Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2012 - 2013 môn: ngữ văn 8

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2012 - 2013 môn: ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài 90 phút


Câu 1 (2.0 điểm)
Xác định các câu nghi vấn và nêu chức năng của chúng trong các đoạn trích sau:
a. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng … Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?
(Lão Hạc / Nam Cao)
b. Một hôm , cô tôi gọi tôi đến bên , cười hỏi :
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
(Những ngày thơ ấu / Nguyên Hồng)
Câu 2 (2.0 điểm)
	Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự các từ được in đậm trong đoạn văn sau:
	Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
(Cây tre Việt Nam / Thép Mới)
Câu 3 (6.0 điểm)
	a. Chép lại theo trí nhớ bản phiên âm và dịch thơ tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh (trong Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2).
b. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
---------------------------------- Hết ----------------------------------
















SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

HƯỚNG DẪN CHẤM 
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ Văn 8

I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).
II. Đáp án và thang điểm
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
1.







a. Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng … Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ?
b. Một hôm , cô tôi gọi tôi đến bên , cười hỏi :
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

2.0

a. Câu nghi vấn: “Con ng­êi ®¸ng kÝnh Êy b©y giê cũng theo gãt Binh T­ ®Ó cã ¨n ­ ?”. Chức năng: bộc lộ cảm xúc.
1.0

b. Câu nghi vấn: “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”. Chức năng: hỏi.
1.0
2.
Hiệu quả diễn đạt của trật tự các từ in đậm sau:
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

2.0

Cách lựa chọn trật tự từ của tác giả:
- Tạo dựng được hình ảnh cây tre từ vẻ bề ngoài đến tính cách, phẩm chất, từ những nét đẹp dịu hiền đến bản lĩnh cứng cỏi.
- Đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo trình tự miêu tả trong bài văn.

1.0

1.0
3.











a. Chép lại theo trí nhớ bản phiên âm và dịch thơ tác phẩm Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh (trong Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2).
1.0

- Chép được nguyên tác.
- Chép được bản dịch thơ.
0.5
0.5

b. Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng
5.0

b1. Về kỹ năng
- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ưu tiên, khích lệ những bài viết biết cách dùng thao tác so sánh giữa nguyên tác và bản dịch thơ.
- Văn phong trong sáng, trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,...


b2. Về kiến thức
Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được tác giả, tác phẩm.
* Thân bài: 
- Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục. 
- Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.
- Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một “thi gia” đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.
* Kết bài: khái quát lại vấn đề bàn luận.



0.5

0.5

1.0


1.5



1.0





0.5
Tổng điểm
10.0
--------------------------------- Hết ------------------------------------

File đính kèm:

  • docDeDap an VAN 7 BGiang 20122013.doc
Đề thi liên quan