Đề kiểm tra chất lượng mũi nhọn lớp 6 huyện Ngọc Lặc năm học: 2008 - 2009 môn: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng mũi nhọn lớp 6 huyện Ngọc Lặc năm học: 2008 - 2009 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD&ĐT đề kiểm tra chất lượng mũi nhọn lớp 6 
Huyện ngọc lặc Năm học: 2008 - 2009 
 môn: ngữ văn
 Thời gian làm bài: 120 phút.
 (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm) 
a/ Em hãy tìm những từ thích hợp để điền vào chổ trống trong các câu sau:
- Ngôn ngữ để sáng tác văn học dân gian là ………………………
- Phương thức phát hành văn học dân gian là …………………….
b/ Em hãy giải thích nghĩa của từ “Đồng bào” và cho biết xuất xứ của nó?
Câu 2: (2 điểm)
Em hãy giải nghĩa từ “Xuân” trong các câu sau:
a. Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
b. Mỗi năm một tuổi, cái tuổi nó đuổi xuân đi.
Câu 3: (1 điểm) 
Em hãy gạch chân dưới các cụm Động từ trong câu sau:
	Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên.
Câu 4: (3 điểm)
Em hãy tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm.
 (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
Câu 5: (12 điểm)
	Truyện truyền thuyết Thánh Gióng là bản anh hùng ca bất tử về người anh hùng chống giặc cứu nước. Kết thúc truyện Thánh Gióng bay về trời, hóa thành bất tử trong lòng người dân đất Việt.
	Em hãy tưởng tượng có một ngày Thánh Gióng xuống trần gian và em được gặp Thánh Gióng. Lúc đó em sẽ nói gì với Thánh Gióng và Thánh Gióng nói gì với em. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.




Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	








 Phòng GD&ĐT đề kiểm tra chất lượng mũi nhọn lớp 7
Huyện ngọc lặc Năm học: 2008 - 2009 
 môn: ngữ văn
 Thời gian làm bài: 120 phút.
 (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm) Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau?
“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước,
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà.
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc,
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.”
 (Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Câu 2: (4 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi? 
… Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
	 	 
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
3. Câu nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
4. Luận điểm của đoạn văn nói lên điều gì?
5. Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
6. Trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến “ tác giả sử dụng phép tu tữ nào?
7. Câu: “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì?
8. Hai câu văn sau thuộc loại câu gì? “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”?
Câu 3: (2 điểm) Em hãy nêu vai trò và tác dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ minh họa.
Câu 4: (2 điểm) Khi làm một bài thơ Lục bát Em phải chú ý đến đặc điểm gì của thể loại thơ này? 
Câu 5: (10 điểm) Em hãy phát biểu cảm nghỉ của em về bài ca dao sau:
“Cày đồng đang buổi ban trưa,
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
 Ai ơi bưng bát cơm đầy,
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
 (Ca dao)

Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Đáp án văn 7

Câu: 2 (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1. Nghị luận
2. Nghị luận chứng minh	
3. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
4. Nhiệm vụ của Đảng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công việc kháng chiến.
5. Ba;	
6. Liệt kê
7. Câu chủ động
8. Là 2 câu bị động


































 Phòng GD&ĐT đề thi học sinh giỏi văn hoá lớp 8
Huyện ngọc lặc Năm học: 2008 - 2009 
 môn: ngữ văn
 Thời gian làm bài: 150 phút.
 (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2 điểm) 
Em hãy nêu tác dụng của việc lựa chọn sắp xếp trật tự từ trong các câu sau:
a. Run rẩy cất bát cháo, cai lệ và người nhà Lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
 (Tắt Đèn – Ngô Tất Tố) 
b. “Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
 (Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 2: (2 điểm)
Em hãy xác định các từ in đậm trong các câu dưới đây thuộc cụm từ loại gì?
a.	Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hưu.
(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)
b.	Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay.
 	(Đây thôn Vĩ dạ - Hàn Mạc Tử)
Câu 2: (4 điểm)
Xác định và phân tích giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ.
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa.
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.”
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Câu 3: (12 điểm)
Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng 8 đầy đau khổ và bất hạnh. Họ bị bóc lột, bị áp bức và cùng quẫn trong đói nghèo. Nhưng trong cái cuộc sống khốn khổ ấy chúng ta vẫn thấy ngời lên những tâm hồn lương thiện giàu tình yêu thương, đức hạnh trong khi cuộc sống của họ bị áp bức, chà đạp bị vùi xuống tận cùng của xã hội chúng ta tưởng chừng họ sẽ bị tha hóa. Nhưng không họ vẫn giữ được phẩm chất trong sạch của con người nói chung và người nông dân nói riêng.
	Qua tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao và tác phẩm Tắt Đèn cảu nhà văn Ngô Tất Tố em hãy làm sáng rõ nhận định trên. 


Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

File đính kèm:

  • docDe Mon Van.doc