Đề kiểm tra cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2013-2014

doc11 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH KƠ PA KƠ LƠNG
KHỐI 4
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học 2013-2014
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm )
Đọc một trong các văn bản sau:
	+ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 115.
	+ Văn hay chữ tốt; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 129.
	+ Cánh diều tuổi thơ; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 146.
	+ Kéo co; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 155. 
	+ Rất nhiều mặt trăng; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 163.
2. Đọc hiểu:
	Đọc thầm bài:
RỪNG PHƯƠNG NAM
 	Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng.
	Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
	Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanhCon luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái
 ( Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8) và hoàn thành bài tập sau (câu 9):
	1. Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là: 
A. Tiếng chim hót từ xa vọng lại.
B. Rừng cây im lặng quá, chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
C. Gió bắt đầu nổi lên.
2. Mùi hương của hoa tràm như thế nào?
A. Nhè nhẹ tỏa lên.
B. Tan dần theo hơi ấm mặt trời.
C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
3. Gió thổi như thế nào ?
A. Ào ào.
B. Rào rào.
Hiu hiu.
4. Sắc da lưng của mấy con kỳ nhông luôn biến đổi như thế nào ?
A. Xanh hóa đỏ, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.
B. Xanh hóa tím , từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.
C. Xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.
5. Câu hỏi “ Sao chú chim vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì?
A. Thái độ khen ngợi . 
B. Sự khẳng định .
C. Yêu cầu, mong muốn. 
	6. Em cần hỏi như thế nào để giữ phép lịch sự khi muốn hỏi mẹ để biết vào giờ nào mẹ đi làm về?
	A. Mấy giờ mẹ đi làm về?
	B. Mẹ, mấy giờ đi làm về?
	C. Mẹ ơi, mấy giờ mẹ đi làm về ạ?
7. Vị ngữ của câu “ Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục.” là:
A. phơi lưng trên gốc cây mục.
B. nằm phơi lưng trên mấy gốc cây mục.
C. trên gốc cây mục.
	8. Cô giáo hỏi “Em tên là gì?”, em chọn câu nào để trả lời cô?
	A. Y Xinh.
	B. Thưa cô, em tên là Y Xinh ạ.
	C. Tên là Y Xinh.
9. Tìm danh từ, động từ trong câu: Chim hót líu lo.
Danh từ là:
Động từ là: . .
II. KIỂM TRA VIẾT:
1. Chính tả:
GV đọc cho HS viết bài “Cánh diều tuổi thơ”, SGK Tiếng Việt 4 - tập 1 - trang 146. Gồm đề bài và đoạn sau:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn.
2. Tập làm văn:
Đề bài : Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
--------------------o0o--------------------
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ GHI ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ I 
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
	Mỗi đoạn văn được làm thành một phiếu. HS bốc thăm được bài nào đọc bài đó. Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng /phút.
	Trả lời nội dung về đoạn đọc do GV nêu.
	GV đánh giá, cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
	+ Đọc đúng tiếng, từ: 1 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm
	+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ hai đến ba chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ bốn chỗ trở lên: 0 điểm)
	+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm. (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
	+ Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. (đọc quá 1-2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm).
	+ Trả lời đủ ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm).
2. Đọc hiểu: (5 điểm)	
HS chọn đúng các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 mỗi câu 0,5 điểm. Câu 9 được 1 điểm. Kết quả:
Câu 1 ý B. Rừng cây im lặng quá, chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
Câu 2 ý C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
Câu 3 ý B. Rào rào.
Câu 4 ý C. Xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.
Câu 5 ý A. Thái độ khen ngợi . 
Câu 6 ý C. Mẹ ơi, mấy giờ mẹ đi làm về ạ?
Câu 7 ý B. nằm phơi lưng trên mấy gốc cây mục.	
	Câu 8 ý B. Thưa cô, em tên là Y Xinh ạ. 
