Đề kiểm tra chất lượng kì I Ngữ văn 7 đề số 1

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng kì I Ngữ văn 7 đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS
Quỳnh Hồng
đề kiểm tra chất lượng kì I- Ngữ văn 7
Đề số 1

I/ Trắc nghiệm:( 4 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra tờ giấy thi chữ cái A,B,C...hoặc D ở đầu mỗi câu trả lời em cho là đúng nhất.
... “Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ”...
1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Cổng trường mở ra.
B. Cuộc chia tay của những con búp bê.
C. Mẹ tôi.
D. Sau phút chia ly.
2/ Đoạn văn trên người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai
B. Ngôi thứ nhất số ít.
D. Ngôi thứ ba
 3/ Có mấy từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn trên?
A. 1 từ . 
C. Ba từ
B. 2 từ.
D. Bốn từ
4/ Đoạn văn trên có sử dụng mấy câu trần thuật đơn?
A. 1 câu.
C. 3 câu.
B. 2 câu.
D. 4 câu.
5/ Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Khoảng không.
C. Khe khẽ.
B. Thỉnh thoảng. 
D. Tru tréo.
6/ Trong các từ sau từ nào trái nghĩa với từ “giận dữ”?
A. Coi thường.
C. Giữ gìn. 
B. Vui vẻ.
D. Nổi giận.
7/ Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Khánh Hoài.
C. Et- môn-đô đơ A-mi-xi.
B. Lý Lan.
D. Đoàn Thị Điểm.
8/ Đoạn văn trên được trích từ một văn bản:
A. Tự sự. 
C. Biểu cảm.
B. Nhật dụng.
D. Nghị luận.

II/ Tự luận:(6 điểm).
“Cuộc chia tay của những con búp bê” đã thể hiện sâu sắc cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em Thành –Thuỷ. Em hãy nêu cảm xúc của mình sau khi học xong văn bản trên.

Trường THCS
Quỳnh Hồng
đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 2

I/ Trắc nghiệm:( 3 điểm)
Đọc kĩ bài ca dao sau rồi ghi ra giấy thi các chữ cái A, B hoặc C trước mỗi câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Công cha như núi ngất trời.
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
1/ Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào?
A. Tình cảm gia đình.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Than thân.
2/ Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
 Con cháu nói với ông bà.
Ông bà hoặc cha mẹ nói với con cháu.
Anh chị em nói với nhau.
3/ Em hiểu như thế nào về cụm từ “cù lao chín chữ” ?
Công lao cha mẹ.
Nuôi con khôn lớn.
Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
4/ Phép tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao là:
So sánh
So sánh và ẩn dụ
Hoán dụ
5/ Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc chín chữ cù lao?
A. Sinh đẻ
B. Dạy dỗ
C. Dựng vợ gả chồng
6/ Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong bài ca dao?
1 từ
2 từ.
3 từ.
II/ Tự luận:(7 điểm)
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao dân ca. Hãy trình bày cảm nghĩ của mình về những bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.




Trường THCS
Quỳnh Hồng
đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 3
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kĩ bài ca dao sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra tờ giấy thi chữ cái A, B, hoặc C ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
Nước non lận đận một mình.
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy.
Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
1/ Chủ đề của bài ca dao trên là:
Tình cảm gia đình.
Tình yêu quê hương đất nước.
Than thân.
2/ Phép tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao?
Nghệ thuật ẩn dụ đối lập.
Sử dụng câu hỏi tu từ.
Gồm cả hai ý A và B.
3/ Hình ảnh con cò trong bài ca dao thể hiện điều gì về thân phận người nông dân?
Nhỏ bé bị hắt hủi.
Cuộc sống đầy trắc trở, khó nhọc, đắng cay.
Bị dồn đẩy đến bước đường cùng.
4/ Bài ca dao trên có sử dụng mấy từ láy?
Không có từ láy.
1 từ.
2 từ.
5/ Có mấy đại từ được sử dụng trong bài ca dao trên?
1từ.
2 từ.
3 từ.
6/ Cụm từ nào sau đây không cùng nghĩa hoặc không gần nghĩa với cụm từ “lên thác xuống ghềnh”
Gió dập sóng dồi.
Gió táp mưa sa.
Gió đông gió tây.


