Đề kiểm tra cuối học kì I Các môn Khối 4

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối học kì I Các môn Khối 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 4
MÔN : KHOA HỌC
I. TRẮC NGHIỆM: 
1/ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
a/ Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp là:
Ngành công nghiệp cần nhiều nước để sản xuất ra các sản phẩm.
Ngành nông nghiệp cần nhiều nước để trồng trọt và chăn nuôi.
Cả 2 ý trên
b/ Cho một ít muối vào ly nước, khuấy đều lên, ta nhận thấy muối không còn nữa nhưng nếm ly nước đó ta thấy vị mặn. Vậy đó là tính chất gì của nước?
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
Thấm qua một số vật.
Hòa tan một số chất.
c/ Nước và không khí có những tính chất giống nhau là:
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, có thể chảy lan ra mọi phía.
2/ Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp:
A	 B
Gạo, rau, củ, quả	Ăn hạn chế
Cá, thịt, trứng	Ăn có mức độ
Dầu , mỡ 	Ăn vừa phải
Đường	Ăn đủ
3/ Đúng ghi (Đ) , sai ghi (S) vào ô trống đặt trước câu: 
Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước, xảy ra lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
Nước là nguồn tài nguyên vô tận. Do vậy chúng ta không cần tiết kiệm nước.
Khi ta ngửi thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu, đó chính là mùi của không khí.
II. TỰ LUẬN : 
1/ Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và phải thường xuyên thay đổi món ăn?
2/ Không khí có những tính chất gì? Không khí gồm những thành phần chính nào?
3/ Nêu các tính chất của nước? Hãy nêu một thí nghiệm để dẫn chứng một trong những tính chất đó.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 4
MÔN : LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM: 
1/ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
a/ Dòng nào sau đây nêu đúng những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong buổi đầu dựng nước và giữ nước?( Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)
 A. Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang ra đời tồn tại qua tám đời vua Hùng. Đến cuối thế kỉ III TCN, nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang đứng đầu nhà nước là An Dương Vương cho đến năm 179TCN thì bị Triệu Đà xâm chiếm. 
 B. Không đầy một tháng khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã hoàn toàn thắng lợi đem đến nền độc lập cho nước nhà.
 C. Ngô Quyền mất. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên.
b/ Thời Trần, các vua Trần quan tâm tới việc gì nhất?
Xây dựng các cung điện nguy nga.
Xây dựng các chùa chiền.
Xây dựng hệ thống đê điều đề phòng lũ lụt.
c/ Tây Nguyên có khí hậu như thế nào ? 
Lạnh quanh năm.
Nóng quanh năm.
Có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
d/ Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta, chủ yếu là người Kinh. Ở đây có những lễ hội nổi tiếng như: Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng Đó là vùng nào?
Hoàng Liên Sơn
Đồng bằng Bắc Bộ
Tây Nguyên 
2/ Nối sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử sao cho phù hợp:
 Sự kiện lịch sử	Nhân vật lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ I 	Trần Hưng Đạo
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ II	Ngô Quyền
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán	Lý Thường Kiệt
Cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên	Lê Hoàn
3/ Điền vào chỗ chấm các từ sau ( Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ ) sao cho phù hợp:
là dãy núi cao đồ sộ nhất Việt Nam có nhiều đỉnh nhọn, sườn rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. ..là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải,xếp cạnh nhau như cái bát úp. ..gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. .có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì cạnh đáy là đường bờ biển, có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi có hệ thống đê ngăn lũ.
II. TỰ LUẬN : 
1/ Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào? Ở đâu? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
2/ Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? Em hãy cho biết Đại La còn có tên gọi nào khác?
3/ Nêu đặc điểm dân cư ở Hoàng Liên Sơn. Người dân Hoàng Liên Sơn làm nghề gì?
4/ Hãy nêu đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ ? Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 4
MÔN : TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA ĐỌC :
I. Đọc hiểu: Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
	Ông Trạng Nồi
	Thuở xưa, có một chàng trai thông minh, ham học nhưng nhà rất nghèo, hằng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học.
	Năm ấy, nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài. Chàng học trò nghèo ngày đêm miệt mài học tập. Đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong là chạy sang mượn nồi. Lần nào chàng cũng cọ nồi sạch bóng trước khi đem trả.
	Ngày thi đến, chàng lên kinh đô dự thivà đỗ trạng nguyên. Sau bữa tiệc ban thưởng, nhà vua phán bảo quan trạng:
- Ta cho phép ngươi về quê tạ ơn tổ tiên, thăm hàng xóm rồi trở lại kinh đô lo việc nước. Ta muốn thưởng cho ngươi vật báu. Nhà ngươi chọn thứ gì?
