / 10 điểm
phiếu đọc kiểm tra định kỳ lần 2
 Năm học : 2007 – 2008
 Môn : Tiếng việt – Lớp 1
Phiếu 1: Đọc :
	 êu, uôn, âm, êch
	 chiều hè, yên vui, ngớt mưa, tờ lịch
 Sau cơn bão kiến đen lại xây nhà
Phiếu 2: iêu, yên, ơt, ich
	 Yêu cầu, mùi thơm, sạch sẽ, đám cưới
 Nhà dẽ mèn ở gần bãi cỏ non.
Phiếu 3:
 yêu, ơm, ưt, ach
	 Mưu trí, vầng trăng, ngõ hẻm, mưa phùn
 Sau cơn mưa cả nhà cá bơi lội rất bận rộn.
Phiếu 4: 
 ưu, un, ăng, em
 Xin lỗi, sao đêm, xem xiếc, bầu rượu
 Buổi trưa cưu chạy theo mẹ ra bờ suối.
Phiếu 5 :
 ươu, êm , in, iêc
 Cẩn thận, trung thu, ca hát, thuộc bài
 Tu hú kêu báo hiệu mùa vải thiều đã về.
Phiếu 6:
 ân, ung, at, uôc
 Ngọn cây, vui mừng, bánh ngọt, thước kẻ
 Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai quả.
Phiếu 7: 
 on, ay, ot, ang
 Bạn ban, xà beng, bướm lượn, vui thích, hoa ban
 Buổi tối chị kha rủ bé chơi trò đố chữ.
Hướng dẫn chấm và đáp án
Tiếng việt 1 cuối kỳ 1
I. Phần đọc: (10 điểm)
 * Đọc thành tiếng ( 6 điểm)
 - Đọc đúng, không đánh vần: 6 điểm
 - Đọc đúng song còn đánh vần 1 vài chỗ: 5 điểm
 - Đọc được nhưng còn phải đánh vần nhiều: 3 – 4 điểm
 - Đọc được nhưng còn đánh vần chậm ..... : 1 - 2 điểm
 * Đọc hiểu ( 4 điểm ) 
 - HS nối đúng mỗi cặp từ ở cột A và B cho 1 điểm 
 - Nói sai mỗi cặp A và B trừ 1 điểm 
 II. Phần viết: (10 điểm )
 Bài 3: ( 6 điểm ) 
	Viết đúng kích cỡ chữ, sạch sẽ không tẩy xoá: 6 điểm
	 ( Mỗi phần cho 2 điểm ). Nếu sai một lỗi trừ 0,25 điểm.
 Bài 4: ( 4 điểm ) Điền đúng mỗi âm cho 0,5 điểm, mỗi vần cho 0,5 điểm
Bài thi kiểm tra định kỳ lần 2
Môn : Tiếng Việt - Lớp 2
Thời gian làm bài : 40 phút (Không kể thời gian đọc thành tiếng)
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trường Tiểu học. . . . .. . . . . . . . . . . . .Lớp : 2 
Phần đọc :
Bài 1 : Đọc thành tiếng : : Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn khoảng (50 chữ/1phút ) của 1 trong 6 bài tập đọc đã học (Tiếng việt 2 tập 1 gồm các bài sau).
Bạn của Nai nhỏ Từ “Một lần khác còn lo”. (Trang 22)
Chiếc bút mực Từ “Bỗng Lan .đựng bút”. (Trang 40)
Bàn tay dịu dàng Từ “Bà của An .vuốt ve” (Trang 66)
Sự tích cây vú sữa Từ “ở nhà  như mây” (Trang 96)
Câu chuyện bó đũa Từ “ngày xưa .. buồn phiền” (Trang 112)
Tìm ngọc Từ “Lần này .. lên vồ”. (Trang 138).
Bài 2: Đọc hiểu và làm bài tập:
Chuyện trên đường
Sáng nay, trên đường đi học, Lâm gặp một bà cụ già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp.
 Lâm nhẹ nhàng đến bên bà cụ nói:
 - Bà cầm tay cháu, cháu sẽ dắt bà sang đường.
 Bà cụ mừng quá run run cầm lấy tay Lâm. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu.
 * Đọc thầm đoạn văn sau:
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
	1. Lâm gặp ai trên đường đi học?
 	A. Gặp bà ngoại. 	 B. Gặp một bà cụ già.	 C. Gặp bà nội.
	2. Bà cụ muốn làm gì? 
	A. Bà cụ tìm nhà người thân.	
	B. Bà cụ muốn đi xe buýt	
	C. Bà cụ muốn sang bên kia đường.
 3. Bạn Lâm có điểm gì đáng khen?
	A. Bạn Lâm dắt bà cụ qua đường.
	B. Bạn Lâm biết giúp đỡ người già yếu.
	C. Cả hai ý trả lời trên đều đúng.
 4. Câu “ Mái tóc bà cụ bạc phơ” được viết theo mẫu câu nào?
	 A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai như thế nào?
