Đề kiểm tra 1tiết học kỳ II lần 2 lớp 10 cơ bản

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1tiết học kỳ II lần 2 lớp 10 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 §Ò kiÓm tra 1tiÕt häc kú II lÇn 2 líp 10 c¬ b¶n (Thêi gian 45 phót)
Câu 1: (0,5đ) SO2 là một trong những chất khí gây ô nhiễm môi trường do
A. SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính oxi hoá.
B. SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và 
 các vật liệu.
C. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.
D. SO2 là một oxit axit.
Câu 2: (0,25đ) Cho một mẩu đồng kim loại vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng. Hiện tượng quan sát được là :
A. Không có hiện tượng gì.
B. Dung dịch có màu xanh, không có khí thoát ra.
C. Dung dịch có màu xanh, có khí không màu thoát ra.
D. Dung dịch trong suốt, có khí không màu thoát ra.
Câu 3: (0,5đ) Từ FeS2, H2O, không khí (các điều kiện cần thiết có đủ), có thể điều chế được các chất sau đây :
A. H2SO4, Fe(OH)3.	B. FeSO4, Fe(OH)3.
C. H2SO4, Fe2(SO4)3, FeSO4,Fe.	D. H2SO4, Fe(OH)2.
Câu 4: (0,25đ) Tính chất nào KHÔNG đúng với nhóm oxi ?
 Từ nguyên tố oxi đến nguyên tố telu,
A. tính axit của hợp chất hiđroxit giảm dần.
B. tính bền với hợp chất hiđro tăng dần.
C. bán kính nguyên tử tăng dần.
D. đô âm điện của nguyên tử giảm dần.
Câu 5: (0,25đ) Cấu hình electron của S khi bị kích thích có 4electron độc thân là :
A. 1s22s22p63s23p6	B. 1s22s22p63s23p2
C. 1s22s22p63s23p33d1	D. 1s22s22p63s23p4
Câu 6: (0,5đ) Cho phản ứng : Fe + S → FeS. Lượng S cần phản ứng hết với 28 gam Fe là :
A. 6,4 gam.	B. 1 gam.	C. 16 gam.	D. 8 gam.
Câu 7: (0,5đ) Xét phản ứng : H2 + O2 → H2O. Thể tích oxi ở ĐKTC cần để phản ứng hết với 6 gam hiđro là
A. 11,2 lít.	B. 33,6lít.	C. 2 lit.	D. 16 lít.
Câu 8: (0,25đ) Cho Zn dư vào dung dịch axit H2SO4 đặc, sản phẩm khí bay ra có
A. không có khí bay ra vì Zn thụ động trong H2SO4 đặc.
B. cả SO2 và H2.
C. H2.
D. SO2.
Câu 9: (0,25đ) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào chất tham gia là axit sunfuric loãng ?
A. 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
B. 2H2SO4 + Zn → ZnSO4 + 2H2O + SO2
C. 2H2SO4 + Cu → CuSO4 + 2H2O + SO2
D. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
Câu 10: (0,25đ) Cho dãy hợp chất : H2S, H2O, H2Te, H2Se. Chất có nhiều tính chất khác với chất còn lại là :
A. H2Se.	B. H2O.	C. H2Te.	D. H2S.
Câu 11: (0,25đ) Trong các cặp nguyên tố dưới đây, cặp nào KHÔNG phải là dạng thù hình của nhau ?
A. Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
B. Kim cương và cacbon vô định hình.
C. Oxi và ozon.
D. Fe2O3 và Fe3O4.
Câu 12: (0,25đ) Các nguyên tử lưu huỳnh, selen, telu ở trạng thái kích thích có thể có
A. 2, 4 electron độc thân.	B. 2, 3 electron độc thân.
C. 3, 4 electron độc thân.	D. 4, 6 electron độc thân.
Câu 13: (0,25đ) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào SO2 đóng vai trò chất oxi hoá ?
