Đề kiểm tra cuối học kì I Khoa học Lớp 4 - Đề 1 - Năm học 2011-2012

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Khoa học Lớp 4 - Đề 1 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Trường : MÔN: Khoa học– Khối 4
Lớp:.. Năm học: 2011- 2012
Họ và tên:. Thời gian: 40 phút
 Điểm
 Lời phê
Người coi thi:
Người chấm thi: 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 16).
Câu 1: Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ tiêu hóa?
 A. Thực quản B. Khí quản C. Dạ dày D. Ruột non
Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
 A. Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá thình trao đổi chất sẽ diễ ra bình thường.
Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, cơ thể không khỏe mạnh.
Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra bình thường, cơ thể khỏe mạnh.
Nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
Câu 3: Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?
 A. Thịt lợn B. Trứng C. Củ cải D. Cá
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của chất đạm?
 A. Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
 B. Xây dựng và đổi mới cơ thể.
 C. Tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên.
 D. Thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
Câu 5: Thức ăn nào sau đây thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo?
 A.Đậu phụ B. Ếch C. Rau xanh D. Dầu ăn
Câu 6: Khi phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần:
Điều chỉnh thức ăn hợp lí.
Điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và đưa trẻ đến bệnh viện để khám, chữa trị.
Đưa trẻ đến bệnh viện để khám.
Tăng cường cho trẻ ăn nhiều chất béo và vi- ta- min.
Câu 7: Ích lợi của việc ăn đủ chất dinh dưỡng là:
Cơ thể sẽ phát triển.
Cơ thể sẽ không bị bệnh.
Để có đủ chất dinh dưỡng, năng lượng; phát triển về thể chất, trí tuệ và chống đỡ được bệnh tật.
Cơ thể sẽ giàu chất dinh dưỡng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với tính chất của nước?
Là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
Có hình dạng nhất định.
Chảy từ trên cao xuống thấp.
Hòa tan được một số chất.
Câu 9: Hiện tượng nước ở thể lỏng biến thành thể rắn gọi là:
 A. Đông đặc B. Ngưng tụ C. Nóng chảy D. Bay hơi
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng với nước cần cho sự sống?
Chiếm phần ít trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật.
Không giúp cơ thê thải ra các chất thừa, chất độc hại.
Giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật.
Mất từ mười đến hai mươi lăm phần trăm nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết.
Câu 11: Nguồn nước bị ô nhiễm bẩn là do:
Nước thải của nhà máy đã qua xử lí.
Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu, khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ.
Xác động vật được chôn xuống đất.
Phân hủy rác đúng nơi qui định.
Câu 12: Việc làm nào để bảo vệ nguồn nước?
Tiết kiệm nước.
Nước thải sinh hoạt và công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước chung.
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước.
Nhà tiêu làm gần nguồn nước.
Câu 13: Không khí có những tính chất gì?
Không màu, có mùi.
Có hình dạng nhất định.
Không bị nén hoặc giãn ra.
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén hoặc giãn ra.
Câu 14: Đốt cháy một cây nến, gắn vào một đĩa thủy tinh rồi rót nước vào đĩa. Lấy một lọ thủy tinh úp lên cây nến đang cháy cho thấy:
Nến cháy còn trong lọ vẫn duy trì sự cháy.
Nến cháy lấy đi ít khí nên duy trì sự cháy giảm.
Nến cháy đã lấy đi toàn bộ khí cần cho sự cháy có chứa trong lọ. Khí còn lại trong lọ là khí không duy trì sự cháy.
Nến cháy không lấy đi khí cần cho sự cháy có chứa trong lọ nên vẫn duy trì sự cháy.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với thành phần của không khí?
Không khí gồm ba thành phần chính là khí ôxi, khí ni tơ và khí các- bô- níc.
Không khí gồm hai thành phần chính là khí ôxi và khí ni tơ.
Không khí gồm hai thành phần chính là khí ôxi và khí các- bô- níc.
Không khí gồm ba thành phần chính là khí ôxi, khí các- bô- níc và các khí khác.
Câu 16: Không khí và nước có những tính chất gì giống nhau?
Không thể bị nén.
Có hình dạng xác định.
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Không thể giãn ra.
Câu 17: ( 2 điểm) Điền các từ: mây đen, mây trắng, mưa, hơi nước, nước vào vị trí các mũi tên sao cho phù hợp để hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước:
 (4)  (3)..
 (5) (2).
 (1) 
ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC- KHỐI 4
Năm học 2011- 2012
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
9
A
2
D
10
C
3
C
11
B
4
A
12
C
5
D
13
D
6
B
14
C
7
C
15
B
8
B
16
C
 Mỗi câu/ ý: 0,5 điểm.
Câu 17: 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt là: nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, mưa.(2 điểm)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Hoc ky Imon Khoa hoc lop 41.doc