Câu 9: Danh từ: Chim (0,5 điểm); 
 Động từ: hót (0,5 điểm); 
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả (5 điểm): Nghe - viết bài “Cánh diều tuổi thơ” (từ đầu ... huyền ảo hơn), SGK Tiếng Việt 4 - tập 1 - trang 146.
+ Trình bày đúng bài chính tả theo thể thức văn xuôi, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng (5đ).
+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( sai- lẫn phụ âm đầu, vần, dấu câu; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm; những lỗi sai giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (5 đ): 
+ HS viết theo yêu cầu của đề văn tả đồ vật, có bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần: Mở bài; thân bài, kết bài.
+ Bài viết có độ dài từ 10 câu trở lên.
+ Câu văn đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, ít mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
* Mở bài: (0,75 điểm)
- Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc đồ chơi em thích.
* Thân bài: (3,5 điểm)
- Tả được bao quát và chi tiết đồ dùng học tập hoặc đồ chơi đó.
- Kết hợp tả bằng nhiều giác quan: Mắt, tay, tai,...
- Tìm ra những đặc điểm riêng của đồ dùng học tập hoặc đồ chơi.
* Kết bài: (0,75 điểm)
- Nêu nhận xét hoặc nói lên tình cảm của mình khi dùng đồ dùng học tập hoặc khi chơi đồ chơi đó.
* Lưu ý : Tùy theo mức độ về bố cục, nội dung, cách viết câu, cách diễn đạt hoặc mức độ đúng, sai chính tả mà GV ghi điểm cho phù hợp: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 điểm.
--------------------o0o--------------------
Điểm
 PHIẾU KIỂM TRA ĐỌC CUỐI KÌ I
 MÔN : Tiếng Việt –Lớp 4
 NĂM HỌC : 2013 – 2014
Thứ . . . . . . . . ngày . . . tháng 12 năm 2013
 Họ và tên HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 4 
 Đọc thầm bài tập đọc sau:
RỪNG PHƯƠNG NAM
 	Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng.
	Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời đang tuôn sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan biến theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
	Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanhCon luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con nấp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái
 ( Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8) và hoàn thành bài tập sau (câu 9):
	1. Những chi tiết miêu tả cảnh yên tĩnh của rừng phương Nam là: 
A. Tiếng chim hót từ xa vọng lại.
B. Rừng cây im lặng quá, chim chóc chẳng con nào kêu, một tiếng lá rơi cũng khiến người ta giật mình.
C. Gió bắt đầu nổi lên.
2. Mùi hương của hoa tràm như thế nào?
A. Nhè nhẹ tỏa lên.
B. Tan dần theo hơi ấm mặt trời.
C. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng.
3. Gió thổi như thế nào ?
A. Ào ào.
B. Rào rào.
Hiu hiu.
4. Sắc da lưng của mấy con kỳ nhông luôn biến đổi như thế nào ?
A. Xanh hóa đỏ, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.
B. Xanh hóa tím , từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.
C. Xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh.
5. Câu hỏi “Sao chú chim vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì?
A. Thái độ khen ngợi . 
B. Sự khẳng định .
C. Yêu cầu, mong muốn. 
	6. Em cần hỏi như thế nào để giữ phép lịch sự khi muốn hỏi mẹ để biết vào giờ nào mẹ đi làm về?
	A. Mấy giờ mẹ đi làm về?
	B. Mẹ, mấy giờ đi làm về?
	C. Mẹ ơi, mấy giờ mẹ đi làm về ạ?
7. Vị ngữ của câu “Mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục.” là:
A. phơi lưng trên gốc cây mục.
B. nằm phơi lưng trên mấy gốc cây mục.
C. trên gốc cây mục.
	8. Cô giáo hỏi “Em tên là gì?”, em chọn câu nào để trả lời cô?
	A. Y Xinh.
	B. Thưa cô, em tên là Y Xinh ạ.
	C. Tên là Y Xinh.
9. Tìm danh từ, động từ trong câu: Chim hót líu lo.
Danh từ là:
Động từ là: . .
