Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Môn: Sinh học lớp 7

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Môn: Sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 35
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ i
năm học 2007 -2008
Môn : Sinh học lớp 7
I: Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiếm thức ở các chương: Động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, thân mềm, chân khớp.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy độc lập.
	3. Thái độ: ý thức tự học, nghiên cứu tài liệu, làm viêc độc lập, nghiêm túc.
II: Chuẩn bị:
	1. G/v: Đề kiểm tra, đáp án.
	2. H/s: Giấy kiểm tra, kiến thức.
III. Tiến trình tổ chức dạy - hoc:
	A. Ma trận đề kiểm tra:
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
1.Ngành ĐVNS
2 
 0.5
2 
 0.5
2. Ngành ruột khoang
2
 0.5
2
 0.25
3. Các ngành giun
1
 0.25
1
 2.5
2
 2.75
4. Ngành thân mềm
1
 0.25
1
 2.5
2 
 2.75
5. Ngành chân khớp
1
 0.25
1
 1.25
1
 2
3
 4.25
Tổng
5
 3.5
3
 3.25
3
 3.25
11
 10
B. Câu hỏi:
Họ và tên:................................. Bài kiểm tra học kì I năm học 2009-2010
Lớp: 7...... Môn sinh học lớp 7.
 Thời gian: 45 phút 
Điểm
 Lời phê của giáo viên
 I: Trắc nghiệm khách quan:(3điểm)
Câu 1:(1,75 đ) Hãy khoanh tròn vào những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Động vật nguyên sinh có lối sống:
a) Tự dưỡng
 b) Dị dưỡng
c) Kí sinh gây bệnh
 d) Cả A, B và C đều đúng
2. Nơi kí sinh của trùng sốt rét là:
a) Máu người
 b) Phổi của người
c) Ruột của động vật
 d) Khắp mọi nơi trong cơ thể người
3. Hình thức sinh sản giống nhau giữa San hô và Thuỷ tức là:
a) Thụ tinh b) Tái sinh
 c) Mọc chồi d) Tái sinh và mọc chồi
4. Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là:
a) Gan b)Ruột non
c) Ruột già d) Thận
5.Loài nào không được xếp vào ngành thân mềm?
a) Mực b) Sò
 c) Sứa d) ốc sên
6. Lợi ích chung của sâu bọ và nhện là:
a) Giúp thụ phấn cho thực vật
b) Tham gia tiêu diệt các sâu bọ gây hại
c) Là nguồn thức ăn cho các động lớn
d) Tất cả đều đúng
7.Vai trò lớn nhất của giáp xác đối với con người:
a) Giá trị thực phẩm
b) Nguyên liệu làm thuốc
c) Cung cấp thực phẩm cho con người
d) Tất cả đều đúng.
Câu 2.(1,25 đ) Hãy chọn chức năng ở cột B sao cho phù hợp với các phần phụ của Tôm ở cột A.
 Cột A
Trả lời
Cột B
1. Hai mắt kép, hai đôi râu
1:.............
a. Định hướng và phát triển
2. Chân kìm, chân bò
2:............
b. Giữ và sử lý mồi
3. Chân hàm
3:...........
c. Bắt mồi và bò
4. Tấm lái 
4:...........
d. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
5. Chân bơi
5:...........
e. Lái và giúp tôm nhảy
f. Bộ phận tiếp nhận Ôxi
II : Trắc nghiệm tự luận:(7điểm)
Câu1. (2,5 điểm) Hướng tiến hóa hệ thần kinh của các ngành động vật không xương sống thể hiện như thế nào ?
Câu 2. (2 điểm) Làm thế nào để phòng chống bệnh giun sán và bệnh sốt rét ?
Câu 3: (2,5 điểm) Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa tôm sông và trai sông?
 _____________________________________________________
c. đáp án và biểu điểm:
phần I: trắc nghiệm khách quan:(3điểm)
 * Mỗi ý đúng được 0.25 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
D
a
c
b
c
d
c
	Câu 8: (1.25 điểm)
	 1 - a 	 2 - c 	 3 - b 	 4 - e 	5 - d
Phần II: Trắc nghiệm tự luận: :(7điểm)
Câu 9 : (2 điểm) 
- Vai trò của giun đất trong sản xuất nông nghiệp là: Thông qua đào hang và di chuyển . Giun đất đã làm cho đất được tơi xốp hơn, không khí hoá tan trong đất nhiều hơn giúp rễ cây dễ nhận được khí ôxi.
Câu 10: ( 2.5 điểm) 
* Những lợi ích của thân mềm trong đời sống của con người:
- Làm đồ trang sức, vật trang trí . Ngọc trai là sản phẩm quý đã được nhân dân ta khai thác bằng biện pháp nhân tạo.
	- Một số loài thân mềm dùng làm dược liệu như: Trai, mai mực, chất mực trong túi mực được làm nguyên liệu dùng để vẽ.
- Nhiều loài ốc trai, mực cung cấp thịt cho người.
- Làm sạch môi trường nước
- Có giá trị xuất khẩu
- Có giá trị về mặt địa chất
* Tác hại của thân mềm trong đời sống:
- Một số loài ốc nước ngọt như ốc tai, ốc đĩa  là vật trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người và gia súc.
- Con Hà đục thuyền và các công trình xây dựng bằng gây thiệt hai lớn cho người dân biển.
- Nhiều loài ốc phá hoại cây trồng, mùa màng.
Câu 11: ( 2.5 điểm)
* Đặc giống nhau giữa Tôm sông và trai sông:
- Đều sống ở môi trường nước ngọt.
- Hô hấp bằng mang.
- Cơ thể phân tính: Con đực và con cái phân biệt
* Đặc điểm khác nhau giữa tôm sông và trai sông:
Tôm sông
Trai sông
- Thuộc ngành chân khớp
- Vỏ bọc cơ thể có cấu tạo bằng chất Kitin
- Di chuyển nhanh hơn nhờ các chân bơi. chân bò.
- Cơ thể có phần phụ phân đốt
- Có cơ quan bắt mồi chuyên hoá
- Trứng được tôm mẹ ôm sau khi đẻ
- Con non phải qua lột xác nhiều lần để trưởng thành.
- Thuộc ngành thân mềm
- Vỏ bao bọc cơ thể có cấu tạo bằng đá vôi
- Di chuyển chậm hơn nhờ cử động của chân bằng cơ
- Cơ thể không phân đốt
- Không có cơ quan bắt mồi
- Trứng đẻ ra được giữ trong mang của con mẹ.
- Con non trưởng thành không phải qua lột xác.

File đính kèm:

  • docKTHKI0910.doc
Đề thi liên quan