Đề kiểm tra chất lượng Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Hợp Lý

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Hợp Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học Hợp lý
Họ và tên:....................
Lớp : 4
Đề kiểm tra chất lượng lớp 4 năm học 2008 – 2009
Môn: Tiếng Việt. (Thời gian làm bài 60 phút)
Câu 1. Từ nào dưới đây có nghĩa là " Độc ác và tàn nhẫn"?
A. ác báo
B. ác liệt
C. ác cảm
D. Tàn ác
Câu 2. Trong các từ sau từ nào không phải là từ láy:
A. Nhỏ nhắn
B. Nhè nhẹ
C. Nhỏ nhẹ
D. Nhẹ nhàng
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng nhất.
Danh từ là những từ chỉ 
A. Người;
B. Vật
C. Hiện tượng
D. Khái niệm
E. Cả 4 ý trên
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng nhất:
Động từ là những từ chỉ 
A. Hoạt động của sự vật;	
B. Trạng thái của sự vật
C. Tên gọi một loại sự vật
D. Gồm ý A và B; 	E. Gồm ý A, B và C
 Câu 5. Có mấy cách để tạo từ phức ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng nhất.
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là 
A. Lời nói của một nhân vật. 
C. Gồm cả 2 ý A và B.
B. Lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng nhất:
Từ ghép là từ gồm 
A. 1 tiếng
B. 2 tiếng
C. 3 tiếng
D. 2 tiếng trở lên
Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất:
Tính từ là những từ miêu tả: 
A. Đặc điểm hoặc tính chất của sự vật
B. Hoạt động, trạng thái.
C. Gồm cả hai ý trên
Câu 9. Từ nào viết sai chính tả?
A. Giọt sương
B. Xương sườn
C. Tưởng tượng
D. Con nợn
Câu 10. Dòng nào nêu đúng ý nghãi từ ý chí?
A. Điều mong muốn sẽ được thực hiện
C. ý muốn cụ thể làm việc gì đó.
B. Khả năng tự xác định mục đích, hướng hoạt động và sự nỗ lực nhằm đạt được mục đích đó.
Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu hỏi:
A. Anh hỏi cô bé sao lại khóc.
B. Anh hỏi cô bé : Sao lại khóc”.
C. Anh nói với cô bé:” Cháu khóc đi”.
Câu 12. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra một câu hỏi?
A. Có từ nghi vấn.
C. Gồm cả hai ý kiến trên
B. Cuối câu có dấu chấm hỏi (?) hoặc ngữ điệu hỏi khi nói.
Câu 13. Bài văn miêu tả gồm mấy phần?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
Câu 14. Xác định vị ngữ trong câu sau:
Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
A. Rộng dài
B. Trổ ra mạnh mẽ
C. Nõn nà
D. Cả 3 ý trên
Câu 15. Xác định chủ ngữ trong câu sau:
“ Những hạt mưa lất phất chỉ đủ mềm mại áo và mơn man tà áo của người qua đường”.
A. Những hạt mưa
B. Những hạt mưa lất phất
C. Hạt mưa
Câu 16. Trong các nhóm từ ngữ sau, nhóm nào dùng để miêu tả cây cối?
A. Duyên dáng, mượt mà, xanh láng bóng.
B. Bụ bẫm, nõn nà, mơn mởn, tươi rói
C. Nguy nga, đồ sộ, xinh sắn, rung rinh
Câu 17. Chọn đáp án đúng nhất:
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:
A. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
B. Phần chú thích trong câu.
C. Các ý trong một đọng liệt kê.
D. Gồm cả 3 ý trên.
Câu 18. Từ nào sau đây viết sai lỗi chính tả:
A. Cần mẫn
B. Chăm bẵm
C. Tĩnh nặng
D. Nghỉ ngơi
Câu 19. Cách nói “ Dòng sông mặc áo” là cách nói theo phương pháp tu từ nào?
A. ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hoá.
Câu 20. Từ nào dưới dây có tiếng du không được dùng với nghĩa là di chơi.
A. Du ngoạn
B. Du nhập	
C. Du hành.
Câu 21. Thám hiểm là gì?
A. Tìm hiểu về đời sống nơi mình ở
B. Đi xa để xem phong cảnh
C. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm
Câu 22. Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?
A. Cho mượn cái bút.
B. Lan ơi, cho tớ mượn cái bút
C. Tớ mượn cái bút
Câu 23. Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu cảm là câu dùng để:
A.Bộc lộ sự vui mừng.
B. Bộc lộ sự ngạc nhiên
C. Bộc lộ cảm xúc ( vui mừng, thám phục, đau xót ) của người nói
Câu 24. Tìm trạng ngữ trong câu sau (đáp án đúng nhất).
Mùa xuân, trong vười, muôn loài hoa đua nở.
A.Mùa xuân.
Trong vườn.
Gồm ý A và B.
Câu 25. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi:
A. Khi nào ? 
B. ở đâu ?
C. Cả hai ý A và B ?
Câu 26. Từ nào dưới đây gần nghĩa với từ “ Thám hiểm”:
A. Dò la
B. Phát minh.
C. Thăm dò
Câu 27. Thành ngữ nào sau đây nói về lòng dũng cảm:
A. Ba chìm bảy nổi
B. Vào sinh ra tử;
C. Một nắng hai sương;	
D. Nếm mật nằm gai
 Câu 28: a.Từ nào là từ láy ?
A. Ngay ngắn
B. Ngay thẳng
C. Tươi tốt
D. Mong muốn
b. Từ nào không phải từ ghép?	
A. Chân thành	
B. Chân thật
C. Thật thà
D. Thật tình
Câu 29: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:
a. da người
b. lá cây còn non
c. lá cây đã già
d. trời.
Câu 30: Từ nào trái nghĩa với "trung thực"	
A. độc ác
B. gian dối
C. thô bạo
D. nóng nảy
Câu 31: Từ ngữ nào nói về vẻ bên ngoài của một ngời khoẻ mạnh:
A. xương xương
B. lực lưỡng
C. lêu đêu
D. mảnh khảnh
Câu 32:Từ nào trái nghĩa với từ "dũng cảm"
A. bi quan
B. hèn nhát
C. gan lì
D. tự ti
Câu 33: Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm:
A. Thức khuya dậy sớm
B. Chân lấm tay bùn.
C. Vào sinh ra tử
D. Nhường cơm sẻ áo

File đính kèm:

  • docKiem dinh CL mon TViet 4.doc