Vua rất đỗi ngạc nhiên khi thấy quan trạng chỉ xin một chiếc nồi nhỏ.
Hôm sau, quan trạng lên đường về quê, mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng do nhà vua ban tặng. Đến cổng làng, quan trạng xuống kiệu, chào hỏi mọi người, rồi tay cầm chiếc nồi đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia. Gặp ông, quan trạng vui vẻ nói:
- Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. Nhờ ông giúp đỡ,tôi mới được như ngày nay. 
Giữa lúc mọi người còn ngơ ngác vì chưa hiểu, quan trạng mỉm cười, thong thả nói: 
- Hồi đó vì nghèo, suốt mấy tháng ôn thi, tôi không có thì giờ đi kiếm gạo nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để vét cơm cháy. Nay đỗ đạt rồi, tôi có món quà nhỏ trả ơn ông chủ.
Nghe lời bộc bạch, ai nấy đều xúc động, cảm phục gương hiếu học và lòng biết ơn của quan trạng. Ông Trạng nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người nổi tiếng của nước ta thời xưa.
	Theo Truyện dân gian Việt Nam
1/ Trong những ngày ôn thi, chàng học trò nghèo mượn chiếc nồi của nhà hàng xóm để làm gì?
Để tự nấu cơm ăn.
Để vét cơm cháy ăn.
Để cọ cho sạch bóng.
2/ Khi được vua cho chọn vật báu để ban thưởng, quan trạng xin vật gì?
Một chiếc nồi lớn.
Một chiếc nồi bằng vàng.
Một chiếc nồi nhỏ.
3/ Vì sao quan trạng tặng chiếc nồi vàng cho người hàng xóm?
Vì ông muốn tạ ơn người đã giúp đỡ mình.
 Vì ông muốn giúp đỡ người dân nghèo khổ.
Vì ông muốn trả công cho người đã cho mượn nồi.
4/ Nội dung câu chuyện là gì?
Ca ngợi Tô Tịch là người có ý chí và trọng nhân cách.
Ca ngợi Tô Tịch là người hiếu học và trọng ơn nghĩa.
Ca ngợi Tô Tịch là Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước ta.
5/ Mở bài, kết bài câu chuyện được viết theo cách nào em đã học?
Mở bài trực tiếp, kết bài không mở rộng.
Mở bài gián tếp, kết bài mở rộng.
Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng.
6/ Dòng nào sau đây chỉ gồm các tính từ?
Thông minh, nghèo, trẻ, học tập.
Thông minh, nghèo, trẻ.
Thông minh, nghèo, trẻ, Trạng nguyên
7/ Dòng nào sau đây đặt đúng câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong câu “ Chàng học trò nghèo ngày đêm miệt mài học tập.”
Chàng học trò nghèo làm gì?
Ai ngày đêm miệt mài học tập?
Chàng học trò nghèo như thế nào?
8/ Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây phù hợp với nội dung câu chuyện?
Có chí thì nên.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Thắng không kiêu, bại không nản.
II. Đọc tiếng : Đọc một trong các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ( hình thức bốc thăm )
1/ “ Từ đầu..chơi diều.” Bài “ Ông Trạng thả diều” – sgk/ 104
2/ “ Từ đầu..không nản chí”. Bài “ Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi” – sgk/ 115
3/ “ Lê-ô-nác-đô hiểu ra..thời đại Phục hưng”. Bài “ Vẽ trứng”- sgk/ 121
4/ “ Từ đầu..tiết kiệm thôi”. Bài “ người tìm đường lên các vì sao”- sgk/125
6/ “ Từ đầu..cháu xin sẵn lòng”. Bài “ Văn hay chữ tốt”- sgk/129
7/ “ Ông Hòn Rấm.thành Đất Nung”. Bài “ Chú Đất Nung”- sgk/134
8/ “ Ban đêm. của tôi”. Bài “ Cánh diều tuổi thơ” – sgk/146
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả : Bài “Rất nhiều mặt trăng”- sgk/169. Viết đầu bài và đoạn “Ở vương quốc nọ.cho cô bé”
II. Tập làm văn : Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 4
MÔN : TOÁN
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (3 điểm)
1/ Số 34 007 080 đọc là:
Ba mươi bốn triệu bảy nghìn tám chục
Ba mươi bốn triệu không trăm linh bảy nghìn không trăm tám mươi
Ba mươi bốn triệu bảy chục nghìn tám trăm
2/ Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là :
	A. 505 050	B. 5 050050	C. 5 005 050	D. 50 050 050 
3/ Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là: 
	A. 80 000	B. 8 000	C. 800	D. 8 
4/ Số lớn nhất trong các số 684 257 ; 684 752 ; 684 725 ; 684 275 là:
	A. 684 257	B. 684 275	C. 684 752	D. 684 725 
5/Trường Tiểu học Chí Công 4 phát động trồng cây xanh, khối lớp Ba tham gia trồng được 75 cây, khối lớp Bốn trồng nhiều hơn khối lớp Ba 12 cây, khối lớp Năm trồng nhiều hơn khối lớp Bốn 15 cây. Hỏi trung bình mỗi khối lớp trồng được bao nhiêu cây?
	A. 34 cây	B. 88 cây 	C. 132 cây
6/ Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm góc và cạnh trong hình bên
 A	 B
 D	 C	
Góc vuông A , góc tù B; cạnh AB vuông góc với cạnh AD, cạnh AB song song với cạnh DC
Góc vuông A, góc tù C; cạnh AB song song với cạnh AD, cạnh AB vuông góc với cạnh DC
Góc vuông A , góc tù B; cạnh AB vuông góc với cạnh BC, cạnh AB song song với cạnh DC
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
1/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm ( 1 điểm )
	3 tấn 50 kg = kg	15000 cm2 = ..dm2
	45000g = ..kg	 2m2 50dm2 = .dm2
2/ Đặt tính rồi tính ( 2 điểm ) : 
674 865 + 123 046	987 654 – 456 789	856 x 67	10530 : 45
3/ Tìm x : ( 2 điểm )
 a/ x + 15685 = 345070	b/ 48000 : x = 800
4/ Hai thửa ruộng thu hoạch được 5 tấn 6 tạ thóc. Biết số thóc thu được ở thửa ruộng A nhiều hơn số thóc thu được ở thửa ruộng B là 8 tạ. Hỏi mỗi thửa ruộng thu được bao nhiêu tạ thóc? ( 2 điểm )
1

File đính kèm:

  • docDE THI KHOI 4.doc