Đề kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 8

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút môn : ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Đức Linh 	KIỂM TRA 45 PHÚT
Trường :........................	MÔN : NGỮ VĂN 8 
Đề Số : ................	TIẾT 130 TUẦN 33 THEO PPCT	
	
Họ và tên : .........................
Lớp : ...................................
Điểm 
Lời phê của thầy cô giáo



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
	Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào ý đúng.
	Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự chuyển dời ? chỉ muốn đón đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời không noi theo dấu cũ của Thương, Chu cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
 Câu 1 : Đoạn văn trên có mấy câu nghi vấn ?
	a. Một	b. Hai	c. Ba
 Câu 2 : Các vế trong câu “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô” được nối với nhau bằng cách nào ?
	a. từ và	b. Dấu phẩy	c. Dấu chấm phẩy
 Câu 3 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?
	a. Hịch Tướng sĩ	b. Chiếu dời đô	c. Nước Đại Việt ta
 Câu 4 : Ai là tác giả của đoạn văn trên ?
	a. Lí Công Uẩn	b. Nguyễn Trãi	c. Trần Quốc Tuấn
 Câu 5 : Cho biết mục đích nói của câu “Thế thì giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy” ?
	a. Khẳng định	b. Cầu khiến	c. Bộc lộ cảm xúc
 Câu 6 : Xác định kiểu câu “U nó không được thế” ?
	a. Trần thuật	b. Phủ định	c. cầu khiến
 Câu 7 : Tìm câu phủ định bác bỏ ?
	a. Lan không đi học	b. Không, Lan không buồn như bạn nghĩ	c. Lan buồn
 Câu 8 : Đoạn văn trên được viết theo kiểu văn bản nào ?
	a. Miêu tả	b. Tự sự	c. Nghị luận
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
 Câu 1 : Câu sau có ý nghĩa phủ định không ? Vì sao ? “Trẫm rất đau xót về việc đó không thể không dời đổi” (1đ).
 Câu 2 : Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn (1đ).
 Câu 3 : Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến
 Câu 4 : Vì sao nói câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và đượcdùng phổ biến trong giao tiếp (1đ).
 Câu 5 : Chữa lỗi diễn đạt từ ngữ trong câu “ nhà tôi trồng rất nhiều cây ăn trái : ổi, xoài, mận, mía, đu đủ và sầu riêng” (1đ).
 Câu 6 : Vì sao trong câu thơ sau tác giả Tố Hữu viết “đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi” mà không viết “Tổ quốc ta ơi, đẹp vô cùng” (1đ).
Phòng GD Huyện Đức Linh 	HƯỚNG DẪN CHẤM
Trường :........................	MÔN : NGỮ VĂN 8 
Đề Số : ................	TIẾT 130 TUẦN 33 THEO PPCT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
c
b
a
b
c
b
b

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
 Câu 1 : Câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” không có ý nghĩa phủ định; không thể không dời đổi tức là phải dời đổi. (1đ)
 Câu 2 : Đặc điểm hình thức : có những từ nghi vấn : ai, gì, nào, sao, tại sao, bao giờ, bao nhiêu ... hoặc có ... không (0,5đ)
	Chức năng : Dùng để hỏi, ngoài ra còn được dùng để bộc lộ cảm xúc, đe dọa, phủ định, khẳng định (0,5đ).
 Câu 3 : Đặc điểm hình thức : Có những từ ngữ cầu khiến : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào ... hay ngữ điệu cầu khiến (0,5đ).
	Dùng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị (0,5đ).
 Câu 4 : Câu trần thuật ngoài chức năng dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả còn được dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc ... (vốn chức năng chính của các kiểu câu khác), nên câu trần thuật được dùng phổ biến trong giao tiếp (1đ).
 Câu 5 : Chữa lỗi diễn đạt : “mía” không phải là cây ăn trái, nên sửa :
	Nhà tôi trồng rất nhiều cây ăn trái : ổi, xoài, mận, mít, đu đủ và sầu riêng (1đ).
 Câu 6 : Tác giả Tố Hữu viết “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi” nhằm nhấn mhạnh cái đẹp của non nước mới được giải phóng hơn là viết “Tổ quốc ta ơi, đẹp vô cùng”. Mặt khác đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm (1đ).







File đính kèm:

  • docDE 10.doc