Phần viết : 
Bài 3 : Chính tả : Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn 1 của bài “ Bông hoa niềm vui ”( SGK TV 2 – T1 trang104.)
Bài 3. Tập làm văn 
Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 3 -4 câu ) kể về gia đình em. Theo gợi ý sau:
Gia đình em có mấy người? đó là những ai?
Nói về từng người trong gia đình em?
Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào ?
 Điểm bài kiểm tra:
Bài 1: ........./ 6 điểm 	Bài 2: ........./ 4 điểm
Bài 3: ........./ 5 điểm 	Bài 4: ........./ 5 điểm
Tổng điểm: ............/ 10 điểm
Hướng dẫn chấm Tiếng việt lớp 2.
 Cuối kì I - Năm học 2007 - 2008
 Bài 1: 6 điểm
	- HS đọc đúng các tiếng, từ, ngắt nghỉ đúng các dấu câu... ( 6 điểm)
	- HS đọc đúng, ngắt nghỉ tương đối đúng các dấu câu..... ( 4-5 điểm )
	- HS đọc đúng song ngắt nghỉ chưa đúng các dấu câu.... ( 3 điểm )
- HS đọc còn sai một số tiếng, từ, ngắt nghỉ chưa đúng... ( 1-2 điểm )
 Bài 2: 4 điểm
 Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm
1. ý B	2. ý C	3. ý C 	4. ý C
Bài 3: 5 điểm 
HS chép đủ đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp : 5 điểm 
Nếu viết sai lỗi chính tả GV tự chiết điểm để chấm.
Bài 4: 5 điểm
 Bài làm đạt được các yêu cầu sau:
Đoạn văn giới thiệu được các thành viên trong gia đình của em và kể về từng thành viên trong gia đình ( 3 điểm )
Diễn đạt tương đối mạch lạc, dùng từ đúng ( 1 điểm )
Chữ viết rõ ràng đúng mẫu trình bày đẹp ( 1 điểm )
Bài làm chưa đạt tối đa các yêu cầu trên GV tự chiết điểm cho hợp lý.
Bài thi kiểm tra định kỳ lần 2
Môn : Tiếng Việt - Lớp 3
Thời gian làm bài : 40 phút (Không kể thời gian đọc thành tiếng)
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trường Tiểu học. . . . .. . . . . . . . . . . . .Lớp : 3 
Phần đọc :
 Bài 1 : Đọc thành tiếng GV cho HS đọc một đoạn khoảng 60 –70 chữ / phút trong SGK TV 3 tập 1 gồm các bài sau :
- " Trận bóng dưới lòng đường" – (Từ nhưng chỉ... xin lỗi cụ. Tr 54)
- "Giọng quê hương" – (Từ lúc đứng lên... tám năm rồi. Tr76)
- " Đất quý đất yêu"- (Từ ngày xưa... hạt cát nhỏ. Tr84)
- " Vẽ quê hương" (Từ bút chì xanh... đẹp quá. Tr88)
- " Nắng phương nam" (từ hôm nay... phải không.Tr94)
- " Luôn nghĩ đến miền Nam"- (từ Đầu năm ...đồng bào MN. Tr 100)
Bài 2 : Đọc hiểu và làm bài tập
Đọc thầm đoạn văn sau :
 Ôi cha! Lão ta mới bảnh bao và oai vệ làm sao. Tên lão là Trả. Bởi vì lão chỉ ăn cá và mỗi khi định bắt một con cá, lão cứ vỗ cánh đứng trên không trung rồi đâm bổ xuống nước mà túm con cá lên, bởi vậy lão còn một biệt hiệu là bói cá . Tôi trông lão cũng nhiều tuổi rồi. Song loài này được tiếng là hay làm đỏm . Mình lão khoác một bộ áo rất sặc sỡ . Bụng trắng, người xanh , đôi cánh nuột nà biếc tím như nhung . Chân lão đi đôi ủng đỏ hắt . . . 
 Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau :
 Mục đích chính của đoạn văn tả gì ?
 a. Tả ông lão . b. Tả một loài chim . c. Tả một loài cá .
 2. Loài chim tác giả nói đến trong đoạn văn trên là chim gì ?
 a. Chim sáo . b. Chim sâu . c. Chim bói cá .