II/ Tự luận (7 điểm)
	Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Hãy trình bày cảm nhận của em về chùm ca dao than thân mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.


Trường THCS
Quỳnh Hồng
đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 4
I. Trắc nghiệm:( 3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra tờ giấy thi chữ cái A,B hoặc C, ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, Một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”.
1/ Nội dung của đoạn văn trên là?
Miêu tả cách thức làm Cốm.	C. Ca ngợi giá trị của Cốm.
Bàn về cách thưởng thức Cốm. D. Kể về nguồn gốc của Cốm.
2/ Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Miêu tả.
Biểu cảm.
Tự sự.
Nghị luận.
3/ Nghĩa của từ “ thanh khiết” được hiểu là:
Trong sạch.	C. Vắng vẻ.
Cao cả.	D. Tươi tắn.
4/Lời giải nghĩa sau đây phù hợp cho từ nào?
“ Những phép tắc và lẽ phải của xã hội mà mọi người phải làm theo”
Lễ nghi.	C. Lễ phép.
Lễ nghĩa.	D. Lễ phục.
5/ Câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt Cốm?
A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
B. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
C. Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa.
D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
6/ Nét đặc sắc của đoạn văn trên là gì?
Sử dụng nhiều tính từ có giá trị biểu cảm cao.
Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm.
Phát hiện ra những giá trị văn hoá chứa đựng trong thức quà giản dị.
Gồm cả 3 ý trên.
II. Tự luận:( 6 điểm).
Hãy trình bày cảm nghĩ của em về một món quà quê hương.
Trường THCS
Quỳnh Hồng
đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 5
I/ Trắc nghiệm:( 5 điểm).
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra tờ giấy thi chữ cái A,B hoặc C, ở đầu mỗi câu trả lời em cho là đúng nhất.
... Sài Gòn vẫn trẻ . Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da , đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
 Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa đầy ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm...
 ( Trích Ngữ văn 7, tập một )
1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Mùa xuân của tôi.	C. Sài Gòn tôi yêu.
Một thứ quà của lúa non: Cốm.	D. Tiếng gà trưa.
2/ Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Miêu tả.	C. Tự sự.
Biểu cảm.	D. Nghị luận.
3/ Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Vũ Bằng.	C. Minh Hương.
Xuân Quỳnh.	D. Thạch Lam.
4/ Dòng nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với thành phố Sài Gòn? 
Sài Gòn vẫn trẻ.	
Tôi thì đương già.
Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này vẫn còn xuân chán. 
Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái.
5/ Từ nào sau đây không phải là từ láy:
Nõn nà	C. Ôm ấp
Dập dìu	D. Da diết.
6/ Từ nào đồng nghĩa với từ “trẻ”? 
Cây tơ.	C . Nõn nà.
 Xuân chán. 	D. Ngọc ngà.
7/ Trong các từ sau đây, từ nào trái nghĩa với “ trân trọng”?
A/ Tưới tiêu.	C/ Giữ gìn.	
B/ Chăm bón. 	D/ Coi thường.
8/ Trong đoạn văn trên người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy?
A/ Ngôi thứ 3.	C/ Ngôi thứ nhất, số ít.
B/ Ngôi thứ 2.	D/ Ngôi thứ nhất, Số nhiều.
9/ Dòng nào dưới đây là thành ngữ?
A/ Tưới tiêu, chăm bón.	C/ Trân trọng, giữ gìn.
B/ Thay da, đổi thịt.	D/ Đương độ nõn nà.
10/ Trong đoạn văn trên, người viết không sử dụng biện pháp tu từ nào?
A/ Chơi chữ.	C. So sánh.
B. Điệp ngữ.	D. Nhân hoá.
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Cảm nghĩ của em về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
Trường THCS
Quỳnh Hồng
đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 6
I/ Trắc nghiệm:( 4 điểm).
Em đã được học bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”. Hãy dựa vào văn bản đó để trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái A, B hoặc C trước mỗi câu trả lời em cho là đúng nhất.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá.
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ.
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Bác đến chơi đây, ta với ta!
(Ngữ Văn 7 – tập một, NXB GD – 2004)
Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai?
A.Hồ Xuân Hương.	B. Bà Huyện Thanh Quan	C. Nguyễn Khuyến
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là?
A. Tự sự.	B. Miêu tả.	 C. Biểu cảm.
Câu 3: Hãy xác định thể thơ mà tác giả sử dụng?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.	B. Thất ngôn bát cú.	C.Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 4: Trong các từ sau từ nào đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả”
A. Lớn.	B. Tất cả.	 	C. Nhiều.
Câu 5: Các dòng dưới đây dòng nào không sử dụng quan hệ từ?
Chợ thời xa.
Mướp đương hoa.
Ta với ta.
Câu 6: Cho biết hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”?
Chỉ một người.	
Chỉ hai người.
Chỉ nhiều người.
Câu 7: Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?
Ao sâu nước cả.	
Vườn rộng rào thưa. 
Đầu trò tiếp khách.
Câu 8: Dòng nào chỉ đúng tình cảm, thái độ của tác giả với người bạn?
Đùa cợt với bạn.
Nghiêm túc nêu thiếu thốn của mình.
Hóm hình chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết.
II. Tự Luận (6 điểm).
 Trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.


