Đề kiểm tra 15 phút Môn Văn 11: Lần 2 Mã đề 03

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15 phút Môn Văn 11: Lần 2 Mã đề 03, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề 03
Đề kiểm tra 15 phút
môn văn 11: lần 2

Họ và tên.................................................................Lớp..................................................


Câu 1: Những lời nói cuối cùng của Chí Phèo thể hiện tâm trạng gì?
A.
Uất ức, tuyệt vọng.
C.
Đau đớn, căm hờn.
B.
Bất cần, liều chết.
D.
Khao khát sống.
Câu 2: Sức hấp dẫn của truyện ngắn Thạch Lam chủ yếu toát ra từ đâu?
A.
Tình huống, sự kiện.
C.
Các xung đột.
B.
Thế giới nội tâm của nhân vật.
D.
Tính cách, số phận nhân vật.
Câu 3: Tác giả nào được Hoài Thanh mệnh danh là “ người của hai thế kỉ” ?
A.
á Nam Trần Tuấn Khải.
C.
Thế Lữ.
B.
Phan Bội Châu.
D.
Tản Đà.
Câu 4: Dòng nào sau đây chứa những từ được Thạch Lam dùng để miêu tả ánh sáng?
A.
Khe, đốm,quầng, vầng, hột,vùng, vệt.
C.
Vệt, khe, quầng, vầng, hột, vùng, chấm.
B.
Quầng, hạt, vầng, hột, vùng, chấm.
D.
Đốm, hạt, quầng, vầng, hột, vùng, chấm.
Câu 5: Đặc điểm cốt lõi của truyện là gì?
A.
Dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện, nhân vật để tạo nên một bức tranh về đời sống.
B.
Thông qua lời thoại và hành động của các nhân vật mà tái hiện những xung đột của đời sống.
C.
Tập trung khắc hoạ nhân vật nhằm thể hiện ý tưởng sáng tạo của nhà văn.
D.
Lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu.
Câu 6: Tình huống của truyện ngắn “ Chữ người tử tù” là gì?
A.
Huấn Cao bị bắt vào trong ngục chờ ngày xử tử.
B.
Thời gian cuối cùng của những kẻ tử tù.
C.
Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Huấn Cao và viên quản ngục.
D.
Huấn Cao sắp bị đưa ra tử hình.
Câu 7: Thông tin quan trọng nhất thường được nêu ở vị trí nào của bản tin?
A.
Cả phần đầu và cuối bản tin.
C.
Phần cuối bản tin.
B.
Phần giữa bản tin.
D.
Phần đầu bản tin.
Câu 8: Vì sao viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” tự nhận mình là “kẻ mê muội” ?
A.
Đã không thấy hết tài viết chữ của ông Huấn Cao.
B.
Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường.
C.
Để tỏ lòng tôn kính đối với người cho chữ.
D.
Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người.
Câu 9: Loại tin nào thường không có đầu đề?
A.
Tin tường thuật.
C.
Tin vắn.
B.
Tin thường.
D.
Tin tổng hợp.
Câu 10: Ai được mệnh danh là ông vua phóng sự Bắc Kì?
A.
Vũ trọng Phụng.
C.
Nguyễn Công Hoan.
B.
Ngô Tất Tố.
D.
Nguyễn Tuân.
Câu 11: Câu “ Chiều, chiều rồi” là loại câu gì?
A.
Câu đơn bình thường.
C.
Câu đơn đặc biệt.
B.
Câu đơn rút gọn.
D.
Câu đơn mở rộng.
Câu 12: Điểm cốt lõi nhất của thơ là gì? 
A.
Biểu hiện tâm hồn, tình cảm.
C.
Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
B.
Ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
D.
Phân theo dòng và hiệp vần.
Câu 13: Thể loại nào du nhập từ phương Tây lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam?
A.
Truyện ngắn.
C.
Tiểu thuyết.
B.
Kịch nói.
D.
Tuỳ bút, bút kí.
Câu 14: Tại sao nhà văn Thạch Lam gọi phố huyện trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” là “quê”?
A.
Bởi vì phố huyện này nghèo, xơ xác như một miền quê.
B.
Bởi vì phố huyện này có ruộng đồng, ếch nhái.
C.
Bởi vì phố huyện này có dãy tre làng.
D.
Bởi vì phố huyện này có rất ít người sinh sống.
Câu 15: Tìm hiện tượng thay đổi trật tự thành phần câu trong hai câu thơ sau:
 “ Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
 Lả lả cành hoang, nắng trở chiều.”
A.
Côn đường nhỏ nhỏ.
C.
Gió xiêu xiêu.
B.
Nắng trở chiều.
D.
Lả lả cành hoang.
Câu 16: Tính cách của nhân vật Bá Kiến – nói một cách khái quát nhất – là gì?
A.
Xảo quyệt, độc ác, háo sắc.
C.
Lọc lõi, hiểm ác, gian hùng.
B.
Thâm độc, tham tàn, gian xảo.
D.
Lọc lõi, xảo quyệt, háo danh.
Câu 17: Giai đoạn văn học từ 1900-1930 được gọi là:
A.
Văn học giao thời.
C.
Văn học đổi mới.
B.
Văn học đầu thế kỉ.
D.
Văn học hiện đại.
Câu 18: Từ nào nói đúng nhất đặc điểm của thời gian, cảnh vật và cuộc sống nơi phố huyện?
A.
Tàn.
B.
Tẻ.
C.
Buồn.
D.
Chán.
Câu 19: Vì sao Chí Phèo đâm chết Bá Kiến?
A.
 Vì uống quá nhiều rượu.
C.
Vì Bá Kiến không cho tiền.
B.
Vì Bá Kiến đưa mình đến bước đường cùng.
D.
Vì không lấy được thị Nở.
Câu 20: “Tang gia” này chỉ “bối rối”vì chuyện gì ?
A.
Vì cái chết của cụ cố tổ không rõ ràng.
B.
Vì chưa chọn được ngày cử hành đám tang.
C.
Vì việc hôn nhân của cô Tuyết.
D.
Vì chưa mời được luât sư đến chứng kiến việc thực hiện di chúc.



.............................................................................Hết...............................................................................

File đính kèm:

  • docMa 03.doc