PHIẾU KIỂM TRA ĐỌC
“VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, anh đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,... Có lúc mất trắng tay, anh vẫn không nản chí.
VĂN HAY CHỮ TỐT
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suất mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
KÉO CO
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.
Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. 
	+ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 115.
Đoạn: Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, ... anh vẫn không nản chí.
 H: Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
	- Bài: Văn hay chữ tốt; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 129.
Đoạn: Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà ... là người văn hay chữ tốt.
H: Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?
	- Bài: Cánh diều tuổi thơ; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 146.
Đoạn: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
H: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
	- Bài: Kéo co; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 155. 
Đoạn: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ... Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
H: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
	- Bài: Rất nhiều mặt trăng; SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 163.
Đoạn: Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh ... sẽ thất vọng và ốm trở lại. 
H: Nhà vua lo lắng về điều gì?
	Đáp án câu trả lời đọc thành tiếng:
	- Bài: Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi.
 H: Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
Đ: Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,...
- Bài: Văn hay chữ tốt.
H: Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?
Đ: Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
	- Bài: Cánh diều tuổi thơ.
H: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
Đ: Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
	- Bài: Kéo co. 
H: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
Đ: Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.
	- Bài: Rất nhiều mặt trăng.
H: Nhà vua lo lắng về điều gì?
Đ: Lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 
Môn : Lịch sử + Địa lí - Lớp 4
Năm học 2010 - 2011
	* Hãy chọn và ghi vào giấy kiểm tra ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu dưới đây:
1. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?
A. 15 đời vua.
B. 17 đời vua.
C. 18 đời vua 
2. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.
B. Thục Phán lãnh đạo ngưới Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
3. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long năm nào?
	A. Năm 1005
	B. Năm 1009
	C. Năm 1010
4. Câu trả lời “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai?
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Hưng Đạo.
C. Trần Quốc Toản.
5. Điền các từ ngữ vào chỗ trống cho thích hợp:
	Nhà Trần rất ................... việc ...............................phòng chống......................... Nhờ vậy, nền kinh tế nông nghiệp .............................., đời sống nhân dân ..................
6. Đỉnh núi Pan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét?
A. 3134 mét.
B. 3143 mét.
C. 3314 mét
7. Vùng trung du Bắc Bộ được mô tả như thế nào?
A. Là vùng núi với các đỉnh tròn sườn thoải.
B. Là vùng đồi với các đỉnh tròn sườn thoải.
C. Là vùng đồi với các đỉnh nhọn sườn dốc.
8. Những dân tộc nào dưới đây sống lâu đời ở Tây Nguyên?
A. Gia-rai, Ê-đê, Ba- na, Xơ-đăng 
B.Kinh, Mông, Tày, Nùng 
C. Cả hai ý trên đều đúng
9. Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào, ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
10. Điền các từ ngữ vào chỗ trống cho thích hợp:
	Đồng bằng Bắc Bộ có dạng ....................., với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường ................... Đây là đồng bằng ................. lớn thứ hai của nước ta, do .............. và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt khá .................., nhiều sông ngòi; ven các sông có đê để .................. 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ LỚP 4 CUỐI KÌ I
Câu 1: (0,5 điểm)
C. 18 đời vua 
Câu 2: (0,5 điểm)
Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 3: (0,5 điểm)
	C. Năm 1010
Câu 4: (0,5 điểm)
A. Trần Thủ Độ.
Câu 5: (2,5 điểm) Điền đúng mỗi từ 0,5 điểm
	Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt. Nhờ vậy, nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no.
Câu 6: (0,5 điểm)
B. 3143 mét.
Câu 7: (0,5 điểm)
B. Là vùng đồi với các đỉnh tròn sườn thoải.
Câu 8: (0,5 điểm)
A. Gia-rai, Ê-đê, Ba- na, Xơ-đăng 
Câu 9: (1 điểm) Mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm
	Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao khoảng trên 1000 mét.
Câu 10: (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm
	Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven các sông có đê để ngăn lũ. 

File đính kèm:

  • docDe thi.doc
Đề thi liên quan