Đề kiểm tra định kì đợt I – năm học 2008 – 2009 môn : ngữ văn lớp 9

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì đợt I – năm học 2008 – 2009 môn : ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS lê quý đôn thành phố hải dương

Đề kiểm tra định kì đợt I – năm học 2008 – 2009
Môn : Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

Câu 1 ( 1 điểm )
	Trong đoạn trích sau Nguyễn Du đã sử dụng cách dẫn nào? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? 
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Câu 2 ( 3 điểm )
 Trong truyện Kiều có câu:
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 ……………………………………………..
Chép bảy câu thơ tiếp theo.
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu để khẳng định chỉ với đoạn truyện này thôi Nguyễn Du đã xứng đáng là bậc thày trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Câu 3 ( 6 điểm )
	Vũ Nương – trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” – hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.

Trường THCS lê quý đôn thành phố hải dương

Đề kiểm tra định kì đợt I – năm học 2008 – 2009
Môn : Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

Câu 1 ( 2 điểm )
	Trong đoạn trích sau Nguyễn Du đã sử dụng cách dẫn nào? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? Tác dụng của cách dẫn đó.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Câu 2 ( 2 điểm )
 Trong truyện Kiều có câu:
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
 ……………………………………………..
Chép bảy câu thơ tiếp theo.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu để khẳng định chỉ với đoạn truyện này thôi Nguyễn Du đã xứng đáng là bậc thày trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Câu 3 ( 6 điểm )
	Vũ Nương – trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” – hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.




Biểu điểm chấm Ngữ văn 9 ( 90 phút )
Câu 1 ( 1 điểm )
Cách dẫn trực tiếp : 0.5 điểm.
Dấu hiệu : viết sau dấu hai chấm và đặt trong ngoặc kép : 0.5 điểm
Câu 2 ( 3điểm )
Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo – 1 điểm.
 Sai 1 từ trừ 0.25 điểm.
b- Đoạn truyện diễn tả nỗi nhớ của Thuý Kiều với người thân
 - Nguyễn Du đã phản ánh đúng quy luật tâm lí của con người : khi cô đơn, một mình nơi đất khách…con người thường hướng lòng mình về quê hương về những người thương yêu của mình….
 - Nguyễn Du rất tinh tế khi miêu tả Thuý Kiều nhớ người yêu trước khi nhớ đến cha mẹ: Với chàng Kim, Kiều luôn cho là mình là kẻ lỗi hẹn, bội ước; với cha mẹ , phần nào Kiều đã đền đáp được chữ hiếu khi bán mình chuộc cha và em, cảnh nhà đã tạm yên…. 
Chú ý: chỉ viết dưới dạng 1 đoạn văn ngắn.
 ( 2 điểm )
Câu 3 ( 6 điểm )
	Kiểu bài : nghị luận ( kết hợp đan xen, hài hoà giữa giải thích, chứng minh, bình luận )
	- Nội dung: Vũ Nương là hình tượng người phụ nữ đẹp trong văn chương Việt Nam thế kỉ XVI.
* Bài viết cần có các luận điểm sau: Vũ Nương đẹp vì: 
	- Là người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh.
	- Là người vợ hết lòng yêu thương, chung thuỷ.
	- Là người con hiếu thảo.
	- Là người phụ nữ trọng nhân phẩm.
	- Là người phụ nữ nhân hậu, bao dung, tình nghĩa…
-> Vũ Nương là người phụ nữ lý tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến ngày xưa. ở vị trí nào nàng cũng thể hiện vẻ đẹp cao quý…….
 * đánh giá: Các tác phẩm ra đời trước thế kỉ 16, hầu hết đều đề cập đến những vấn đề hết sức lớn lao, trọng đại cuả quốc gia, dân tộc: đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ý thức tự cường của dân tộc, ca ngợi quê hương, đất nước không hề đề cập đến số phận , đời tư của mỗi cá nhân. Nguyễn Dữ đã đưa hình ảnh một người phụ nữ thường dân vào trung tâm tác phẩm của mình là thể hiện tác giả có sự quan tâm đặc biệt đến những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội -> giá trị nhân đạo của tác phẩm.
* Lưu ý : - chỉ nghị luận về vẻ đẹp của Vũ Nương.
 	 - Học sinh có thể xây dựng một hệ thống luận điểm khác nhưng vẫn phải đảm bảo có các nội dung trên. Giáo viên linh hoạt trong khi chấm và cho điểm.




File đính kèm:

  • docDe thi DK 1 ngu van 9 0809.doc