Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển tháng 3/2009 Môn: Ngữ Văn 8 Trường THCS Chất Lượng Cao

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển tháng 3/2009 Môn: Ngữ Văn 8 Trường THCS Chất Lượng Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng GD-§T Mai S¬n
Tr­êng THCS ChÊt L­îng Cao
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
§éc LËp- Tù do – H¹nh phóc
§Ò kiÓm tra chÊt l­îng ®éi tuyÓn th¸ng 3/2009 
M«n: Ngữ văn 8
Thêi gian lµm bµi 150 phót 
I- Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Hãy kể tên các kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
Câu 2. “Những lời thơ được diễn đạt theo cách nghĩ, cách nhìn của người mẹ Tà Ôi nên nhẹ nhàng, thấm thía biết bao”.
 Câu trên thuộc loại câu gì ?
Câu đơn	 B. Câu ghép
Câu 3. Yêu cầu nào là yêu cầu cao nhất của văn bản nhật dụng ?
A.Tính văn chương 	B. Tính thẩm mĩ
C. Tính mới lạ	D. Tính cập nhật
Câu 4. Từ “ngọn” trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc ?
Lá bàng đang đỏ ngọn cây. ( Tố Hữu)
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu. (Bằng Việt)
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…(Bằng Việt)
Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. (Chính Hữu)
Câu 5. Điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn văn sau cho hoàn chỉnh
 	“Nguyên Hồng(1918- 1982) tên khai sinh là…………………………….quê ở thành phố…………………..Trước Cách mạng ông sống chủ yếu ở thành phố cảng……………….trong một xóm lao động nghèo.
	“…………………………..”là tập hồi kí kể về tuổi thơ nhiều cay đắng của tác giả. Đoạn trích “…………………………” là chương IV của tác phẩm.
Câu 6. 
a) Nhan đề đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) được hiểu
theo:
 A. Nghĩa đen	 B. Nghĩa bóng	 C. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng
b) Tìm tổ hợp từ đồng nghĩa, gần nghĩa với “Tức nước vỡ bờ”? (Tìm ít nhất hai phương án)
 _ ……………………………………………………………………………….
 _..........................................................................................................................
Câu 7. Sắp xếp tên các tác giả vào ô trống cho thích hợp: Thế Lữ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Vũ Đình Liên, Tế Hanh, Tố Hữu.
Thơ ca yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đến 1930
Thơ ca cách mạng
(1930- 1945)
Thơ ca lãng mạn
(Thơ mới)






Câu 8: Con đường mỗi ngày em đến trường (Viết không quá bốn mươi dòng)
Câu 9: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
 Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
 Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
 Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
 (Thế Lữ, Nhớ rừng)

 










HƯỚNG DẪN CHẤM 
§Ò kiÓm tra chÊt l­îng ®éi tuyÓn th¸ng 3/2009 
M«n: Ngữ văn 8
Thêi gian lµm bµi 150 phót 

I -Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Kể đúng mỗi kiểu ghi 0,25 điểm.
 6 kiểu văn bản đã học trong chương trình: văn bản miêu tả; văn bản tự sự; văn bản biểu cảm; văn bản thuyết minh; văn bản nghị luận; văn bản điều hành (hành chính- công vụ)