Trường THCS
Quỳnh Hồng
đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 7
I/ Trắc nghiệm:( 4 điểm).
	... Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam ...
	... Cốm không phải thức quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: Trong màu xanh của cốm cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc...
Em hãy đọc kỹ phần trích trên và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D mà em cho là đúng.
Câu 1: Phần trích trên trích từ văn bản nào?
Mùa xuân của tôi.	C. Một thứ quà của luá non.
Cổng trường mở ra.	D. Sài Gòn tôi yêu.
Câu 2: Tác giả của phần trích trên là ai?
Lý Lan.	C. Vũ Bằng. 
Thạch Lam.	D. Xuân Quỳnh.
Câu 3: Phần trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Biểu cảm.	C. Miêu tả.
Tự sự.	D. Nghị luận.
Câu 4: Trong phần trích trên tác giả sử dụng mấy từ láy?
Hai từ.	C. Bốn từ.
Ba từ.	D. Sáu từ.
Câu 5: Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
Thanh khiết.	C. Thảo mộc.
Đất nước.	D. Thanh đạm.
Câu 6: Quan hệ từ “của” trong phần trích trên biểu thị quan hệ ý nghĩa nào?
Nhân quả.	C. Sở hữu.
So sánh.	D. Tương phản.
Câu 7: Dòng nào dưới đây diễn tả đúng ý nghĩa phần trích trên?
Cốm là quà tặng của đồng quê cho con người.
Cốm là thức quà thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Hương vị của cốm vô cùng đặc sắc.
Cả A, B, C.
Câu 8: Tình cảm nào được tác giả truyền tới bạn đọc qua phần trích trên? 
Yêu quý cội nguồn của cốm.
Biết ơn người làm ra thức quà: Cốm.
Khi mua cốm hãy nhẹ nhàng, nâng niu, trân trọng.
Trân trọng, giữ gìn và thưởng thức cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc.
Phần II: Tự luận (6 điểm)
	Phát biểu cảm nghĩ của em về hào khí chiến thắng của quân, dân thời Trần qua bài thơ “Phò giá về kinh”của Trần Quang Khải.

Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 8
I. Trắc nghiệm (3 điểm) .
	Đọc kỹ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra tờ giấy thi chữ cái A, B, C ở đầu câu trả lời em cho là đúng nhất.
	“Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên số đường còn vắng nhiều cây xanh che chở”. 
1. Đoạn văn trên của tác giả nào?
	A. Vũ Bằng	C. Thạch Lam 
	B. Minh Hương 	D. Lí Lan.
2. Nội dung của đoạn văn trên là?
A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn.
B. Bình luận về những nét riêng của Sài Gòn.
C. Bộc lộ trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
D. Nêu những nhận xét về thiên nhiên, khí hậu của Sài Gòn.
3. Tác giả đã phát hiện những nét riêng nào của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn?
A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày.
B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng.
C. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời khắc khác nhau.
D. Tất cả các ý trên.
4. Trong đoạn văn trên, tác giả đã không sử dụng cụm từ chỉ thời gian nào?
A. Buổi chiều	C. Giữa trưa
B. Đêm khuya	D. Sáng tinh sương.
5. Từ “cây mưa” được dùng với dụng ý tu từ nào?
A. ẩn dụ	C. Nhân hóa
B. Hoán dụ	D. So sánh.
6. Trong đoạn văn trên tác giả dùng bao nhiêu từ láy?
A. Ba từ 	C. Năm từ
B. Bốn từ 	D. Sáu từ.

II. Tự luận (7 điểm).
	Nêu cảm nghĩ của em đối với quê hương em yêu dấu.


Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 9

I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm).
	Đọc kỹ bài thơ sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái A, B hoặc C ở đầu mỗi câu trả lời em cho là đúng nhất?
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
1. Bài thơ trên của tác giả nào?
A. Đoàn Thị Điểm
B. Hồ Xuân Hương.
D. Huyện Thanh Quan.
2. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt.
B. Thất ngôn bát cú.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
3. Nội dung của bài thơ là:
A. Miêu tả vẻ đẹp của chiếc bánh trôi.
B. Miêu tả vẻ đẹp, tôn trọng phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
C. Cả hai ý A và B.
4. Câu thơ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” có sử dụng mấy quan hệ từ?
A. Một quan hệ từ 	B. Hai quan hệ từ	C. Ba quan hệ từ
5. Trong những dòng sau dòng nào là thành ngữ?
A. Lại vừa tròn .
B. Bảy nổi ba chìm.
C. Rắn nát mặc dầu.
6. Ngôn ngữ của bài thơ là:
A. Bình dị, chủ yếu là thuần Việt.
B. Mạnh mẽ, dứt khoát.
C. Điêu luyện.
7. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “non nước”.
A. Sơn thủy	B. Giang sơn 	C. Sơn dương.
8. Hình ảnh “tấm lòng son” phản ánh vẻ đẹp nào của người phụ nữ Việt Nam xưa?
A. Vẻ đẹp của bản lĩnh làm người.
B. Vẻ đẹp bên ngoài.
C. Cả hai đáp án A, B đều sai.
II. Tự luận: (6 điểm)
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình.


Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 10

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Đọc kỹ bản dịch thơ sau đây rồi trả lời câu hỏi bằng cách ghi ra tờ giấy thi các đáp án A, B hoặc C mà em cho là đúng nhất.
Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
B. Thất ngôn tứ tuyệt.
C. Thất ngôn bát cú.
2. Giọng điệu của bài thơ là:
A. Dõng dạc, đanh thép.
B. Bình dị, trong sáng.
C. Điêu luyện.
3. Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung bài thơ:
A. Nước Nam là của người Nam ở. Điều đó đã được ghi ở sách trời.
B. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, đất nước.
C. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
4. Trong quan niệm đương thời “đế” là đại diện cho đối tượng nào?
A. Cho nước cho dân.
B. Cho nước.
C. Cho dân.
5. Trong bản dịch thơ trên có sử dụng mấy từ ghép đẳng lập?
A. Một từ.	B. Hai từ.	C. Ba từ.
6. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “Sơn hà”?
A. Như hà.	B. Sông núi.	C. Giang sơn.
7. Bài thơ ra đời vào thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược nào?
A. Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
B. Kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán.
C. Kháng chiến chống Tống năm 1077.
8. Bài thơ xứng đáng được gọi là mẫu mực về:
A. Tả cảnh ngụ tình.
B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
C. Khúc ca khải hoàn đầu tiên.