 3. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?
 a. 1 hình ảnh , đó là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 b. 2 hình ảnh , đó là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 c. 3 hình ảnh , đó là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 4. Câu Lão ta mới bảnh bao và oai vệ làm sao thuộc mẫu câu nào ?
 a. Ai là gì ? b. Ai làm gì ? c. Ai thế nào ?
Phần viết :
 Bài 3 : Chính tả : Giáo viên đọc cho HS chép một đoạn trong bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” (Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 51) Từ : Buổi mai.tôi đi học 
Bài 4: Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 6 câu ) Kể về một cảnh đẹp ở quê hương em 
Gợi ý: 1. Quê hương em ở đâu ? 
 2. Cảnh vật quê hương em như thế nào ? 
 3. Em thích nhất cảnh vật nào ở quê em . Vì sao ? 
 4. Tình cảm của em đổi với quê hương như thể nào ?
 Điểm bài kiểm tra:
Bài 1: ........./ 6 điểm 	Bài 2: ........./ 4 điểm
Bài 3: ........./ 5 điểm 	Bài 4: ........./ 5 điểm
Tổng điểm: ............/ 10 điểm
Hướng dẫn chấm :
 môn Tiếng việt lớp 3 (2007-2008).
Bài 1 : Bài kiểm tra đọc thành tiếng 6 điểm .
Đọc đúng tiếng , đúng từ : 2,0 điểm 
 ( đọc sai từ 2 đến 5 tiếng cho : 1,5 điểm 
Ngắt hơi đúng dấu câu , các cụm từ rõ nghĩa : 1,5 điểm .
 ( Ngắt nghỉ không đúng từ 2- 4 chỗ : 1 điểm ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên : 0,5 điểm )
Giọng đọc bước đầu thể hiện tính biểu cảm : 1 điểm 
 ( Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0,5 điểm ) 
Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) : 1,5 điểm .
 ( Đọc từ trên 1 phút trở lên : 0,5 điểm ) 
Bài 2 : 4 điểm .
Đúng mỗi câu cho 1 điểm .
 1. ý b . 2. ý c . 3. ý a ( như nhung ) . 4. ý c . 
Bài 3 : 5 điểm 
 Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày đúng hình thức bài chính tả : 5 điểm .
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,25 điểm .
Bài 4 : Tập làm văn : 5 điểm .
 - Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm :
 + Viết được đoạn văn nói về cảnh đẹp quê hương em theo yêu cầu đã học ; độ dài bài viết từ 5 - 6 câu ) .
 + Viết câu đúng ngữ pháp , dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả .
 + Chữ viết rõ ràng , trình bày bài viết sạch sẽ .
 - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết , có thể cho các mức điểm : 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 -1 - 0,5 .
Bài thi kiểm tra định kỳ lần 2
Môn : Tiếng Việt - Lớp 4
Thời gian làm bài : 40 phút (Không kể thời gian đọc thành tiếng)
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trường Tiểu học. . . . .. . . . . . . . . . . . .Lớp : 4 
Phần đọc : Bài 1: Đọc thành tiếng : Giáo viên cho học sinhđọc một đoạn văn khoảng 80 chữ / phút trong SGK TV 4 Tập 1 gồm các bài sau. 
- Chiếc áo len – Trang 20 - Đoạn 4 “ Nằm cuộn trònhai anh em”. 
- Giọng quê hương – Trang 76 - Đoạn 1 “Thuyên và Đồnglạ thường ”.
- Nhà rông ở Tây Nguyên- Trang 127- Đoạn 2- “ Gian đầu nhàcúng tế”.
- Đôi bạn - Trang 130- Đoạn 1- “ Hai năm sausao sa”).
- Mồ côi xứ kiện - Trang 139- Đoạn 1- “ Ngày xưa.Ngài xét cho”.
Bài 2: Đọc hiểu và làm bài tập: Đọc thầm đoạn văn sau : 
Bài học quý
Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp kê. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn. Thế là hàng ngày Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi. Gió đưa những hạt kê còn sót lại trong hộp bay xa. Chích đi kiếm mồi, tìm được những hạt kê ngon lành ấy. Chích bèn gói cẩn thận những hạt kê còn sót lại vào một chiếc lá rồi đi tìm người thân của mình. Chích vui vẻ đưa cho Sẻ một nửa. Sẻ ngượng nghịu nhận quà của Chích và tự nhủ: " Chích đã cho mình một bài học quý về tình bạn"
 ( Trích trong câu chuyện" Bài học quý ")
* Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng .
1- Nhân vật được nói trong đoạn trích là:
a) Sẻ ; b) Chích ; c) bà ; d) Cả ba nhân vật
2- Nhận được quà của bà Sẻ đã làm gì?
 a) ăn hạt kê một mình ; b) Gọi Chích rồi cùng ăn ; c) Chia cho Chích một phần.
3- Chích đã làm cho Sẻ nhận ra điều gì?
a) Tình cảm của Sẻ đối với bà b) Bài học quý về tình bạn 
 c) Tình cảm của Sẻ đối với mọi người.
4- Từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết là:
a) Chia rẽ ; b) Tàn ác ; c) Bao dung 
5- Chuyển câu sau thành câu hỏi.
 Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp kê.
 ..............................................................................................................................
Phần viết :
Bài 3: Chính tả : Giáo viên đọc cho HS chép một đoạn trong bài” Trung thu độc lập” (Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 66) Từ : Anh nhìn trăng.To lớn vui tươi.
Bài 4: Tập làm văn : Em hãy viết một đoạn văn ngắn phần thân bài ( khoảng 7 đến 8 câu ) tả chiếc cặp sách của em.
Điểm bài kiểm tra:
Bài 1: ........./ 4 điểm 	Bài 2: ........./ 6 điểm
Bài 3: ........./ 4 điểm 	Bài 4: ........./ 6 điểm
Tổng điểm: ............/ 10 điểm
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra định kỳ lần thứ 2
Năm học 2007 - 2008
Môn Tiếng Việt - Lớp 4 
I ) Hướng dẫn phần đọc thành tiếng : ( 4 điểm) đọc không quá 1 phút /em
Cách đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1đ
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1đ
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 1đ
II) Đọc hiểu, làm bài trắc nghiệm: (6đ)
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ đoạn trích trong truyện "Bài học quý" rồi khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất với câu hỏi nêu ra: Câu 1, câu 2, câu 4 mỗi câu đúng cho 1 điểm; câu 3 , câu 5 mỗi câu đúng cho 1,5 điểm
Câu trả lời đúng:
Câu 1: ý d ; Câu 2: ý a ; Câu 3: ý b ; Câu 4: ý c 
Câu 5: Học sinh chuyển một trong các câu sau đều đúng:
Một hôm, ai được bà gửi cho một hộp kê?
Một hôm, Sẻ được ai gửi cho một hộp kê?
Một hôm, Sẻ được bà gửi cho cái gì?
III- Chính tả: ( 4đ)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn đúng về độ cao, khoảng cách, sạch sẽ: 4 đ
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) : Sai 1 đến 5 lỗi trừ 0,5 điểm; 6 lỗi trở lên trừ 1 điểm
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn ... giáo viên tự chiết điểm cho hợp lý.
IV- Tập làm văn ( 6 điểm) đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Viết được đoạn văn miêu tả cái cặp của em phần thân bài 7- 8 câu. Bài viết rõ ràng, mạch lạc có it sai sót về lỗi chính tả (5 đến 6 điểm)
- Viết được đoạn văn miêu tả cái cặp của em phần thân bài 5- 6 câu. Bài viết rõ ràng, mạch lạc có sai sót về lỗi chính tả (3 đến 4 điểm)
- Bài viết chưa hoàn chỉnh mới chỉ được 2- 3 câu cho (1 đến 2 điểm)
Lưu ý: Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên có thể chiết điểm cho hợp lý.
Bài thi kiểm tra định kỳ lần 2
Môn : Tiếng Việt - Lớp 5
Thời gian làm bài : 40 phút (Không kể thời gian đọc thành tiếng)
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trường Tiểu học. . . . .. . . . . . . . . . . . .Lớp : 5 
Phần đọc : 
Bài 1: Đọc thành tiếng : Giáo viên cho HS đọc một đoạn văn (khoảng 100 chữ/phút) trong SGK TV 5 tập 1 gồm các bài sau:
Bài 1: Thư gửi các học sinh: Từ “ Từ đầu....một nền giáo dục hoàn toàn VN” (Tr 4)
Bài 2: Một chuyên gia máy xúc: Từ “ Chiếc máy xúc...giản dị, thân mật” (Tr 45)
Bài 3: Tác phẩm của Si-Le và tên Phát Xít : Từ “ Từ đầu.. chào bằng tiếng Đức”(Tr 58 )
Bài 4: Đất Cà Mau : Từ “ Cà Mau đất xốp...leo trên cầu bằng thân cây đước”(Tr 90 )
Bài 5: Trồng rừng ngập mặn: Từ “ Nhờ phục hồi rừng...............hết bài” (Tr129 )
Bài 2: Đọc hiểu : Đọc thầm đoạn văn sau:
	Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẫm . Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng . Ánh vàng đi đến đâu , nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì luỹ tre được tắm đẫm màu sữa tới đó . Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn . Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước . Trăng óng ánh trên hàm răng , trăng đậu vào ánh mắt . Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già . . . . 