Câu
2
3
4
Đáp án
B
D
A
Điểm
0,25
0,25
0,25

 Câu 5:(1 điểm) Thứ tự các từ ngữ cần điền là:
 - Nguyễn Nguyên Hồng, Nam Định, Hải Phòng. (0,5 điểm)
 - Những ngày thơ ấu, Trong lòng mẹ. (0,5 điểm)
Câu 6. (1,25 điểm)
chọn B (0,25 điểm)
Con giun xéo mãi cũng quằn (0,5 điểm)
Có áp bức, có đấu tranh. (0,5 điểm)
Câu 7. (1,5 điểm) Mỗi phương án trả lời đúng ghi 0,5 điểm
 - Thơ ca yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đến 1930: Phan Bội Châu. 
 - Thơ ca cách mạng (1930- 1945): Hồ Chí Minh, Tố Hữu.
 - Thơ ca lãng mạn (Thơ mới): Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Tế Hanh.
II- Tự luận (14 điểm)
Câu 1. (4 điểm) HS cần đạt được hai yêu cầu cơ bản sau:
* Về kiến thức: Đây là loại đề miêu tả kết hợp với biểu cảm. Con đường đến trường với HS là hình ảnh quá quen thuộc.Nhưng HS cư trú trên những địa bàn không giống nhau (thành phố, nông thôn, miền núi, miền biển…), vì thế HS cần giới thiệu con đường đến trường theo cách cảm nhận của riêng mình. Có thể đó là một hẻm phố ngắn hoặc con đường rừng dài hun hút …Nhưng dù ở góc độ nào thì HS cũng phải làm rõ được trong bài viết:
Hình dạng con đường và cảnh vật chung quanh: có thể con đường là một hẻm phố hai bên tường nhà sin sít với nhau, hoặc con đường đất ngang qua cánh đồng lúa, hoặc con đường mòn ngoằn ngoèo xuyên qua cánh rừng, lên dốc, xuống 
đồi…
2. Ấn tượng của bản thân về những kỉ niệm gắn bó với con đường: bạn bè, mưa nắng, buồn vui…
 * Về kĩ năng:
 - Bố cục bài viết rõ ràng, trình bày mạch lạc
 - Bài viết vận dụng tốt hai phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp biểu cảm.
 - Ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt
 * Biểu điểm:
 Điểm 4: 
+ Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án. Bài viết kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả với biểu cảm, tình cảm tự nhiên, trong sáng.
+ Văn viết lưu loát, có hình ảnh. Bố cục rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 2:
+ Miêu tả còn sơ sài hoặc chưa đề cập đến “Ấn tượng về con đường qua những kỉ niệm với bè bạn, nắng mưa, sớm chiều…”
+ Diễn đạt còn nhiều hạn chế, trình bày còn cẩu thả hoặc chưa khoa học.
Điểm 1,3 : Dựa vào các thang điểm trên, GV tự cân nhắc để ghi cho phù hợp.
Câu 2 (10 điểm)
 * Yêu cầu chung:
Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài cảm nhận về một đoạn thơ: tập chung lựa chọn, phân tích những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc để làm nổi bật nội dung đoạn thơ. Bài viết có bố cục mạch lạc,diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc.
Về kiến thức: Cần làm rõ hai tầng nghĩa: tâm sự u uất của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt; và mượn đó để nói lên đầy đủ, sâu sắc tâm sự bức bối, mất tự do của người dân Việt Nam mất nước.
 * Yêu cầu cụ thể:
 1. Mở bài:
 - Giới thiệu khái quát về bài thơ “Nhớ rừng”: Là một trong những bài thơ hay nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới ở chặng đầu (1932- 1945) 
 - Trích dẫn đoạn thơ: “Nào đâu…………………còn đâu”
 - Trình bày cảm nhận khái quát về nội dung đoạn thơ: Nói lên nỗi nhớ tiếc của con hổ về thời tung hoành giữa rừng xanh đại ngàn. 
 2.Thân bài:
a) Đoạn thơ có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy: bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ làm cho chúa sơn lâm nổi bật.
 - Cảnh đêm trăng: hổ như một thi sĩ mơ màng bên dòng suối. 
 - Cảnh ngày mưa: hổ như một nhà hiền triết đang “lặng ngắm giang san ta đổi mới”
 - Cảnh bình minh: hổ như một đế vương ngon giấc giữa khúc ca của muôn loài.
 - Cảnh chiều tà: hổ như một bạo chúa chúa đang đợi mặt trời “chết” để chiếm lấy toàn bộ bí mật của vũ trụ.
 - Một loạt điệp ngữ: nào đâu, đâu những…và những câu hỏi lặp lại: diễn tả nỗi nhớ tiếc đến tuyệt vọng của chúa sơn lâm.
 - Đoạn thơ khép lại trong tiếng than u uất: “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”
 b) Đoạn thơ mượn lời tâm sự u uất của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt để khắc hoạ niềm tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình.
 - Tâm trạng của nhà thơ lãng mạn: thân tù hãm nhưng tâm hồn vẫn nhớ thời hoàng kim của tự do, do đó bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường.
 - Đó cũng là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, nhớ tiếc khôn nguôi một “thời oanh liệt” của lịch sử dân tộc. 
 3. Kết bài:
- Đoạn thơ rất giàu chất hội hoạ, ngôn ngữ sắc sảo, thể thơ 8 chữ, gieo vần liền mạch có tác dụng truyền cảm lớn.
- Đoạn thơ góp phần khơi sâu cảm hứng chủ đạo của toàn bài: mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước của con người trong những ngày mất nước.
 * Biểu điểm:
 - Điểm 10: Bài viết đủ ý, nội dung sâu sắc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh. Bố cục rõ ràng, trình bày đẹp, khoa học.
 - Điểm 8: Bài viết đủ ý, diễn đạt tương đối tốt, có một số ý cảm nhận chưa sâu sắc.
Bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, mắc lỗi không đáng kể.
- Điểm 6: Đáp ứng được một số yêu cầu trên, đôi chỗ diễn đạt còn hạn chế. Một vài ý trình bày sơ sài.
 - Điểm 4: Nêu được một số ý nhưng cảm nhận còn sơ lược, chung chung. Diễn đạt còn nhiều hạn chế. 
- Điểm 2: Bài viết chủ yếu sa vào diễn xuôi các câu thơ mà không phân tích những tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu. Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 1, 3,5,7,9: Dựa vào các thang điểm trên GV cân nhắc ghi cho phù hợp. 

File đính kèm:

  • docDe doi tuyen thang 32009.doc