II. Tự luận (6 điểm).
Cảm nghĩ của em về ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc của quân và dân ta qua bài thơ “Nam quốc sơn hà”.

Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 11
I/ Trắc nghiệm (5 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Mùa xuân của tôi.
[... ] Mùa xuân của tôi, mùa xuân Việt Bắc, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác [...] 
1. Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả.	B. Biểu cảm.	C. Tự sự.	D. Nghị luận.
2. Tác giả đoạn văn Mùa xuân của tôi là ai?
A. Vũ Bằng.	B. Thạch Lam.	C. Xuân Quỳnh.	D. Nguyễn Tuân.
3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?
A. Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
B. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
C. Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng [...]
D. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là khoảng sau ngày rằm tháng giêng,Tết hết mà chưa hết hẳn.
4. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, tác giả dùng mấy từ láy:
A. Một.	B. Hai.	C. Ba.	D. Bốn.
5. Trong câu văn “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [...]” từ “phong” có nghĩa là gì?
A. Đẹp đẽ.	B. Cơn gió.	C. Bọc kín.	D. Oai phong.
6. Trong các từ sau đây từ nào đồng nghĩa với từ “thương mến”?
 A. Kính trọng.	B. Yêu quý.	C. Gần gũi.	D.Nhớ nhung.
7. Trong đoạn văn “Mùa xuân của tôi”, người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy?
 	A. Ngôi thứ ba.	B. Ngôi thứ hai.	
C. Ngôi thứ nhất số ít.	D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
8. Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ?
A. Nhà rách vách nát. B. Nhai (ăn) kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
C. Lanh chanh như hành không muối. D. ếch ngồi đáy giếng.
9. Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao, dân ca?
A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.
B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay.
C. Đó là những bài hát - bài thơ trữ tình dân gian.
D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
10. Nhận xét nào đúng với bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan?
A. Đó là một bài thơ Đường.
C. Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán.
B. Đó là một bài thơ tứ tuyệt.
D. Đó là một thơ làm theo thể đường luật.
II/ Tự luận (5 điểm).
Từ các bài thơ Bài Ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7 tập một. Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.


Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra chất lượng kì I – ngữ văn 7
Đề số 12

I) Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau rồi trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng nhất.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ
(Trích Ngữ văn 7, Tập I)
Câu 1: Tác giả của đoạn thơ trên là ai?
A. Đoàn Thị Điểm	B. Minh Hương	C. Xuân Quỳnh
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. 5 chữ	B. Ngũ ngôn tứ tuyệt	C. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp
B. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
C. Trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
Câu 4: Nội dung của đoạn thơ trên là?
A. Tiếng gà cất lên trên đường hành quân
B. Tiếng gà gọi về tuổi thơ
C. Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu
Câu 5: Dòng nào sau đây hợp với lời nhận xét về cách diễn đạt của bài thơ?
A. Cách diễn đạt tình cảm, tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực
B. Nhiều hình ảnh tự nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà tự nhiên
C. Tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc 
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên là gì?
A. So sánh	B. Chơi chữ	C. Điệp ngữ
Câu 7: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “xóm làng”?
A. Làng bản
B. Làng nhàng
C. Buôn sóc
Câu 8: Trong đoạn thơ trên tác giả bày tỏ tình cảm với ai?
A. Làng làng xóm, với bà
B. Với Tổ quốc
C. Cả 2 ý A và B
II) Tự luận (6 điểm)
PBCN của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra chat luong Ngu van 7 HK I.doc
Đề thi liên quan