Đề kiểm tra 45 phút tiết số 8 - Vật lí 6

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút tiết số 8 - Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT TIẾT SỐ 8 . VẬT LÍ 6
1/Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 8 theo PPCT (sau khi học xong bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực).
2/Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL)
3/ Mục đích:
3.1/ Đối với giáo viên: xem lại chất lượng dạy học trong những tiết vừa qua và điểu chỉnh cho phù hợp. Đánh giá chất lượng học sinh
3.2/ Đối với học sinh: Xem lại quá trình học tập, từ đó sẽ có những nhìn nhận cẩn thận hơn về thái độ và ý thức học tập bộ môn vật lí
4. Ma trận đề
MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA TIẾT 8 - VẬT LÍ LỚP 6
4.1/ TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỷ lệ
Trọng số
LT
VD
LT
VD
1. Đo độ dài. Đo thể tích
3
3
2,1
0.9
30
13
2. Khối lượng và lực
4
4
2,8
1,2
40
17
Tổng 
7
7
4.9
2.1
70
30
4.2/ TÍNH SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHỦ ĐỀ KIỂM TRA Ở CÁC CẤP ĐỘ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TN
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích
43
4,3
3(0,5)
Tg:6’
1 (1.5)
Tg:10’
3
2. Khối lượng và lực
57
5.7
3(0,5)
Tg:6’
3 (5.5)
Tg:23’
7
Tổng
100
10
6
Tg:12’
4
Tg:33’
10
Tg:45’
4.3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài. Đo thể tích 
4 tiết
1. Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
2. Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
3. Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
4. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
5. Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo thể tích. Đo được thể tích bằng bình chia độ.5
Số câu hỏi
2
(C.1; C.5)
1 (C.3)
1(C.3)
4
Số điểm
1 điểm
0.5 điểm
1.5 điểm
3 điểm
2. Khối lượng và lực
9 tiết
6. Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật.
7. Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất. 
8. Nêu được phương và chiều của trọng lực
9. Nêu được thế nào là hai lực cân bằng .
10. Nêu được cường độ của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo như thế nào?
11. Biết tính khối lượng riêng của chất đó theo đơn vị g/cm3 và kg/m3.
12. Sử dụng thành thạo hai công thức và để giải một số bài tập đơn giản có liên quan.
Số câu hỏi
1 (C.6)
1(C.6)
2,5 (C.7; C9)
1(C.6)
0.5 (C.9)
6
Số điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
4.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
7 điểm 
TS câu hỏi
3
4.5
2.5
10
TS điểm
1.5điểm
5.5điểm
3điểm
10,0 điểm
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BUK . KIỂM TRA TIẾT 8. NĂM HỌC 2012 - 2013.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ. MÔN : VẬT LÍ 6.
HỌ VÀ TÊN:..................................................................LỚP 6..................( Thời gian làm bài : 45 phút).
 Điểm
 Lời phê của thầy giáo
I. TRẮC NGHIỆM.( 3 điểm) Điền vào chỗ trống để có đáp án đúng
Câu 1: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là...................cm3
Câu 2. Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là : ....................................
Câu 3. 2000 ml = ......................................dm3
Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ............................................mứt trong hộp.
Câu 5. Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là...................................g.
Câu 6. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài ........................................ vạch chia liên tiếp trên thước.
II. TỰ LUẬN. ( 7 điểm)Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau.
Câu 7. (1 điểm) Hãy nêu một ví dụ về tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật trong mỗi trường hợp sau: nhanh dần, chậm dần?
Câu 8. (1,5 điểm) Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực? Đơn vị đo của trọng lực là gì ?
Câu 9 . (3 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho một ví dụ minh họa cụ thể.
Câu 10. (1,5 điểm) Để xác định thể tích của một quả bóng bàn người ta buộc một hòn sỏi cuội vào quả bóng bàn bằng một sợi chỉ nhỏ rồi bỏ chìm quả bóng và hòn sỏi cuội vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ngang vạch 275 cm3. Sau đó, người ta lại thả hòn sỏi (đã tháo khỏi quả bóng) vào bình chia độ thì mực nước ở ngang vạch 245,5 cm3. Hãy cho biết thể tích của quả bóng bàn?
Lưu ý: Thí sinh điền trực tiếp đáp án vào phần trắc nghiệm. Phần tự luận thí sinh trình bày bài giải vào phần bài làm.
.......................................................................................Hết.............................................................................
Bài làm:
PHẦN ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾT 8. NĂM HỌC 2012 - 2013
I. TRẮC NGHIỆM.( 3 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
Câu 1: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là. 27cm3
Câu 2. Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là :ki lô gam
Câu 3. 2000 ml = 2 dm3
Câu 4. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ khối lượng của mứt trong hộp.
Câu 5. Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là.85g.
Câu 6. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
II. TỰ LUẬN. ( 7 điểm)Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau.
Câu 7. (1 điểm) 
 (nêu được mỗi trường hợp 01 ví dụ đúng cho 0, 5 điểm)
Chẳng hạn như: 
 - Khi ta đang đi xe đạp, nếu ta bóp phanh, tức là tác dụng lực cản vào xe đạp, thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần, rồi dừng lại.
 - Khi ta đang đi xe máy, nếu ta từ từ tăng ga, tức là ta đã tác dụng lực kéo vào xe máy, thì xe máy sẽ chuyển động nhanh dần.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 8. 1.5 điểm 
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
- Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái Đất
- Đơn vị trọng lực là niu tơn, kí hiệu là N
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 9:(3 điểm) 
Hai lực cân bằng là hai lực:
cùng tác dụng vào một vật, 
có cùng phương, 
cùng độ lớn 
nhưng ngược chiều.
0.5 điểm
 0.5 điểm
 0.5 điểm
 0.5 điểm
Ví dụ: trò chơi kéo co.hai đội hòa nhau.
1 điểm
Câu 10. (1,5 điểm) trình bày được các ý:
 Vsỏi + Vbóng = 275 cm3
 Vsỏi = 275 - 245,5 = 29,5 cm3
 Vbóng = 275 - 29,5 = 245,5 cm3
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 Người ra đề Tổ trưởng tổ chuyên môn
 Hà Duy Chung Mai Thị Như Quỳnh

File đính kèm:

  • doc1213VATLI68NCTDOC full.doc
Đề thi liên quan