A. SO2 + CaO → CaSO3	B. 2HNO3 + SO2 → H2SO4 + NO2
C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O	D. 2NaOH + SO2 → Na2SO3
Câu 14: (0,25đ) Dãy các kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là :
A. Cu, Zn, Na.	B. K, Mg, Al, Fe, Zn.
C. Ag, Ba, Fe, Sn.	D. Au, Pt, Al.
Câu 15: (0,5đ) Cho bột Fe vào H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan được nữa. Sản phẩm thu được là :
A. Sắt bị thụ động nên nên không tạo ra các sản phẩm trên.
B. FeSO4.
C. Fe2(SO4)3.
D. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Câu 16: (0,25đ) X là chất khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, nặng hơn không khí, có tính oxi hoá rất mạnh. X là :
A. Ozon.	B. Agon.	C. Oxi.	D. Nitơ.
Câu 17: (0,5đ) Có bao nhiêu gam SO2 hình thành khi cho 64 gam S phản ứng hoàn toàn với 50 gam O2 ?
A. 114 gam.	B. 100 gam.	C. 50 gam.	D. 128 gam.
Câu 18: (0,5đ) Khi nhiệt phân 24,9 gam KClO3 theo PTHH : 2KClO3 2KCl + 3O2 
 thể tích khí oxi thu được (ĐKTC) là
A. 2,24 lit.	B. 4,48 lít.	C. 8,96 lít.	D. 6,72 lít.
Câu 19: (0,25đ) Thuốc thử để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn gồm : Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl là :
A. quỳ tím.	B. dung dịch AgNO3.
C. dung dịch BaCl2.	D. dung dịch H2SO4.
Câu 20: (0,25đ) Kim loại nào bị thụ động trong axit H2SO4 đặc, nguội ?
A. Zn.	B. Mg.	C. Al.	D. Cu.
Câu 21: (0,25đ) Sục khí SO2 vào dung dịch axit H2S, hiện tượng quan sát được là :
A. Xuất hiện kết tủa trắng.	B. Dung dịch mất màu nâu.
C. Dung dịch có màu nâu.	D. Dung dịch có vẩn đục màu vàng.
Câu 22: (0,25đ) Lưu huỳnh tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng :
 S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là
 A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 3 : 1 D. 2 : 1
Câu 23: (0,25đ) Câu nào SAI trong số các nhận xét sau đây ?
A. H2SO4 đặc chỉ có tính oxi hoá.
B. H2SO4 đặc rất háo nước.
C. H2SO4 loãng có tính axit mạmh.
D. H2SO4 đặc có cả tính axit mạnh và tính oxi hoá.
Câu 24: (0,5đ) Cho 24 gam kim loại hoá trị II tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 22,4 lít khí ở ĐKTC. Kim loại hoá trị II đó là
A. Canxi.	B. Magiê.	C. Sắt.	D. Kẽm.
Câu 25: (0,25đ) Trong các câu sau câu nào SAI ?
A. Oxi tan nhiều trong nước.
B. Oxi nặng hơn không khí.
C. Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
D. Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.
Câu 26: (0,25đ) Trong những câu sau, câu nào SAI khi nói về tính chất hoá học của ozon ?
A. Ozon oxi hoá Ag thành Ag2O.
B. Ozon kém bền hơn oxi.
C. Ozon oxi hoá I- thành I2.
D. Ozon oxi hoá tất cả các kim loại kể cả Au và Pt.
Câu 27: (0,5đ) Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, chúng ta tiến hành như sau :
A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí.
B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.
C. Cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4 đặ nóng.
D. Cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc.
Câu 28: (0,25đ) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thể hiện tính oxi hoá của lưu huỳnh đơn chất ?
A. S + Na2SO3 → Na2SO4	B. S + HNO3 → SO2 + NO2 + H2O
C. S + O2 → SO2	D. S + Zn → ZnS
Câu 29: (0,5đ) Trong phản ứng : SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Hệ số của chất oxi hoá và của chất khử lần lượt là :
A. 3 và 5.	B. 5 và 2.	C. 2 và 5.	D. 5 và 3.
Câu 30: (0,25đ) Cho các chất sau đây : H2S, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brom là :
A. SO3.	B. H2S.	C. SO2.	D. CO2.
--L ưu-lll--------------------------------------------ỉai

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 1 tiet hoc ki II Lop 10 co ban.doc