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
 1) Đoạn văn miêu tả cảnh gì ?
 a. Cảnh trăng lên ở làng quê. b. Cảnh sinh hoạt ở làng quê .
 c. Cảnh làng quê dưới trăng .
 2)Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê ?
 a. Cánh đồng lúa, tiếng hát, bãi ngô . b. Cánh đồng lúa , luỹ tre , cây đa .
 c. Cánh đồng lúa , cây đa, giếng nước .
3) Làn gió nồm thổi được tác giả miêu tả qua từ ngữ nào ?
 a. mát mẻ . b. mát rượi . c. mát lạnh .
4) Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô ( trong câu: Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre xanh thẫm ) ? 
a. mọc, ngoi, dựng . b. mọc, ngoi, nhú. c. mọc , nhú , đội .
 5)Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa (khác với từ đồng âm )?
Trăng đã lên cao ./ Kết quả học tập cao hơn trước .
Trăng đậu vào ánh mắt ./ Hạt đậu đã nảy mầm .
Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng .
 6) Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ ( gạch chân dưới quan hệ từ đó trong câu ) 
 a. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch . b. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng .
 c. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già .
Phần viết 
Bài 3 : Chính tả :
 GV đọc cho HS chép một đoạn trong bài " Kì diệu rừng xanh ". Tiếng việt 5 - tập 1- trang 75 “Từ đầu cho đến lúp xúp dưới chân.."
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4 : Tập làm văn : Đề bài : hãy viết bài văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu) tả lại một cảnh đẹp ở quê hương em mà em yêu thích nhất.
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
	Bài 1: Đọc thành tiếng : ...../ 4 điểm	Bài 3:	 Chính tả : ..... / 4 điểm
	Bài 2: Đọc hiểu và làm bài tập ..../6 điểm 	Bài 4:	 Tập làm văn..../6 điểm
	 Điểm chung của bài kiểm tra . . . . . . ./10
Hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 5
Bài 1: Đọc thành tiếng ( 4đ)
	- HS đọc to, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm, đúng tốc độ: 4đ
Lưu ý: HS đọc sai từ 2 đến 4 tiếng trừ 0,5đ, đọc sai từ 5 tiếng trở lên trừ 1đ.
-HS ngắt nghỉ không đúng từ 4 đến 5 chỗ trừ 0,5đ, từ 6 chỗ trở lên trừ 1đ
-Đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0,5đ, đọc không diễn cảm trừ 1đ
-Đọc không đúng tốc độ trừ 0,5 – 1đ
Đọc hiểu : (6 đ)
Bài 2:
Đúng mỗi câu cho 1 điểm .
1. ý a. 2. ý b 3. ý b 4. ý b 5. ý a 6. ý c. 
Lưu ý : ở câu 6 HS chọn đứng ý c và gạch chân dưới quan hệ từ của : 1 điểm .
 Nếu HS chọn đúng ý c nhưng không gạch chân dưới quan hệ từ : 0,5 điểm .
Bài 3: Chính tả (4 đ)
Viết đúng nội dung bài, đúng mẫu chữ, cỡ chữ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày đẹp (4 điểm)
 Viết đủ nội dung bài, viết đúng mẫu, cỡ chữ chưa đẹp không mắc quá 2 lỗi( 3 điểm)
 Viết đủ nội dung, viết đúng cỡ chữ nhưng chưa đẹp mắc quá 2 lỗi chính tả còn sai mẫu, cỡ chữ( 2 điểm).
 Viết sót không đủ nội dung, sai mẫu cỡ chữ, sai trên 5 lỗi chính tả( 1 điểm)
4. Tập làm văn ( 6 điểm )
	 HS viết được bài văn (khoảng 8-10 câu) tả lại cảnh đẹp của quê hương, bài văn lưu loát, súc tích, câu văn đúng ngữ pháp và bộc lộ được tình cảm của bản thân đối với quê hương (cho điểm tối đa)
	1. Mở bài: giới thiệu được cảnh đẹp quê hương (1 điểm)
	2. Thân bài: tả được cảnh đẹp - bộc lộ cảm xúc trước cảnh đẹp (4 điểm)
	3. Kết bài: Nêu được cảm xúc của bản thân đối với quê hương ( 1điểm)
	( Tuỳ theo bài làm của HS mà GV cho điểm )

File đính kèm:

  • docde kt dinh ky Lan 2.doc